Bài 3: Nghĩa vụ và trách nhiệm phòng cháy chữa cháy

Nhóm PV| 21/09/2021 09:41

Ngày 29/06/2001, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật PCCC và có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001. Kế thừa Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC và để đáp ứng yêu cầu PCCC phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước; luật PCCC đã quy định việc PCCC là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Bài 2: Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về công tác PCCC
Bài 1: Để quần chúng hiểu về PCCC

Cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm PCCC

Tại kỳ họp thứ 6 ngày 22/11/2013, Quốc hội khóa 13 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, được Chủ tịch nước ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy cũng đã quy định việc PCCC là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Nhằm cụ thể hóa Luật PCCC và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; ngày 31/07/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP” Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy‘’. Trong đó, quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với việc PCCC trong phạm vi quản lý và hoạt động của mình.

Nội dung trách nhiệm PCCC của từng đối tượng được quy định trong luật PCCC, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 và Nghị định số 79/2014/NĐ-CP.

Trách nhiệm chung

Trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại khoản 2, Điều 1, Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10.

Trách nhiệm của các cơ quan thông tin, quy định tại Khoản 1, Điều 6, Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10.

Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên quy định tại Điều 7, Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10.

Trách nhiệm của Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 4, Điều 5, Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10.

Trách nhiệm cụ thể của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân

Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trách nhiệm của Bộ Công an; trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát PCCC; trách nhiệm của UBND các cấp; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; trách nhiệm của cơ quan thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng công trình; trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của chủ hộ gia đình; nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và PCCC cơ sở; trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cá nhân.

Tuyên truyền trách nhiệm phòng cháy chữa cháy tại một trường học

Như vậy, Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 và Nghị định số 79/2014/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa dổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy” và các văn bản pháp luật khác đã quy định rất đầy đủ, rất cụ thể trách nhiệm PCCC của tất cả các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và trong phạm vi quan lý nhiệm vụ trong từng giai đoạn, từng thời gian và triển khai tổ chức thực hiện đầy đủ. Với việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm PCCC, chúng ta sẽ đấu tranh có hiệu quả với nạn cháy trong thời gian tới.

Một số kiến thức cơ bản

Năm 1773 nhà bác học người Pháp – Lavoudie đã khẳng định: “Cháy là phản ứng hóa học trong đó các chất tham gia phản ứng với oxy kèm theo sự tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng”. Ngày này, bản chất của sự cháy đã được định nghĩa một cách chính xác bằng khoa học như sau: “Cháy là một phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng”.

Những yếu tố cần thiết cho sự cháy

Bao gồm: chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt. Trong đó, chất cháy và chất oxy hóa đóng vai trò là những chất tham gia phản ứng, còn nguồn nhiệt đóng vai trò là tác nhân cung cấp năng lượng cho các chất tham gia phản ứng.

Điều kiện cần thiết cho sự cháy là khi có đủ 3 yếu tố cần thiết cho sự cháy nói trên, sự cháy chưa chắc đã xảy ra mà cần có đủ các điều kiện khác kèm theo, đó là: Chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt phải trực tiếp tiếp xúc với nhau.

Nống độ của chất cháy và chất oxy hóa phải nằm trong giới hạn nồng độ bốc cháy.

Nguồn nhiệt phải nung nóng được hỗn hợp chất cháy và chất oxy hóa – hỗn hợp hơi cháy tới một nhiệt độ nhất định.

Tóm lại, điều kiện cần và đủ để xuất hiện sự cháy là: hỗn hợp cháy phải được nung nóng đến nhiệt độ tự bốc cháy.

Các nguyên nhân cháy là do sơ suất bất cẩn, do vi phạm các quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy; do đốt, tác động của sự cố thiên tai và tự cháy...

Phương pháp phòng cháy và chữa cháy cơ bản

Phương pháp phòng cháy

Tác động vào chất cháy

Loại trừ những chất cháy không cần thiết trong khu vực có nguồn nhiệt.

Hạn chế khối lượng chất cháy để giảm tải trọng chất cháy trên một đơn vị diện tích.

Thay chất dễ cháy bằng những chất không cháy hoặc khó cháy hơn.

Thay đổi tính chất nguy hiểm cháy của chất cháy: Ngâm tẩm chất cháy trong dung dịch chống cháy để trở thành khó cháy. Trong quá trình sản xuất vật liệu thiết bị, hàng hóa… cần pha trộn một số chất chống cháy làm cho những sản phẩm đó khó cháy hơn…

Bảo quản chất cháy trong môi trường kín: Dùng vữa để trát, kim loại bọc bên ngoài chất cháy, dùng sơn chống cháy quét lên bề mặt các vật liệu, cấu kiện dễ cháy. Chất lỏng dễ cháy được đựng trong các thiết bị kín, không rò rỉ, không bay hơi

Tác động vào nguồn nhiệt

Triệt tiêu nguồn nhiệt ở những nơi có chất nguy hiểm cháy.

Quản lý, giám sát nguồn nhiệt: việc quản lý, giám sát nguồn nhiệt có thể do con người trực tiếp thực hiện hoặc dùng thiết bị kỹ thuật.

Cách ly nguồn nhiệt với vật cháy: tạo khoảng cách an toàn giữa nguồn nhiệt với chất cháy.

Tác động vào nguồn oxy

Bổ sung một lượng khí không cháy vào môi trường cần được bảo vệ để làm giảm lượng oxy trong không khí.

Phương pháp chữa cháy

Phương pháp làm lạnh

Phun chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt cao hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ bắt cháy của chất đó.

Phương pháp cách ly

Dùng thiết bị ngăn oxy tham gia phản ứng cháy.

Tạo khoảng cách giữa vùng bị cháy với khu vực xung quanh chưa bị cháy.

Phương pháp làm giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng cháy

Phun chất chữa cháy vào vùng cháy để làm loãng hỗn hợp hơi chất cháy.

Phương pháp ức chế hoá học

Phun hóa chất vào vùng cháy làm chậm phản ứng cháy, tiến tới triệt tiêu đám cháy.

Căn cứ vào tính chất, quy mô, đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của cơ sở, đối tượng tuyên truyền cụ thể cần đánh giá đặc điểm nguy hiểm cháy nổ, tìm ra các nguyên nhân gây cháy chủ yếu để từ đó đưa ra các biện pháp, yêu cầu an toàn PCCC.

(Còn nữa)...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Bài 3: Nghĩa vụ và trách nhiệm phòng cháy chữa cháy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO