Bà tôi và Hà Nội

Hà An| 05/02/2019 15:36

Hà Nội trong tôi luôn bắt đầu và cũng sẽ mãi còn lay động là một Hà Nội qua cuộc đời, câu chuyện, hình ảnh bà nội của tôi.

Bà tôi và Hà Nội
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục - 1962. Ảnh: Lê Vượng

Tôi sinh ra và lớn lên ở miền biên cương. Mãi đến những năm tháng sinh viên mới trở về Hà Nội và trở thành một công dân hòa vào dòng chảy đông đúc cư dân của thành phố này.

Hà Nội trong tôi luôn bắt đầu và cũng sẽ mãi còn lay động là một Hà Nội qua cuộc đời, câu chuyện, hình ảnh bà nội của tôi. Nói “trở về”, cũng là bởi những mùa hè tuổi thơ xa xôi, tôi đã theo bà trên những chuyến tàu nối miền ngược với miền xuôi để về Hà Nội. Hà Nội đã đón tôi lần đầu tiên khi tôi tròn một tháng tuổi, cũng là trên một chuyến tàu năm 1979. Ba mẹ tôi khi đó là giáo viên từ miền xuôi được phân công lên miền núi dạy học, trên chuyến tàu đông đúc di tản về Hà Nội ấy, đã phải thay nhau một tay bế tôi, một tay tạo thành hình vòng cung phía trên đầu tôi để ngăn dòng người xô đẩy, tạo một khoảng không cho tôi thở…

Tôi luôn mang theo nỗi xúc động đầu tiên về một Hà Nội cưu mang như thế. Một Hà Nội là quê của bà nội, làng Thanh Nhàn trong ký ức và lời kể của bà với rất nhiều ao, hồ, những đầm rau muống… 

Những năm tháng tuổi thơ, tôi về Hà Nội là về ngôi nhà của bà trẻ - chị gái của bà nội gần làng Thanh Nhàn, trên phố Lò Đúc. Hà Nội trong ký ức của tôi là những hàng cây sao cao vút. Sau này lớn lên, lập gia đình và sống gần đây, mỗi ngày đèo con đi học qua con phố này, tôi vẫn thấy những hàng cây sao mạnh mẽ, vững chãi - chắc do ấn tượng mạnh từ những năm tuổi thơ. Nhớ, nhà văn hóa Hữu Ngọc từng nói: “Tôi thích nhất những cây sao trên phố Lò Đúc. Những thân cây tròn, đều đặn, mọc thẳng tắp như những cột đá của một nhà thờ cổ kính. Quả có đôi cánh nâu nhạt bay theo gió.

Mùa đông, đàn cò tránh cái rét phương Bắc tìm phương Nam ấm áp thường đến làm tổ ở ngọn cây cao ngất”.

Cũng từ những hàng cây sao trên phố Lò Đúc, mà sau này tôi được biết Hà Nội vốn được quy hoạch là “thành phố - vườn cây” từ thời Pháp thuộc. Từ đó Hà Nội có những hàng sấu, hàng xà cừ, bằng lăng, phượng vĩ, hoa sữa… góp phần làm nên một thành phố xanh mát, thơ mộng, xao động cả trong đời sống và trong văn chương.

Trở lại với hàng cây sao trên phố Lò Đúc, tôi nhớ, mình hay được ăn món quà Hà Nội không sao quên được là bát cháo sườn của gánh hàng rong trên phố. Bát cháo sườn mịn như kem, nhưng nóng hổi và thơm ngon ngầy ngậy. Cũng ở đây, bà trẻ tôi nấu cơm, kho cá trong những cái niêu xinh xinh cho tôi thưởng thức. Hà Nội trong tôi đã ngây ngất từ những món ngon, cách chăm chút chỉn chu của người thành phố trong ăn uống như thế. 

Bà tôi và Hà Nội
Hà Nội xưa. Ảnh: Lê Vượng

Có lẽ đúng như nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai từng viết: “Tôi không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Hà Nội tự sinh ra và tự lớn trong tôi”. Hà Nội đã tự sinh ra trong những gần gũi, thân thương với tôi như thế. Đặc biệt là trong câu chuyện bà thường kể dịp Quốc khánh. Dịp ấy, bà thường dừng tay đan và nói: “Mùng 2/9 rồi đấy, cô có rảnh thì đưa tôi lên Nhà hát Lớn!”. Bà tôi đến Nhà hát Lớn là để nhớ lại ngày 2/9/1945, bà đã có mặt trong dòng người dài vội vã cất gọn quang gánh, di chuyển, hướng về quảng trường Ba Đình lịch sử - nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Khi đứng cùng bà tôi dưới những bóng cờ đỏ sao vàng tung bay trên phố, tôi đã yêu hơn một Hà Nội đằm sâu những thăng trầm lịch sử.

Năm nay, trước thềm xuân mới, mùa xuân 2019, bà nội tôi bước vào tuổi 95. Bà vẫn ngồi đan len. Những chiếc kim đan bóng lên qua tháng năm. Mũi kim lúc quên lúc nhớ nhưng áo vẫn đan xong, giày len vẫn hoàn thành… kịp tặng cho các chắt như một món quà mừng xuân mà bà đã tặng cho chúng tôi từ mấy chục mùa xuân trước.

Ai cũng biết, áo nhập khẩu, khăn, mũ, tất giày dệt công nghiệp…, hiện đại, đẹp và sang chảnh hơn nhiều, nhưng những mùa đông bà tôi ngồi đan áo, và món quà đầu năm của bà đối với tôi suốt những năm tháng qua đã trở thành một phần hình ảnh thân thương về Hà Nội. Một Hà Nội mãi đằm sâu những giá trị tinh thần. Bền vững và lay động! 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Bà tôi và Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO