Bộ VH,TT&DL lưu ý về Dự án tu bổ, tôn tạo hai di tích của Hà Nội

Hoàng Lân/HNM| 06/05/2019 09:05

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã có các văn bản số 1467/BVHTTDL-DSVH và 1468/BVHTTDL-DSVH gửi UBND thành phố Hà Nội về việc thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Hoàng Cầu (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) và chùa Long Quang (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì).

Bộ VH,TT&DL lưu ý về Dự án tu bổ, tôn tạo hai di tích của Hà Nội
Đình Hoàng Cầu (ảnh: internet)

Theo đó, tại văn bản số 1467, Bộ VH,TT&DL thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Hoàng Cầu gồm các hạng mục: Tu bổ cổng đình; tôn tạo Đại đình (Tiền tế, Hậu cung), Phương đình, nhà Mẫu, miếu thờ, nhà bia, bình phong, am hóa sớ, giếng đình, nhà phụ trợ (thủ từ - kho - bếp - tiếp khách - ban quản lý), nhà vệ sinh, cổng phụ, tường rào và hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, chủ đầu tư cần lưu ý, đối với việc tu bổ cổng đình, cần chỉ rõ giải pháp tu bổ bằng cách gông bó, neo giữ, kích nâng để tu bổ, trám vá theo hình thức hiện trạng (không phá dỡ để xây mới).

Đối với Đại đình, cửa gian giữa làm thượng song hạ bản, cửa hai gian bên làm bức bàn, các ván cửa không chạm hoa văn; tham khảo tư liệu để thiết kế chi tiết các con giống trên mái, các lớp ở đầu đao; không làm kìm mái trên bờ nóc Hậu cung vì đã có trụ đấu.

Đồng thời thống nhất hình thức cửa (thượng song hạ bản không chạm), hổ phù, ván bịt đầu đốc và không làm kìm mái tại các hạng mục nhà Mẫu, miếu thờ; giảm quy mô am hóa sớ; không làm bia công đức.

Tại văn bản số 1468, Bộ VH,TT&DL thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Long Quang với các hạng mục: Tu bổ nhà Tổ, nhà Mẫu; tôn tạo nhà khách, nhà phụ trợ, nhà bếp - vệ sinh và hạ tầng kỹ thuật. 

Bộ VH,TT&DL cũng lưu ý, chủ đầu tư nghiên cứu hoán đổi chức năng giữa nhà Tổ với nhà Mẫu (để nhà Tổ có vị trí phía sau, trên trục chính của Tam bảo) và hạ giải bình phong phía trước Tam bảo (vì không phù hợp với bố cục kiến trúc chùa truyền thống). Đối với nhà Tổ (vị trí hiện trạng), cần đánh giá niên đại và giá trị của bức tường hiên để đề xuất giải pháp tu bổ. Ngoài ra, không chạm hoa văn trên cột hiên và không làm mũi bậc tại các hạng mục.

Bộ VH,TT&DL đề nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ, công khai nội dung dự án trước nhân dân để tạo sự đồng thuận và triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Chiến thắng Điện Biên phủ được tái hiện qua tranh cổ động
    Ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển
    Sáng 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển cần được bảo tồn và phát huy, mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật...
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp đã làm lễ ra mắt và thông tin Báo cáo chỉ số khởi nghiệp quốc gia năm 2024.
  • Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024
    Lễ hội năm nay có hơn 200 gian hàng, gồm: gian hàng bánh dân gian, gian hàng ẩm thực, gian hàng OCOP và đặc sản vùng miền. Đồng thời, Lễ hội thu hút hơn 100 nghệ nhân đến từ các vùng miền cả nước tham gia tranh tài và trình diễn làm các loại bánh dân gian.
Đừng bỏ lỡ
Bộ VH,TT&DL lưu ý về Dự án tu bổ, tôn tạo hai di tích của Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO