Bản Thổ Thành hoàng

Văn Hậu| 19/03/2020 14:37

Phú Gia xưa là làng Bà Già hoặc có tên Nôm là Kẻ Gạ, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ

Bản Thổ Thành hoàng
Đình Phú Gia - Ảnh: Sưu tầm
Phú Gia xưa là làng Bà Già hoặc có tên Nôm là Kẻ Gạ, nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. 
Bản thần tích cho biết:

Đại Vương vốn là Thổ Thần. Niên hiệu Khai Nguyên nhà Đường (Nhâm Tuất 722), thứ sử Trương Hoán phụng mệnh đi tuần thú nước Nam, lúc ấy còn bị đô hộ. Khi dừng lại thôn An Dưỡng gần với hai thôn Long Đỗ và Từ Liêm để tìm hiểu những dấu tích của Tô Lịch và Lý Tổ (Lý Cầm), Trương Đán thấy đất ở đây bằng phẳng ngay ngắn, cây cối tươi tốt chạy dài theo sông nước, cảnh trí thật đẹp, trong lòng hứng khởi muốn phô trương đức độ của triều đình bèn đốc thúc xây dựng cung quán. Trong cung đặt bài vị của Đường Nguyên Đế, biến nơi đây trở thành một thắng cảnh. Hôm Trương Hoán dừng lại vùng đất này, mộng thấy Thổ Thần xin phù giúp. Trong chốc lát, hàng triệu dân, các nơi lũ lượt kéo đến.

Chẳng bao lâu công trình hoàn tất, Hoán rất vui mừng cho đó là công của Thổ Thần bèn đặt tên quán là Khai Nguyên. Về sau đổi tên thôn là Khai Nguyên, tự dựng bia để biểu dương công tích của vua Đường Khai Nguyên. Rồi lập đền thờ, tô tượng Thổ Thần để làm sáng rỡ đức của Thần. Sau này thời gian qua đi, lâu ngày cung quán dần đổ nát. Tục của người Nam chuộng thờ Thổ Thần nên vẫn còn lại ngôi đền làm chỗ cho dân thôn cầu đảo. Trải qua các triều đại, đền rất linh thiêng, vì vậy đèn hương không bao giờ dứt, gọi tên là quán Già La, còn gọi là thần Già La. Đầu đời vua Thiệu Trị, Văn Thao thấy nền quán cỏ mọc um tùm, cây cối rậm rạp, bèn cải tạo thành chùa An Dưỡng. Về sau sư ở chùa  không thuần phác, trai gái kéo đến như mây, nghĩ rằng đây là chỗ gai góc của thần, nên Văn Thao hạ lệnh chuyển về Bộ Đầu nay là thôn vườn Bà Già. Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), Thần được sắc phong là Khai Nguyên Uy Hiển Đại Vương; Trùng Hưng thứ 4 (1288) được tặng thêm hai mỹ tự là Long Trứ. Niên hiệu Hưng Long năm thứ 23 (1305), được tặng thêm hai chữ Trung Vũ, vì Thần đã có công âm phù…

Đến niên hiệu Khai Nguyên đời Đường viên quan đô hộ Đỗ Thiện có ghi chép lại sự tích về thần: Lúc bấy giờ đê bị nước lớn dâng lên phá vỡ, mọi người dồn sức ra vá đắp. Quan đô hộ tâu về triều, rồi sai lập dàn cầu đảo ở chỗ đó. Thổ Thần râu dài, mặt đỏ, người cao hơn một trượng, to hơn một thước ngang, hiện lên nói: Ta sẽ cứu ngươi để cùng giúp nước! Giờ Thìn ngày hôm sau thấy có một cây gỗ lớn trôi đến, tự nhiên nén thế nước từ cao ngàn thước xuống như có thể hàn gắn được trời đất. Không đầy một ngày công việc đã xong xuôi…

Thần tích còn kể rằng: Thời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân kéo quân vào xâm lược nước ta. Một vị tướng của vua Hùng, trong một trận chiến đấu chống quân xâm lược, bị giặc Ân chém đầu gần lìa cổ, chỉ còn dính tý da mà vẫn phi ngựa đến đoạn vườn Hồng, nơi có Cây Đa Táo và quán hàng nước. Ngài bèn hỏi bà hàng nước: “Cổ tôi thế này liệu có sống được không?”. Bà hàng nước trả lời: “Ngài có là người nhà trời thì mới sống được!”. Sau đó ngài phi ngựa đi được một quãng về đến đầu làng (Phú Gia) thì hóa tại đây. Từ đó dân làng kiêng hèm, gọi từ “chít” thay cho từ “chết”. Đây là một đặc điểm riêng có của người Kẻ Gạ, dù có đi đâu, ở đâu, khi nghe từ “chít” là nhận ra nhau. Hằng năm cứ đến ngày mùng 10 tháng Giêng dân làng lại làm lễ Phúc Thần Bản thổ. Song từ mùng 4 làng Phú Gia đã phải mang lễ vật sang làng Hải Bối (huyện Đông Anh). Sở dĩ có tục kết chạ như vậy vì tương truyền đời Nhà Mạc, giặc cướp kéo đến Phú Gia muốn giết hết trai đinh. Bấy giờ đô đốc Phan Công Ngạn đã điều 20 chiếc thuyền đinh lớn chở hết trai làng sang Hải Bối lánh nạn. 

Đình làng Phú Gia hiện lưu giữ 16 đạo sắc phong cho Thổ thần, 9 đạo thời Hậu Lê, 1 đạo thời Tây Sơn, 6 đạo thời Nguyễn. Sắc phong sớm nhất được vua Lê Huyền Tông, hiệu Khánh Đức (1652) ban, muộn nhất thời vua Khải Định (1924). Nhà nước đã xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày 28/12/2001 cho đình làng Phú Gia, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Bản Thổ Thành hoàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO