Bão quét miền Trung

KTĐT| 16/11/2020 10:34

Vừa gồng mình đứng dậy sau những trận bão lũ lụt kinh hoàng, người dân miền Trung hôm qua phải gánh thêm hậu quả do cơn bão số 13 quét qua. Miền Trung khó khăn chồng chất khó khăn!

Khó khăn chồng chất 
Sáng 15/11, ngay khi bão số 13 quét qua, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã tìm đường về huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) để ghi nhận tình hình. Tại thị trấn Thuận An, phải vượt qua nhiều điểm ngập lụt sâu, nhiều chỗ đường chia cắt chúng tôi mới tiếp cận được địa bàn. Hiện ra trước mắt chúng tôi là cảnh tượng hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, hàng chục tàu thuyền của người dân bị sóng đánh hư hỏng hoặc nhấn chìm.Hướng về thôn An Hải (thị trấn Thuận An), nhìn trong ánh mắt người dân còn tỏ rõ vẻ thất thần. Chân sưng vù đi cà nhắc, bà Mai Thị Hường nhìn ngôi nhà bị bão tàn phá mà rơi nước mắt. “Toàn bộ ngôi nhà vừa lợp xong, tiền còn mắc nợ người ta chưa biết lấy đâu ra để trả thì nay bị bão cuốn bay hết rồi chú ơi” – bà Hường ngậm ngùi. Gia đình bà Hường thuộc diện cận nghèo của xã, bản thân bà bị bệnh và thương tật từ nhỏ. Hai mẹ con làm thuê mưu sinh qua ngày. Cũng theo bà Hường, hàng chục năm rồi người dân Thuận An mới chứng kiến một cơn bão mạnh có sức tàn phá khủng khiếp như bão Vamco. “May là người dân đã được chính quyền cảnh báo từ sớm nên không có thiệt hại về người. Nhưng chú thấy đó, nhiều ngôi nhà của bà con lối xóm đã bị hư hại quá nặng” - bà Hường nói.Cách nhà bà Hường không xa, ông Trần Văn Xá (70 tuổi) đang cố gắng dọn dẹp đống đổ nát sau bão để có chỗ ở tạm thời cho cả nhà. Nét mặt chưa hết bàng hoàng, ông Xá kể: “Khoảng 2 giờ 30 sáng 15/11, bão đổ bộ, gió rít và giật rất mạnh, chúng tôi vừa kịp chạy đi tìm nơi tránh trú thì toàn bộ mái nhà đổ sụp xuống. Bão đã làm hư hỏng gần như toàn toàn ngôi nhà khiến gia đình không thể ở được, 6 người phải đi tá túc hàng xóm. Mất sạch rồi!”. Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Trưởng thôn An Hải Lê Văn An cho biết, toàn thôn có hàng chục ngôi nhà bị hư hỏng nặng, các công trình đường sá, nước sinh hoạt trong làng, trụ điện bị ngã đổ, hư hỏng nặng.Địa bàn xã Phú Hải cũng cảnh tượng hoang tàn sau bão, chính quyền và người dân tập trung dọn dẹp nhà cửa, sớm ổn định cuộc sống. Phó Chủ tịch xã Phú Hải Hoàng Thanh Vinh cho biết, bão số 13 đã khiến 91 ngôi nhà tốc mái, bờ biển sạt lở từ 10 - 15m, tuyến Quốc lộ 49B qua địa bàn xã bị sạt lở 200m.Có mặt tại trường Tiểu học Phú Thuận 1 (xã Phú Thuận, Phú Vang), thầy Đỗ Viết Đề - Hiệu trưởng nhà trường cùng thầy cô đang nỗ lực dọn dẹp những đống đổ nát. “Bão đi qua để lại cho nhà trường cảnh tan hoang ở đây. Tất cả đồ dùng phục vụ dạy học đều bị cuốn phăng. Rồi đây không biết khi nào các em học sinh mới trở lại trường học được?” – chỉ tay về đống đổ nát, thầy Đề xót xa nói.
Trong khi đó tại Quảng Trị, bão số 13 đã làm 6 người bị thương trong quá trình chằng chống nhà cửa tránh bão. Toàn tỉnh đã có 98 nhà dân bị tốc mái, 23 giếng phục vụ nuôi trồng thủy sản tại xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong bị hư hỏng; 17 trụ điện bị gãy đổ. Bãi biển xã Gio Hải, huyện Gio Linh tiếp tục bị sạt lở ăn sâu vào đất liền từ 5-10m, làm hư hỏng, sập đổ 15 quán kinh doanh của người dân.Bão số 13 cũng đổ bộ trực tiếp vào Quảng Bình với sức gió cấp 9, giật cấp 10. Khoảng 8 giờ 30 sáng 15/11, bão đã vần vũ ở Quảng Bình, càng trưa gió càng giật mạnh liên hồi kèm theo mưa to. Nhờ chủ động ứng phó kịp thời nên cơn bão số 13 gây thiệt hại không đáng kể. Thông tin bước đầu từ huyện Lệ Thủy cho biết, một số hộ dân ở xã Ngư Thủy bị bay mái hiên, nhà bếp; một đoạn bờ biển tại đây bị sạt lở. Tại TP Đồng Hới, kè biển Nhật Lệ bị sạt lở từ trận bão, lũ trước nay tiếp tục lở sâu thêm, một số biển quảng cáo nhỏ bị gãy đổ.Người dân các tỉnh miền Trung vừa trải qua những trận lũ lụt kinh hoàng, nay gánh thêm bão số 13, cuộc sống khó khăn thêm chồng chất.Xót xa nhìn biển lởTheo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, TP Đà Nẵng mặc dù bị ảnh hưởng nhẹ của cơn bão số 13, tuy nhiên, sóng đã làm hư hỏng nặng bờ kè sông Hàn trên đường Như Nguyệt cạnh cầu Thuận Phước. Ngoài ra, sóng lớn cũng gây sạt lở nặng nề tại các bãi biển.Tổng Giám đốc Công ty CP Cầu đường Đà Nẵng Võ Thành Được cho hay: “Cơn bão số 13 vào Đà Nẵng không mạnh lắm nhưng đã gây một số thiệt hại tương đối nhiều về hạ tầng giao thông. Nặng nhất là vỉa hè tuyến đường Như Nguyệt do ngay tại cửa biển nên sóng đánh vào rất mạnh. Thứ hai là đường Hoàng Sa do sóng đánh cát tràn lên. Hiện chúng tôi đang khắc phục để đảm bảo giao thông cho người dân”.Có mặt tại biển Mỹ Khê (quận Sơn Trà), nhiều người dân xót xa nhìn sóng lớn dồn dập tàn phá bãi biển. Sóng lớn khiến nhiều đoạn ở khu vực kè biển bị xói mòn nghiêm trọng. Trước đó, nhiều đoạn kè biển bị bão số 9 làm hư hại, nay lại tiếp tục bị sóng biển đánh tan tác. Những hàng dừa trồng dọc khu vực bờ biển bị sóng to, gió lớn làm gãy đổ la liệt, một số cây còn trụ vững thì sóng đánh trơ cả rễ. Một số nhà hàng ven biển bị sóng đất trơ móng bê tông. Đứng lặng nhìn biển lở, ông Nguyễn Văn Hải (quận Sơn Trà) xót xa: “Bãi biển đẹp như thế mà bây giờ tan hoang, tiêu điều. Cứ mưa bão hoài như thế này không biết bao giờ bãi biển mới trở lại như trước”.Do ảnh hưởng bão số 13, bờ biển Hội An (tỉnh Quảng Nam) lại sạt lở hàng km khiến người dân không khỏi bàng hoàng. Các điểm sạt lở đã ăn sâu vào đất liền hàng trăm mét, sóng đang dần nuốt chửng cả bãi tắm An Bàng. Hàng chục nhà hàng ven bãi tắm này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hư hại, sụp đổ các vệt kiến trúc xây dựng. Ông Đinh Lỳ (chủ một nhà hàng) ngao ngán nói: “Nguyên đường bờ biển An Bàng gần 2km đã bị sạt lở hoàn toàn, không còn chổ nào lành lặn cả. Riêng nhà hàng của tôi, sóng biển đã cuốn trôi hơn 15m sân, hàng chục cây dừa… Nếu tình trạng này kéo dài thì e rằng chẳng còn gì để dân kinh doanh nữa”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Bão quét miền Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO