Bất thường thương lái lùng mua rễ hồ tiêu

lao động| 16/05/2018 16:26

10 ngày gần đây, xuất hiện tình trạng một số thương lái tại huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) vào tận vườn thu gom rễ hồ tiêu và trả với giá cao.

Trong lúc phải đau xót chặt bỏ vườn hồ tiêu không hiệu quả, thì việc thu mua rễ hồ tiêu một cách “khó hiểu” của một số thương lái đã khiến nhiều nông dân mừng như “chết đuối vớ được cọc”.

Tuy nhiên, đã gần 10 ngày trôi qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vẫn chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào về vấn đề này.
Bất thường thương lái lùng mua rễ hồ tiêu
Ông Mai Xuân Dũng - người thu mua gốc, rễ hồ tiêu cung cấp cho ông Thúy, ông Thiết - mà không hề biết họ thu mua để làm gì.

Hành vi kỳ lạ: Lùng mua rễ hồ tiêu

Từ mức giá 20.000đ/kg rễ khô, 75.000-80.000đ/kg rễ tươi tùy chất lượng, “cơn sốt” đào rễ hồ tiêu để bán cho thương lái của một số hộ dân tại xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã khiến cho nhiều người không thể không đặt câu hỏi.

Theo UBND xã Xuân Thọ, hiện có 14 hộ dân tại địa phương cải tạo vườn tiêu diện tích từ 0,1-0,7 ha đã tận thu rễ tiêu bán cho thương lái. Số rễ cây hồ tiêu này đã được bán cho một công ty trên địa bàn xã Xuân Thọ, tỉnh Đồng Nai. Một số ý kiến cho rằng, số rễ hồ tiêu này sẽ được bán cho thương lái Trung Quốc để làm thuốc.

Tuy nhiên, đó chỉ là những đồn đoán và chưa có bất kỳ thông tin chính xác nào. Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai cho biết: Người dân rất mù mờ về mục đích mua rễ cây hồ tiêu của thương lái Trung Quốc, họ chỉ biết, sau khi thu mua rễ cây, đầu mối thu gom sẽ vận chuyển lên TP Hồ Chí Minh và sau đó chế biến, hay vận chuyển tiếp đi đâu không rõ.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai, việc thu mua rễ hồ tiêu của một số thương lái là rất khó hiểu, thậm chí có dấu hiệu bất thường. Chính những người dân bán cũng không rõ, số rễ hồ tiêu này được mua với mục đích gì, vận chuyển đi đâu. Nếu không kiểm tra, rất có khả năng, những vườn tiêu nhiều năm tuổi đang cho thu hoạch sẽ bị đào bỏ để lấy rễ.

Cũng không loại trừ tình trạng “mua đi bán lại” số rễ hồ tiêu này rồi đẩy giá lên cao, những người nông dân nghèo khổ vốn mong muốn có lãi sẽ “ôm” vào và nguy cơ “vỡ trận” khi thương lái bặt vô âm tín như một số năm trước. Ngoài ra, chưa kể đến việc hàng trăm ha hồ tiêu sẽ bị xóa sổ.

Tại văn bản chỉ đạo các địa phương kiểm tra về việc đào rễ cây hồ tiêu do ông Trần Đình Minh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai ký, Sở NN&PTNT nêu rõ: “Có nguy cơ gây nên tình trạng người dân phá bỏ vườn tiêu để lấy rễ, đào trộm rễ tiêu để bán, lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại đến sản xuất, trồng trọt, ảnh hưởng đến trật tự an ninh nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn”...

Nguy cơ làm lây lan dịch bệnh

Với tư cách là Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai, ông Trần Lâm Sinh cũng cảnh báo về tình trạng thu mua rễ cây hồ tiêu và vận chuyển có thể làm lây lan dịch bệnh từ vùng này sang vùng khác trên loại cây này. Rất may là sự việc mới chỉ xảy ra ở 1 xã, chưa phát hiện có thêm xã nào thu gom rễ cây hồ tiêu để bán cho thương lái. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái diễn hoặc xuất hiện tại các địa phương khác.

Để ngăn chặn tình trạng này, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai đã có ý kiến đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn thông tin, tuyên truyền để người dân biết việc thương lái thu gom gốc, thân cây hồ tiêu chết khô có thể đem về băm, xay nhuyễn trộn với tiêu xay gia vị, rất nguy hiểm cho sức khỏe con người vì tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trước đó. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu hồ tiêu.

Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai đề nghị các cấp chính quyền vận động người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, khi phát hiện tổ chức, cá nhân có liên kết với nước ngoài thu mua rễ cây hồ tiêu cần báo với chính quyền gần nhất để kịp thời theo dõi, làm rõ mục đích thu mua, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Mặc dù tình trạng thu mua rễ hồ tiêu là bất thường, có thể phá hoại đến loại cây hàng năm xuất khẩu mang về tiền tỉ, nhưng đến thời điểm này, Bộ NN&PTNT vẫn chưa có bất kỳ ý kiến nào.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024
    Sáng 19/4, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024 và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
Đừng bỏ lỡ
Bất thường thương lái lùng mua rễ hồ tiêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO