Bưởi he

Nguyễn Minh Hoa| 01/10/2020 09:41

Sang thu đã là mùa bưởi. Những quả bưởi xanh mã, nguyên cành bày ngũ quả trông trăng, cất giữ kỉ niệm của bao thế hệ, nói đến là cay mắt, nhớ.

Xưa, bưởi không nhiều như bây giờ, bưởi chỉ bắt đầu có vào mùa thu, sau Giêng còn cũng chỉ là dăm quả bôi vôi cuống cất trong gầm giường tích trữ mà thôi. 

Bưởi rộ hoa vào cuối mùa xuân, cánh hoa rụng trắng gốc, trắng sân. Các bà, các chị thường nhặt hoa ấy ướp trà, hay lọc bột sắn dây. Đôi phiên chợ có bà cụ tỉa bớt dăm cành hoa đem bán ngoài chợ làng, nhà nào không có cây bưởi, hay không xin được nhà hàng xóm thì mua về bày thêm trong đĩa hoa cúng. Bẵng đi, nắng mới rồi sang mùa, bưởi con đã chi chít trên cành. Trẻ con lo đi học, người lớn lo đi làm không mấy người để ý đến cây bưởi nơi góc vườn, chỉ đến khi vào mùa mưa bão, không ít quả xanh rụng xuống, người nhà mới xót ruột mà rằng: “Gió bão hết trận này đến trận khác thế này không biết cây bưởi nhà mình năm nay có được bán quả nào không? Tết có bưởi thờ không đây’’... Bà thì bảo dâng cúng không gì bằng của nhà trồng được, mẹ thì mong lứa quả đầu bán đúng dịp rằm tháng Tám là đỡ được tiền đóng học đầu năm cho mấy chị em. 

Bưởi he
Lớn dần, tôi mới biết thế, chứ ngày bé chỉ chăm chăm nhìn vào cây bưởi nhà mình dịp mùa hè có quả rụng nào vừa tay để chơi chuyền, thậm chí mấy đứa còn rủ nhau bứt trộm quả thấp để cùng nhau chơi. Quả bưởi tròn, trong lòng tay còn tươi, chơi thấy thơm thơm, đến khi héo, mốc lại đem phơi, chơi tiếp. Nhiều khi gặp quả bưởi rụng to, mấy đứa còn bảo nhau đem phơi cho khô bớt để vừa tay chơi hơn. 

Rồi cũng hết dần mưa bão, bưởi không còn rụng, mẹ sai anh lên nhặt mấy dây tầm gửi đi, sợ nó ăn hết chất của cây. Anh trèo lên cây thoăn thoắt, sờ tay vào từng quả bưởi, bà ngóng lên nhắc, khéo rụng mất mấy quả bà đã nhắm để dành đến Tết. 

Tầm hết tháng Sáu lịch âm trở đi là chợ phiên lác đác có người bán bưởi.  Nhưng bưởi tầm này còn non, ăn sẽ bị he đắng. Mấy cô gái trẻ bê thúng bưởi đi bán ở chợ làng bị đám thanh niên trêu suốt.

Xưa, dấu mốc lớp 7 là quan trọng. Thường thì nhà nào có điều kiện mới cho con học lên cấp 3 trường huyện, chứ không hết lớp 7, là hết cấp 2 sẽ thôi học,  lo lao động sản xuất, làm kinh tế giúp gia đình. Đám con trai còn đỡ, đám con gái ở nhà đôi ba năm, thau tháu là có “dạm ngõ’’ ngay. Có khi chúng bạn chưa học xong cấp 3, đám ở nhà đã có cô  đi làm dâu. Đám tát vũng, chơi chuyền, hẹn nhau đi ăn cỗ ngồi cùng mâm chuyện như ngô rang. 

Nhanh thật đấy mới hôm nào anh tôi còn bứt vài quả bưởi nhà cho đám con gái chơi chuyền, dù anh chỉ quý có một chị ngõ bên. Anh bứt đến vãn cành mẹ mới biết, khi bị mẹ tra hỏi đành khai thật là bứt bưởi non đem cho bọn con gái chơi chuyền. Mãi sau mẹ mới kể, quát anh xong mẹ phải quay đi để cười thằng con đã biết “dại gái’’.

Thế rồi, cả hội vẫn tíu tít trong xóm ngoài làng khi đi học lúc lại cùng đi làm đồng. Hết lớp 7, anh tôi vào cấp 3 trường huyện, mấy chị bạn anh thôi học cả. Chị  khóc vì muốn theo học tiếp mà nhà không có điều kiện. Hình như anh tôi cũng buồn vì việc này. 

Mẹ biết là anh buồn nhưng mẹ bảo chả ai tính được duyên phận. Ngày chị ấy lấy chồng anh chỉ về ăn cỗ xong lại đi ngay chứ không đi đưa dâu. Mẹ hỏi thì anh bảo: - “Vui gì mà đi hả mẹ?”

Chị ấy lấy chồng về làng dưới, nhà có mấy gốc bưởi già, quả nhỏ nhưng ngọt đượm, có lần đi chợ tổng bán cả gánh gặp mẹ, chị gửi mẹ 3 quả về thắp hương rằm. Hôm ấy ngày nghỉ anh cũng về, những tưởng chuyện đã cũ mẹ kể:

- Nó lấy chồng về làng Bối, nhà có giống bưởi quả nhỏ nhưng ngon chẳng kém bưởi nhà mình. Nhưng là bưởi trắng, bán được sớm, tháng Tám mà bổ đã dóc không he, chứ bưởi nhiều nhà tầm này còn he lắm. 

Anh nghe đấy, rồi thở dài, mẹ mới nhớ ra, lẳng lặng đi xuống nhà ngang.

Tôi biết, chị ấy da trắng, tóc dài, hay bán bưởi mỗi mùa, ai nhờ bổ chị cũng bổ giúp. Chị bổ khéo, cùi bưởi chị chia làm 6, bóc xuống như hoa, thật đẹp. Cuối buổi chị thường gom vỏ xanh đem về bảo là để phơi khô, đun với bồ kết gội đầu dần. Chị xởi lởi, nên bao giờ cũng chưa vãn chợ là hết hàng, vợ chồng anh chị ấy chí thú nên lấy nhau 3 năm đã ra ở riêng, xây được nhà mái bằng...

Anh tôi lục một cuốn truyện cũ trên giá sách của tôi nằm trên phản gian bên lật soàn soạt chẳng biết 
có đọc được chữ nào không. 

Tôi ngồi bổ bưởi chị ấy cho ngoài hiên nhà vọng vào:

Cứ theo hương hoa bưởi
Là tới ngõ nhà em...

Em nhớ câu thơ này mà quên tác giả, tình đầu thường buồn nên người ta hay nhớ thì phải?

Anh tôi nhìn tôi, rồi lại cụp mắt xuống. Tôi biết, anh tôi đã gửi tình đầu vào người con gái ấy, nhưng không là duyên phận, biết làm sao? Tình đầu hay kí ức bao giờ cũng mang một hương vị, ta nhớ cả, cả những điều không mấy ngọt ngào, nhưng không được chạm vào, không nhắc lại thì lại thường da diết hơn. Thế mới là con người, biết làm sao khác được, trái tim thường thành thật -  nhất là với chính mình. 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Bưởi he
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO