Biểu tượng Quốc huy Việt Nam

HNM| 17/09/2021 08:18

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu trưng thể hiện chủ quyền và bản sắc của mình. Quốc huy toàn diện, uy nghi, trang trọng là biểu tượng đặc biệt, thiêng liêng, cao quý và đầy tự hào.

Biểu tượng Quốc huy Việt Nam
Khách tham quan triển lãm “Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sĩ Bùi Trang Chước”, ngày 25-8-2020. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp thất bại hoàn toàn và phải trao trả độc lập, chủ quyền cho Việt Nam. Trong công cuộc tái thiết và phát triển đất nước sau chiến tranh, một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là phải thiết lập được Quốc huy biểu trưng cho quốc gia, cho sự độc lập, chủ quyền của đất nước, cho bản sắc của dân tộc. Tại kỳ họp thứ năm (ngày 15 đến 20-9-1955) của Quốc hội khóa I, sau khi xem xét, cân nhắc rất nhiều mẫu, Tiểu ban Nghiên cứu ba vấn đề Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy đã quyết định trình mẫu Quốc huy do Chính phủ đề nghị và được đa số đại biểu Quốc hội tán thành. Mẫu Quốc huy này được các họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992), Trần Văn Cẩn (1910-1994) và một số đồng nghiệp sáng tác, lựa chọn, chỉnh sửa, hoàn thiện... theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt.

Ngày 14-1-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 254-SL ban bố mẫu Quốc huy của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kèm theo có Phụ bản số 1 in hình mẫu Quốc huy Việt Nam đã hoàn thiện, có đủ màu và Điều lệ số 973-TTG về việc dùng Quốc huy do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký, cùng Phụ bản số 2 in hình mẫu Quốc huy vẽ rõ nét từng chi tiết bông lúa, lá lúa, hạt lúa, ngôi sao, bánh xe răng và dải băng đỏ có dòng chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Năm 1976, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại kỳ họp đầu tiên (ngày 24-6 đến 3-7-1976), Quốc hội Việt Nam khóa VI đã ra nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca, do Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh ký, trong đó không sửa đổi mẫu Quốc huy, chỉ thay tên nước thành “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ tươi, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho máu đỏ da vàng, cho lịch sử cách mạng, tinh thần đoàn kết cùng tiền đồ rực rỡ của dân tộc ta, đất nước ta; bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho truyền thống nông nghiệp vững chắc; dòng chữ tên quốc gia (quốc hiệu) phía dưới và bánh xe răng (gồm 10 bánh răng) tượng trưng cho liên minh công nhân - nông dân - trí thức là nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc, cho nền nông nghiệp cũng như xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoản 2 Điều 13 Hiến pháp năm 2013 hiện hành quy định: “Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Ngày 27-2-2004, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 42/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải về việc xác định tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam: “Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của họa sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện, và họa sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt...”. Theo kết luận đó, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã báo cáo chính thức để công nhận họa sĩ Bùi Trang Chước là tác giả của Quốc huy Việt Nam.

(0) Bình luận
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
  • Tết xưa - và nay: Những biến tấu từ cái nhìn đương đại
    Nhiều năm qua, dù đã có những thay đổi theo thời đại, nhưng Tết Nguyên Đán vẫn luôn là một dịp quan trọng đối với người Việt. Từ những ngày tất bật chuẩn bị đến những ngày thong dong đón Tết, đều là một “thú chơi”...
  • Văn Cao mùa chữ, mùa người
    Nhân dịp Kỷ niệm 100 năm năm sinh nhạc sĩ - thi sĩ - họa sĩ Văn Cao (1923-2023) nhiều sự kiện văn hóa, văn học nghệ thuật được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, Ban Văn học nghệ thuật VOV6 (Đài Tiếng nói Việt Nam) đã tổ chức hội thảo và ra mắt sách “Văn Cao mùa chữ, mùa người” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) - một cuốn sách đẹp cả về hình thức, nội dung và có tính chất “cập thời vũ”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Biểu tượng Quốc huy Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO