Bắc Ninh số hóa di sản văn hóa thời hội nhập

VNHN| 01/12/2019 17:40

Bắt nhịp xu thế và không bỏ lỡ “chuyến tàu” 4.0, UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu di sản văn hoá tỉnh Bắc Ninh” với tổng mức đầu tư khái toán xấp xỉ 45 tỷ đồng. Đề án được triển khai liên tiếp trong 3 năm từ 2018 đến 2020 do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Khoa học kỹ thuật và các chuyên gia lĩnh vực cơ sở dữ liệu thực hiện.

Trong bối cảnh hội nhập và giao thoa văn hóa, cùng sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, cần những cách thức ứng xử phù hợp, hài hòa giữa bảo tồn bền vững với khai thác, phát huy nguồn tài nguyên di sản, tạo động lực mới cho sự phát triển văn hóa, xã hội.

Nằm trong vùng văn hóa xứ Bắc, Bắc Ninh là tỉnh giàu có về tài nguyên di sản văn hóa và mang bản sắc riêng, tiêu biểu, không trộn lẫn với các tiểu vùng văn hóa khác. Tính riêng di sản vật thể, Bắc Ninh thuộc 10 tỉnh có số lượng di tích lịch sử văn hóa nhiều nhất cả nước với 1558 di tích đã được kiểm kê thuộc nhiều loại hình như đình, đền, chùa, nghè, miếu, lăng, thành cổ, văn chỉ, di chỉ khảo cổ học.

Trong đó 608 di tích đã được xếp hạng (4 di tích Quốc gia đặc biệt, 194 di tích Quốc gia và 410 di tích cấp tỉnh). Cùng với hệ thống di tích, trên địa bàn tỉnh còn có hàng ngàn di vật, cổ vật, tài liệu, phong phú về chất liệu được cất giữ trong di tích tín ngưỡng tôn giáo, Bảo tàng tỉnh và một phần thuộc sở hữu tư nhân. Đó là bằng chứng sống động của các giai đoạn lịch sử, mang giá trị nhiều mặt, trong số đó có 8 nhóm hiện vật đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Bắc Ninh số hóa di sản văn hóa thời hội nhập

Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Bút Tháp (Thuận Thành) là một trong số di sản văn hóa quan trọng được ưu tiên thu thập thông tin và số hóa trước tiên. 

Di sản văn hóa là tài nguyên quý báu của cộng đồng do các thế hệ dày công sáng tạo, kết tinh và trao truyền từ đời này qua đời khác. Theo phân tích của giới chuyên môn: “Cái gì cũng có thể xây được, sản xuất được, sáng tác được nhưng di sản văn hóa thì không thể tạo ra được. Do đó, tuyệt đối không phá hủy, làm hỏng hay hi sinh di sản vì bất kỳ lý do gì để phục vụ phát triển. Bởi nếu để mất di sản văn hóa, dù là một phần cũng là đánh mất bản sắc dân tộc”.

Nghĩa là, trước khi đề cập đến việc khai thác, phát huy giá trị thì di sản văn hóa cần phải được bảo tồn bền vững. Muốn vậy, vấn đề đặt ra là phải có phương thức quản lý đồng bộ, cách can thiệp và ứng xử hợp lý đối với từng di sản văn hóa. Xây dựng cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa là một trong số nhiều giải pháp hướng đến bảo tồn di sản bền vững đang được khuyến khích thực hiện

Hệ thống di sản phi vật thể của Bắc Ninh cũng vô cùng phong phú, đa dạng, đặc sắc mà tiêu biểu là di sản Dân ca Quan họ và Ca trù đã được thế giới vinh danh từ một thập niên trước. Các nghệ thuật trình diễn dân gian như tuồng, chèo, trống quân, múa rối nước; trò chơi dân gian; lễ hội truyền thống; tập quán tín ngưỡng; nghề thủ công... cũng được gìn giữ, phát huy và có ý nghĩa thiết thực trong đời sống đương đại.

Đáng chú ý, trong quá trình triển khai thực hiện sẽ có sự phối hợp tư vấn của các nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế về xây dựng cơ sở dữ liệu di sản văn hóa như: Pháp, Nhật, Hàn Quốc. Được biết, các đơn vị chuyên môn đang hoàn thiện thủ tục liên quan và tiến hành số hóa các dữ liệu về di sản theo thứ tự ưu tiên: Di tích xếp hạng Quốc gia đặc biệt, di tích Quốc gia, các nhóm Bảo vật Quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh, di sản vương triều Lý, truyền thống hiếu học khoa bảng.

Bắc Ninh số hóa di sản văn hóa thời hội nhập

Các chương trình nghệ thuật đặc sắc như “Tứ hải giao tình” sẽ xuất hiện trong ngân hàng dữ liệu về di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Nội dung số hóa bao gồm hồ sơ khoa học về di sản; dữ liệu không gian 3D; ảnh chụp đen trắng, ảnh màu, băng, đĩa ghi hình... về thuộc tính của từng di sản; các văn bản pháp lý liên quan; các quy hoạch, kế hoạch, dự án tu bổ, tôn tạo di tích... Vì được tiến hành thu thập dưới dạng số hóa nên có thể lưu giữ vĩnh viễn mọi thông tin liên quan về di sản nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác nghiên cứu, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa, đồng thời hỗ trợ thiết thực cho hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa và thiết lập cơ sở pháp lý, khoa học.

Cho nên, mở rộng số hóa tổng thể dữ liệu về di sản, tích hợp quảng bá, giới thiệu di sản trên mạng xã hội cũng như các kênh truyền thông hiện đại, thậm chí sau này có thể ứng dụng robot vào thuyết minh hay quản lý không gian di sản... đều được cho là cách ứng xử phù hợp và tất yếu. Bởi nó vừa góp phần gìn giữ, bảo tồn bền vững di sản vừa mở ra cơ hội cho di sản “hội nhập” với xã hội hiện đại chứ không tồn tại đơn thuần là một tài sản thừa kế của quá khứ.

Kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là tài sản vô giá, một trong những tiềm năng nội lực về vật chất và tinh thần để Bắc Ninh phát triển bền vững trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Hơn nữa, trước tác động của điều kiện tự nhiên trong thời kỳ biến đổi khí hậu cùng quá trình khai thác của con người thì hệ thống di sản văn hóa Bắc Ninh cũng đang đối mặt với áp lực “mong manh, dễ vỡ”.

https://vietnamhoinhap.vn/article/bac-ninh-so-hoa-di-san-van-hoa-thoi-hoi-nhap---n-24655

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Bắc Ninh số hóa di sản văn hóa thời hội nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO