Bùi Xuân Phái - người nghệ sĩ của phố cổ Thăng Long ngàn năm

NSND Lê Huy Quang| 25/04/2019 11:12

Danh họa Bùi Xuân Phái qua đời ngày 24/6/1988. Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. Cũng vào dịp Đại lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long - Hà Nội 2010, HĐND TP. Hà Nội đã quyết định đặt tên phố Bùi Xuân Phái tại khu đô thị mới Mỹ Đình để vinh danh ông - một nghệ sĩ tài hoa với tình yêu Hà Nội, đã gắn bó cả sự nghiệp sáng tạo hội họa của mình với Thủ đô yêu quý.

Bùi Xuân Phái - người nghệ sĩ của phố cổ Thăng Long ngàn năm

 Đúng như những lời tâm sự của ông trong tập sách “Viết dưới đèn dầu” xuất bản năm 2008: “Hà Nội có rất nhiều vẻ đẹp mà mỗi vẻ đẹp lại thích hợp với mỗi người… Về màu sắc nó mang nhiều màu thời gian… Phố cổ, những căn nhà cổ vào tranh rất dễ đẹp… Có nhiều mảng tường tưởng như là bẩn, không phải đâu. Nó rất đẹp đối với những đối tượng biết nhìn thấy, biết khám phá… những loang lổ, những dấu vết thời gian ấy thêm vào óc tưởng tượng của người nghệ sĩ, sẽ tạo ra những cái đẹp bất ngờ”…   

Có những buổi tối giao mùa, thả bộ thong dong qua một góc phố cổ Hà Nội, bất chợt, nghe một tiếng đàn piano từ một ô cửa sổ xa lạ sáng đèn, tự nhiên tôi nhớ đến họa sĩ Bùi Xuân Phái - nhớ căn nhà số 87 phố Thuốc Bắc - mà đầu những năm 1970 của thế kỷ trước, mấy anh em nghệ sĩ trẻ chúng tôi vẫn thường quây quần tụ hội, tri âm, tri kỷ với ông để vẽ, để học hỏi về nghề mà những lời trò chuyện tâm tình cởi mở của Bùi Xuân Phái, luôn làm cháy bùng lên trong chúng tôi biết bao hoài niệm về tuổi thơ. Về những bông cúc vàng rực mùa thu. Những dạt dào sóng biển trắng xóa của mùa hè. Những dãy cây cơm nguội chọc trời cao im xé. Những cây bàng khẳng khiu thay lá đỏ vào đông. Những nhành hoa lan, hoa đào, hoa mai đón nàng xuân đến; cũng như gọi dậy trong ta những mơ ước, khát vọng tốt đẹp của con người… từ những bức tranh của ông, trong đó có những góc phố cổ Hà Nội. 

Bùi Xuân Phái sinh ngày 1/9/1920 tại Hà Nội (làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, tỉnh Hà Đông cũ - một làng quê có nghề vẽ tranh khắc gỗ dân gian nổi tiếng. Chính vì thế mà ấn tượng tuổi thơ với những gam màu rực rỡ, những hình vẽ kỳ thú gắn với làng quê Việt Nam đã luôn theo suốt ông trong cuộc đời một nghệ sĩ, tạo nên niềm đam mê hội họa ngay từ ngày còn thơ bé. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 15 ( 1941 - 1946), cho đến lúc qua đời - Bùi Xuân Phái đã có ngót nửa thế kỷ gắn bó máu thịt cả đời mình với hội họa - mà trong đó, hàng trăm góc phố cổ Hà Nội đã làm nên một cụm từ “Phái Phố - Phố Phái” nổi tiếng cả trong và ngoài nước. 

Năm 1996, tròn 8 năm sau khi Bùi Xuân Phái qua đời, tại TP. Hồ Chí Minh, đúng vào khoảng mùa mưa khép lại và mở mùa khô gay gắt nắng, ngồi góc đường Lê Quý Đôn cùng dăm bẩy anh em văn nghệ, trong nhiều câu chuyện xoay quanh Sài Gòn, Hà Nội, bất chợt, có người nhắc đến họa sĩ Bùi Xuân Phái. Tự nhiên, chúng tôi chuyển sang đề tài Hà Nội…Và rồi, những kỷ niệm từ xa xưa lại hiện về trong ký ức…

Bùi Xuân Phái - người nghệ sĩ của phố cổ Thăng Long ngàn năm
Một tác phẩm của họa sỹ Bùi Xuân Phái
Nhớ lại những năm tháng chiến tranh ấy, ngót nửa thế kỷ đã trôi qua. Những ngày máy bay Mỹ ném bom miền Bắc. Những ngày B52 Hà Nội - An Dương, Bạch Mai, Khâm Thiên 1972. Hồi đó, họa sĩ  Tường Vân từ Hải Phòng về, nhà thơ Lưu Quang Vũ, họa sĩ Chu Hoạch, họa sĩ Bùi Xuân Phái, nhà thơ Phùng Quán, đạo diễn điện ảnh Trần Thịnh và vài ba nghệ sĩ trẻ chúng tôi vẫn lang thang mấy quán rượu phố Tạ Hiện nhập nhoạng lên đèn; cùng dăm bảy anh em Đoàn Kịch Hà Nội. Chúng tôi ngồi nhâm nhi tí rượu “cuốc lủi” và mấy củ lạc luộc, gói lạc rang. Bùi Xuân Phái thường khẽ cười, mặt ửng hồng vì tửu lượng ông không cao, chỉ để lấy vui với bạn hữu thân tình. Những khi ấy, ông hay nói về hội họa. Ông nói về bột mầu, về sơn dầu, về chì than, về ký họa, về thiết kế mỹ thuật sân khấu, về nghệ thuật chèo và minh họa. Nhưng bao giờ ông cũng hay nói về phố. Và quả thật, phố cổ Hà Nội đã gắn bó máu thịt với ông suốt cả một đời cầm bút vẽ. Bởi thế, anh em trong giới và công chúng yêu hội họa Việt Nam vẫn gọi là Phái - Phố hay Phố - Phái. Và hình như, mỗi khi nhắc đến Hà Nội, có lẽ không thể không nhắc đến họa sĩ Bùi Xuân Phái. Với riêng tôi, nghĩ về tranh Bùi Xuân Phái, ngoài bảng mầu ghi ghi, nâu nâu, xám xám trầm buồn và những vạch sáng trắng; tôi còn rất đam mê dăm ba nét chấm phá và những đốm mầu da cam nguyên chất rất đỗi tài hoa; đã để lại một cái tên cùng những tác phẩm nghệ thuật đích thực của ông là mãi mãi tươi xanh, bất tử. Cũng những năm tháng đó, những buổi tối mùa đông chuyển gió heo may Hà Nội, tôi cùng nhà thơ Phùng Quán, họa sĩ Bùi Xuân Phái lang thang đến nhà nghệ sĩ điện ảnh Trần Trung Tín ở số 7 phố Nguyễn Biểu (gần Hồ Tây). Anh là diễn viên Xưởng Phim truyện Việt Nam, người Nam Bộ tập kết, đã ngoài băm nhưng cứ thích độc thân, chẳng vợ con gì; chuyên đóng những vai Bí thư chi bộ, hay lãnh đạo cơ quan, huyện, xã - nghĩa là toàn những nhân vật chính diện. Nhưng rồi do ngẫu hứng, Trần Trung Tín tìm đến với hội họa - suốt ngày đêm quay sang “bôi vẽ”. Mấy anh em chúng tôi quây quần vừa ngâm nga thơ phú, vừa vẽ, vừa nhâm nhi chén rượu cuốc lủi, vài hạt lạc rang, lưng cơm nguội rang lên đỡ đói lòng. Những lúc đó, Bùi Xuân Phái lại hào hứng ký họa chân dung tôi, Trần Trung Tín và Phùng Quán; cũng như ông phác họa dăm ba nét phố cổ trên bao thuốc lá, trên cả vỏ bao diêm, nghĩa là trên tất cả những gì có thể vẽ được - vì ngày ấy giấy vẽ còn hiếm hơn vàng…
Cho đến hôm nay, nhiều người anh, người bạn, những văn nghệ sĩ thực sự tài hoa, thân thiết một thời của tôi đã đi xa mãi mãi... Thi thoảng, có lúc đi qua số 7 phố Nguyễn Biểu - Quán Thánh - những kỷ niệm vui buồn thời chiến tranh  lại hiện về thật rõ nét. Bởi, ngày ấy mới ngoài hai mươi, còn hồn nhiên, vô tư, trong sáng; có những điều mà mình tự chiêm nghiệm, tự suy ngẫm, mới hiểu ra để thấm thía, để đắng cay và cả ân hận nữa, nói như thi hào Nguyễn Du: “Trải qua một cuộc bể dâu/ Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”… 
Bùi Xuân Phái - người nghệ sĩ của phố cổ Thăng Long ngàn năm
Một tác phẩm của họa sỹ Bùi Xuân Phái
Vậy là danh họa Bùi Xuân Phái đã xa cõi tạm 41 năm nhưng những kỷ niệm một thuở hàn vi có vui và buồn, có no và đói, có cả vinh và nhục trong niềm vui sáng tạo bất tận của người nghệ sĩ, vẫn như những ngọn lửa bùng cháy lên trong tôi không bao giờ tắt. Như những bức tranh Phố - Phái vẫn còn mãi với thời gian, mà Giải thưởng Hồ Chí Minh đã vinh danh ông một cách xứng đáng. Một đường phố ghi tên Bùi Xuân Phái bình yên và trân trọng. Một giải thưởng về văn học nghệ thuật mang tên Bùi Xuân Phái. Và rồi, những nỗi niềm tâm sự của ông về nghề lại luôn vang lên trong tôi, thân thiết hơn bao giờ hết: “Nhà văn không ngày nào không viết, thì trong ngành họa cũng vậy thôi. Phải vẽ hàng ngày. Hình như không vẽ luôn, tay nó “cứng” ra. Vẽ nhiều, vẽ cho thuần tay để lúc nào cũng thành điêu luyện và thoải mái, ông Henri Matisse vẽ như chơi là vì ông vẽ rất nhiều. Nên hiểu vẽ với tâm hồn nghệ thuật, chứ không phải vẽ nhiều để… kiếm tiền nhiều!”…
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Hà Nội: Dự kiến tăng cường trên 700 xe khách phục vụ dịp cao điểm 30/4 - 1/5
    Tin từ Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội cho biết, đơn vị đã triển khai kế hoạch phục vụ hành khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày sắp tới, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao.
  • Những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
    Đồng chí Trần Phú là người cộng sản mẫu mực, kiên cường, bất khuất, đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của đảng và của nhân dân, luôn nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, thủy chung, trung thành vô hạn với sự nghiệp cách mạng của đảng, của giai cấp và của dân tộc, lạc quan tin tưởng vào tương lai và sự tất thắng của cách mạng… Hướng tới Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (01/5/1904 - 01/5/2024) đồng Chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu đến bạn đọc những cống hiến to lớn của đồng chí Trần Phú đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Bùi Xuân Phái - người nghệ sĩ của phố cổ Thăng Long ngàn năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO