Bí ẩn loại quả giống hệt biwa Nhật: Cơn sốt trên vỉa hè Hà Nội

VNN| 07/04/2018 22:52

Có hình dáng, mùi vị gần giống với quả biwa Nhật Bản nên quả thanh trà đang gây sốt trên thị trường, được bày bán khắp vỉa hè Hà Nội với giá 150.000 đồng/kg.

Cách đây một năm, quả lạ hoắc có tên biwa Nhật Bản đổ bộ thị trường Việt Nam và lập tức gây sốt. Loại quả hình bầu dục có vỏ vàng, bên trong thịt vàng, ăn vị thơm và ngọt mát này có giá 4 triệu đồng/kg. Vì là của lạ nên mỗi lần muốn ăn, dân Hà thành còn phải đặt mua rồi chờ cả tuần đến nửa tháng mới có hàng.

Năm nay, biwa Nhật vẫn là loại quả được chuộng mua, tuy nhiên cơn sốt đã hạ nhiệt. Thay vào đó, loại thanh trà có hình dáng tương đối giống biwa lại bất ngờ lên cơn sốt.

Bí ẩn loại quả giống hệt biwa Nhật: Cơn sốt trên vỉa hè Hà Nội
Thanh trà đang gây sốt thị trường, giá từ 150.000-180.000 đồng/kg

Những ngày đầu tháng 4, dọc các tuyến đường, trên vỉa hè hay ở chợ dân sinh, đâu đâu cũng thấy bán thanh trà, với mức giá cao ngất ngưởng, lên tới 150.000-180.000 đồng/kg.

Theo chị Nguyễn Thị Yến - một đầu mối chuyên bán hoa quả dạo ở đường Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) - khoảng gần 2 tuần nay, thay vì chỉ bán mận xanh, mỗi ngày chị lấy thêm 20-30kg thanh trà để bán kèm do có nhiều người hỏi.

Thanh trà khi chín vỏ vàng ươm, hình dáng thuôn dài bầu dục, bóc lớp vỏ bên ngoài ra sẽ thấy lớp cơm thịt vàng bên trong, ăn có vị ngọt xen lẫn chút chua (thiên về vị ngọt nhiều hơn). Tuy nhiên, phần cơm thịt lại dính với hạt bên trong chứ không róc hạt, khi ăn thấy mùi thơm như mùi xoài chín. Quả này to như quả xoài mít, 1kg được khoảng 20 quả.

“Thấy mọi người đi đường tạt vào mua cứ hỏi biwa Nhật phải không. Nhưng sau khi nói là thanh trà ngọt mọi người tò mò mua ăn thử”, chị Yến cho biết. Thanh trà chị bán 150.000 đồng/kg, đầu mùa còn lên tới 180.000 đồng/kg. Mức giá này tương đối cao nên mọi người thường chỉ mua vài quả, ai ăn quen rồi mới mua cả cân.

Tương tự, chị Lê Thị Thanh, một chủ cửa hàng bán hoa quả trên phố Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) thừa nhận, vì nhiều người tưởng đây là quả biwa Nhật nên thanh trà bất ngờ gây sốt. Nhờ đó, mỗi ngày trung bình chị bán được khoảng 40-50kg, có hôm cháy hàng đến 3 giờ chiều đã hết sạch.

“Tôi mua ăn vài lần rồi. Mới đầu nhìn thì đúng là khá giống với biwa Nhật, nhưng hỏi người bán thì họ nói thanh trà miền Tây (Cần Thơ)”, chị Vũ Thị Tâm ở phố Huế (Hai Bà Trưng, Hà Nội) nói. Vì mùi vị thơm ngon, ăn chua ngọt khá hợp khẩu vị với chị nên ngày nào chị cũng mua vài lạng về ăn.

Bí ẩn loại quả giống hệt biwa Nhật: Cơn sốt trên vỉa hè Hà Nội
Trên mạng xã hội, thanh trà được rao bán khá nhiều, song một số người quảng cáo là hàng Thái Lan, số khác nói là hàng miền Tây

Song, chị Tâm cũng thấy lạ bởi trước kia vào miền Tây, chị đã được ăn thanh trà, tuy nhiên, thanh trà miền Tây quả vàng nhưng tròn, ăn khá chua chứ không ngọt, muốn ăn nhiều chị thường phải pha làm nước giải khát. Giá của thanh trà miền Tây năm trước chị mua cũng chỉ tầm 50.000-70.000 đồng/kg.

Còn thanh trà này ăn ngọt, gọt vỏ đi ăn được như xoài và giá đắt gấp đôi, gấp ba, với giá 160.000 đồng/kg.

Thực tế, trên mạng xã hội hay ở thị trường, loại thanh trà đang được rao bán tràn ngập với giá từ 110.000-130.000 đồng/kg nếu lấy buôn, còn mua lẻ từ 150.000-180.000 đồng/kg. Tuy nhiên, không ít người tiêu dùng thắc mắc nguồn gốc loại thanh trà này ở đâu khi người thì rao bán là “thanh trà miền Tây”, người thì rao “thanh trà xịn nhập khẩu Thái Lan”.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
  • MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng trong năm 2024
    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng (04/11/1994 – 04/11/2024) cùng nhiều nội dung nổi bật khác.
Đừng bỏ lỡ
Bí ẩn loại quả giống hệt biwa Nhật: Cơn sốt trên vỉa hè Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO