Âm vang ngàn năm ấy

Hanoimoicuoituan| 08/11/2019 07:28

Có lẽ hiếm có thành phố nào trên thế giới lại được gắn với cụm từ “ngàn năm” với nhiều cảm xúc, không chỉ để biểu đạt ý nghĩa về thời gian như Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Phải chăng dòng chảy ngàn năm ấy đã hội tụ biết bao sự kiện, tên đất, tên người, văn, thơ, nhạc, họa... và cả những điều không thể diễn tả bằng ngôn ngữ mà chỉ có thể hình dung, cảm nhận bằng trái tim, tâm hồn để có một lịch sử của đất kinh sư muôn đời lắng hồn sông núi!

Âm vang ngàn năm ấy

1. Có ai đó đã đặt câu hỏi: Ai, cái gì đã làm cho Thăng Long - Hà Nội lắng hồn sông núi? Câu trả lời cũng khó được đủ đầy!

Bắt đầu từ thuở dựng nước và giữ nước, phải kể đến An Dương Vương - người đã có công xây thành Cổ Loa, một thành đất có quy mô công trình và tính toán trong phòng thủ với khoa học quân sự tuyệt vời thời cổ đại. Theo cố Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng thì các cửa thành đều là cửa tử đối với kẻ thù tấn công Cổ Loa, bởi thành được bố trí để không kẻ xâm lăng nào có thể thoát tầm bắn của nỏ thần theo truyền thuyết có lẫy nỏ là móng vuốt của thần Kim Quy mà thực chất là chiếc nỏ có thể bắn đồng thời hàng chục mũi tên có bịt đầu bằng đồng đã được các nhà khảo cổ học tìm thấy trong lòng đất Cổ Loa.

Tình sử bi thương của đôi trai gái Mỵ Châu, Trọng Thủy cũng là bài học ngàn năm cho cả hai dân tộc biết căm ghét kẻ gian tham, chà đạp lên tình yêu tuổi trẻ, phá vỡ mối bang giao tốt đẹp để lại tiếng xấu trong lịch sử. Phải chăng máu của Mỵ Châu, Trọng Thủy đã thấm vào lòng đất Thăng Long mà thành truyền thuyết ngọc trai, giếng ngọc, mà thành bài học lịch sử cho cả hai dân tộc, một bên là sự đê hèn xâm lược và một bên sự mất cảnh giác trong giữ nước?

2. Theo dòng chảy ngàn năm ấy, biết bao điều đã lắng hồn sông núi đất “rồng cuộn hổ ngồi” Thăng Long - Hà Nội mà lay động lòng người! Hào hùng tiếng trống Mê Linh diệt quân Tô Định, Hai Bà Trưng xưng vương đứng đầu một nhà nước có cương vực rộng lớn hơn nhiều so với miền Bắc Việt Nam ngày nay. Điều đặc biệt Bà Trưng là nữ vương đầu tiên của nước ta vào năm 40 sau Công nguyên. Năm 938 với chiến thắng Bạch Đằng vang dội, Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa và được sử sách ghi nhận là vua của các vua, được Phan Bội Châu đánh giá là Ông Tổ trung hưng! Để rồi, vào năm 1010, đức vua Lý Thái Tổ đã dời đô về Thăng Long, để “nơi trung tâm của trời đất” trở thành “thượng đô kinh sư mãi muôn đời”, mở đầu thời kỳ rực rỡ của Đại Việt với ba triều đại phong kiến Lý - Trần - Lê và những trang sử huy hoàng phá Tống, bình Nguyên, thắng Minh.

Cũng không thể không nhớ về những cành đào thắm của các thiếu nữ Long thành đón người anh hùng áo vải trẻ tuổi Nguyễn Huệ - Hoàng đế Quang Trung đại phá quân Thanh. Và càng không thể quên những tà áo dài tha thướt của các cô gái thanh lịch Hà thành đón đoàn quân tiên phong về giải phóng Thủ đô ngày 10-10-1954. Những trang sử hào hùng ấy không thể phai mờ theo năm tháng. Tuy nhiên, không phải không có lúc lòng ta bỗng quặn đau bởi những mất mát, hy sinh không thể bù đắp. Nếu trang anh hùng tuổi trẻ Trần Quốc Toản không hy sinh hẳn chúng ta đã có thêm một người anh hùng vệ quốc? Giá gò Đống Đa không phải là gò đống chôn vùi xác giặc mà là đồi cây hữu nghị có đẹp hơn không?

Và nếu trên đất Hoàng Mai ngày nay không có mồ chôn hàng trăm người chết đói năm 1945, trên phố Khâm Thiên không có đài tưởng niệm những người đã chết trong trận bom B52 kinh hoàng trong lịch sử có phải là tốt đẹp biết bao nhiêu? Nhưng lịch sử không có chữ “nếu”! Nó chỉ có những bài học, những điều lắng đọng trong trái tim và tâm hồn con người. Những điều ấy có cả hào hùng và cay đắng. Tất cả, tất cả lắng vào hồn sông núi để chúng ta có Thủ đô Hà Nội hôm nay, Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, nơi bạn bè khắp năm châu ngưỡng mộ và yêu mến. Để chính chúng ta, những người con của Thủ đô, những công dân Việt Nam “Dù có đi bốn phương trời/ Lòng vẫn nhớ về Hà Nội” như một lẽ tự nhiên của tình cảm con người.

Hà Nội bắt đầu đón những cơn gió lạnh đầu mùa, những cây phong lá đỏ có lẽ cũng không còn khoe sắc lạ. Nhưng dấu ấn kỳ diệu của nó đã thu hút giới trẻ và gợi cho người ta nhiều điều suy ngẫm về dòng chảy thời gian và những đổi thay theo dòng chảy ấy. Có những điều trước đây tưởng như không thể thì ngày nay, sau hơn ba mươi năm đổi mới lại thành những điều có thể. Còn nhớ, khách sạn Hà Nội một thời làm cho nhiều người lo ngại với lý do nền đất Hà Nội yếu không an toàn cho nhà cao hàng chục tầng như thế! Nhưng ngày nay không chỉ chục tầng mà cao ốc hàng vài chục tầng đang ngày đêm vươn lên trời cao như thước đo của sự phát triển. Diện mạo thành phố đã khác xa ngày xưa. Và điều quan trọng là nhận thức về thế giới, về những điều có thể cũng vượt xa tầm nhìn xưa cũ!

3. Khát vọng vươn lên của cả cộng đồng, nhất là giới trẻ, làm cho những người cẩn trọng nhất cũng phải nhìn nhận sự vật, sự việc theo chiều hướng tích cực. Nhiều chỉ số do các tổ chức quốc tế công bố về Hà Nội là những nhận định hết sức khách quan về sự phát triển và tương lai tốt đẹp của một thành phố hiện đại. Khách quan mà nói, dẫu còn bao điều bề bộn, nhưng Hà Nội thực sự đang đẹp dần trong mắt chúng ta và bạn bè quốc tế. Nhưng điều đặc biệt có thể nhận thấy là dù Hà Nội có thay da đổi thịt, dù có nhiều đổi khác đến ngỡ ngàng, thì Hà Nội vẫn là Hà Nội với hoa sữa nồng nàn da diết, với hồ Tây lộng gió và hoàng hôn buông xuống lung linh, và đương nhiên, với hồ Hoàn Kiếm huyền thoại như thực như mơ giữa cuộc sống có cả hôm qua và hôm nay.

Để cảm nhận về sự thay đổi theo thời gian và sự kỳ diệu lắng hồn sông núi của Thăng Long - Hà Nội có lẽ không gì thú vị hơn khi nghe các vị Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ lẩy Kiều và thưởng thức các món ngon Hà Nội. Tổng thống Bill Clinton nói về sự thay đổi kỳ diệu quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ bằng câu Kiều: “Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Theo lẽ tự nhiên của thời gian thì hết mùa đông ắt phải đến mùa xuân, nhưng “đông đà sang xuân” trong bối cảnh bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ thì ý tứ thật sâu xa. Sự thay đổi lớn lao lắm, kỳ diệu lắm! Thú vị thêm nữa là vị Tổng thống này đã ăn phở Hà Nội tại một nhà hàng trên phố Văn Miếu.

Vậy là, đứng trước sự đổi thay lớn lao ấy, hương vị phở Hà Nội dường như vẫn quyến rũ bạn bè gần xa như hàng trăm năm vẫn thế. Thế rồi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lại đọc Kiều và ăn bún chả trên đường phố Hà Nội. Có cái gì đó dường như lặp lại! Đúng thế! Nhưng có sự khác biệt theo dòng thời gian và sự kiện. Khác không chỉ vì ăn bún chả chứ không phải ăn phở, mà còn khác bởi cái sâu xa hơn: “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi”. Phải chăng, chính mảnh đất kỳ diệu Thăng Long - Hà Nội đã tạo nên sự cộng hưởng cho một chính trị gia thông minh và lịch lãm như vậy.

Có lẽ sẽ còn nhiều, nhiều nữa những sự kiện, con người Hà Nội và bạn bè quốc tế minh chứng cho một Thăng Long - Hà Nội với những điều kỳ diệu. Ở các góc nhìn khác nhau, thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, mỗi người sẽ có những ghi nhận về đất kinh kỳ Thăng Long - Hà Nội khác nhau. Nhưng dẫu khác nhau đến đâu ta vẫn thấy dấu ấn của một thành phố ngàn năm lắng hồn sông núi. Và dù có ghi chép theo hình thức nào, khi nói về Thăng Long - Hà Nội thì âm vang ngàn năm ấy như vẫn vang dội trong trái tim ta. Và hình tượng rồng bay lên vẫn thôi thúc ta vì một Hà Nội bình yên, hạnh phúc và phát triển.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Hãng phim Hoạt hình Việt Nam cho biết, hai bộ phim “Lời hứa Điện Biên” và “Chiếc xe thồ Điện Biên” đang trong quá trình sản xuất, hoàn thiện để chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Vụ nam sinh bị đánh tổn hại 99% sức khỏe: Công an Hà Nội sẽ xử lý nghiêm việc đưa thông tin xấu độc
    Liên quan đến việc một nam sinh tại quận Long Biên (Hà Nội) gần đây bị đánh tổn hại sức khỏe 99%, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho biết, đang tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý đúng người đúng tội. Đồng thời cơ quan công an điều tra, xử xử lý nghiêm minh cá nhân, tổ chức đưa thông tin xấu độc về vụ việc này trên mạng xã hội.
  • Thương hoài xe sứ hàng rong
    Bố tôi bảo rằng, người Hà Nội sành sỏi chơi hàng gốm sứ, có đắt một chút mà món hàng ưng ý họ cũng sẽ mua. Mà gốm sứ Bát Tràng mang theo hồn cốt người Hà thành, dẫu đồ sứ nhập ngoại hay đồ nhựa, inox ào ạt thì gốm sứ Bát Tràng luôn có một vị trí trang trọng trong ngôi nhà của họ.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua tiếp thu, chỉnh lý đủ điều kiện trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
    Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, cho biết, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua những lần xin ý kiến gần đây, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung, được lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
Âm vang ngàn năm ấy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO