Bảo đảm an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái

HNM| 24/04/2019 10:08

Năm 2019 được chọn là “Năm an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái”. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, cả nước có nhiều vụ bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em gái bị tố giác, phát hiện, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Điều đó cho thấy, các bên liên quan cần cộng đồng trách nhiệm hơn để bảo đảm an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt ở những nơi công cộng.

Bảo đảm an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái
Tuyên truyền xây dựng thành phố an toàn để bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái ở nơi công cộng.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Tại những nơi công cộng, phụ nữ và trẻ em gái thường gặp nhiều nguy cơ, trong đó, quấy rối tình dục là vấn đề đáng lo ngại nhất. Đầu tháng 3 vừa qua, chị P.H.V., sinh viên một trường đại học ở Hà Nội bị đối tượng Đỗ Mạnh Hùng sàm sỡ trong thang máy của chung cư Golden Palm (quận Thanh Xuân). Vụ việc chưa kịp lắng xuống, những ngày đầu tháng 4, dư luận lại bức xúc trước vụ việc bé gái khoảng 7 tuổi bị đối tượng Nguyễn Hữu Linh có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực khi cùng đi thang máy tại chung cư Galaxy 9 (thành phố Hồ Chí Minh). Cùng thời điểm, chị Hồ Thị L., huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) đang điều khiển xe máy trên đường, thì bất ngờ bị một đối tượng lạ mặt dùng hung khí khống chế, rồi xâm hại...

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức ActionAid Việt Nam (Tổ chức quốc tế chống đói nghèo) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hơn 80% trẻ em gái được hỏi đều khẳng định từng bị quấy rối tình dục ở những nơi công cộng. Như cháu Nguyễn V.A., sinh năm 2002, ngõ 190 Kim Mã (quận Ba Đình) cho biết: “Không ít lần cháu bị người khác giới trêu, bình phẩm về hình thức hoặc cố tình động chạm vào những bộ phận nhạy cảm”.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết thêm, trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm, cả nước phát hiện khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó xâm hại tình dục chiếm hơn 60%. Phần lớn vụ việc được phát hiện đều có tính chất nghiêm trọng, trong đó có cả những vụ xảy ra ở nơi công cộng.

Đối với phụ nữ, nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam chỉ rõ, khoảng 30% phụ nữ Việt Nam từng bị bạo lực tình dục; đa số phụ nữ từng bị quấy rối ở nơi công cộng. Chị Trần T.T.H., xã Phú Châu (huyện Ba Vì), đang làm công nhân cho một công ty may mặc, cho hay: “Chúng tôi thường xuyên bị một số đồng nghiệp nam nhận xét là “ngon đấy”... Ban đầu, chúng tôi coi đó là những lời bông đùa. Sau khi tham gia tập huấn về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, chúng tôi mới hiểu sự trêu đùa này là khiếm nhã, thiếu tôn trọng phụ nữ”.

Cần cộng đồng trách nhiệm
Bảo đảm an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái
Sân chơi an toàn dành cho trẻ em tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh). Ảnh: Minh Ngọc

Nhằm bảo đảm an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái, các ngành, địa phương trên địa bàn Hà Nội đã xây dựng hơn 1.600 nhà tạm lánh, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng. Bà Ngô Thị Toàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Văn Quán (quận Hà Đông) đánh giá: “Mạng lưới địa chỉ tin cậy tại cộng đồng là chốn bình yên của phụ nữ và trẻ em. Đến đây, nạn nhân được hỗ trợ về nhiều mặt, giúp họ sớm ổn định tâm lý, sức khỏe”.

Ngoài ra, từ năm 2013 đến nay, thành phố Hà Nội còn phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam thực hiện hai dự án "Thành phố an toàn cho trẻ em gái" và "Hành trình an toàn cho phụ nữ tại đô thị". Những dự án này đã tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng cho hơn 1.000 cán bộ giao thông; trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại, quấy rối tình dục ở những nơi công cộng cho hàng vạn phụ nữ, trẻ em gái. Các dự án cũng hỗ trợ xây dựng hệ thống sân chơi an toàn tại huyện Đông Anh. “Đến sân chơi an toàn, chúng cháu thỏa sức vui chơi. Tâm lý e ngại, sợ bị bắt cóc, bị xâm hại được giải tỏa”, cháu Hà Đỗ Phương Anh, học sinh lớp 8A, Trường THCS Kim Chung (Đông Anh) hồ hởi chuyện trò.

Tương tự thành phố Hà Nội, các tỉnh, thành phố khác đang triển khai xây dựng mô hình “Xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em”, “Trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực”…; đồng thời cung cấp các dịch vụ ứng phó bạo lực trên cơ sở giới. Ngoài những giải pháp đang triển khai, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành chức năng bàn giải pháp tăng cường bảo vệ phụ nữ và trẻ em, trong đó có việc bảo đảm an toàn cho họ ở nơi công cộng. Dự kiến, ngành Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình cho học sinh; phương pháp xử lý tình huống cho giáo viên. Ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức các cuộc thi sáng tác về đề tài phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em - 111 tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, giải trí; xây dựng câu lạc bộ an toàn cho phụ nữ, trẻ em…

Để tăng tính răn đe, ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội kiến nghị, các cơ quan chức năng cần xem xét đưa hành vi quấy rối tình dục vào các văn bản quy phạm pháp luật. Thế nào là hành vi “dâm ô” và khung hình phạt về tội “dâm ô với người dưới 16 tuổi” cần được quy định rõ ràng hơn trong Bộ luật Hình sự.

Dưới góc nhìn tâm lý, chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam, giảng viên Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) khuyến nghị, phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến con, hướng dẫn con sử dụng mạng xã hội đúng hướng; đồng thời chú ý xây dựng văn hóa ứng xử trong gia đình từ những điều nhỏ nhất... Qua những dẫn chứng nêu trên có thể nhận thấy, việc bảo đảm an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái ở nơi công cộng cần sự cộng đồng trách nhiệm của các bên liên quan.
Bài liên quan
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5
    Tin từ Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội cho biết, đơn vị đã triển khai kế hoạch phục vụ hành khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao.
  • Những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
    Đồng chí Trần Phú là người cộng sản mẫu mực, kiên cường, bất khuất, đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của đảng và của nhân dân, luôn nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, thủy chung, trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của đảng, của giai cấp và của dân tộc, lạc quan tin tưởng vào tương lai và sự tất thắng của cách mạng… Hướng tới Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (01/5/1904 - 01/5/2024) đồng Chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu đến bạn đọc những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
  • Âm vang Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Âm vang Điện Biên của tác giả Vũ Nhang.
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Bảo đảm an toàn cho phụ nữ, trẻ em gái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO