Cách mạng Tháng Tám, những ngày Hà Nội sục sôi

Theo Nguyên Nhung/VOV1| 20/08/2019 07:33

Đúng ngày này 74 năm trước, Hà Nội sục sôi khí thế cách mạng giành chính quyền sau hơn 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật.

Để chuẩn bị cho ngày tổng khởi nghĩa giành chính quyền, cùng với việc chuẩn bị lực lượng chính trị, vũ trang từ nhiều năm trước đó, Đảng đã chỉ đạo thành lập đội Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu tại Hà Nội vào năm 1944.
cach mang thang tam, nhung ngay ha noi suc soi hinh 1
Mít tinh tổng khởi nghĩa ở Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội 19/8/1945. (Ảnh: Tư liệu)

Đội thu hút được đông đảo, thanh, thiếu niên tham gia. Cùng với các lực lượng cách mạng khác, đội thanh niên chủ yếu làm nhiệm vụ tuyên truyền để chuẩn bị cho khởi nghĩa. Sự thống trị, đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật khiến cuộc sống của nhân dân đói khát và ngột ngạt cùng cực. Chính vì vậy mà dù phải hoạt động bí mật, nhưng lý tưởng lật đổ chính quyền thực dân tay sai, tháo ách một cổ hai tròng, thành lập chính quyền cách mạng, được nhân dân hưởng ứng, ủng hộ, bao bọc cho hoạt động cách mạng, nên việc dán truyền đơn, tuyên truyền, vận động gặp nhiều thuận lợi.

cach mang thang tam, nhung ngay ha noi suc soi hinh 2
Bà Nguyễn Thị Thành Nhân 

BàNguyễn Thị Thành Nhân, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình đã gần 90 tuổi, khi đó là thiếu nữ phường Hàng Gai, Hà Nội nhớ lại: “Được vào đội tuyên truyền, đi phát tờ rơi, truyền đơn, vận động đồng bào là một vinh dự. Tối đến đưa đồng bào sang sông, từ Phú Thượng ra các vùng ngoại ô. Chúng tôi cho truyền đơn vào trong chai, đục thủng đáy chai ra, ném vào chỗ tòa báo Nhân dân bây giờ ở phố Hàng Trống. Các chị lớn tuổi hơn thì bắc loa lên gác nói tiếng Pháp, vận động binh lính Pháp đầu hàng".

Khí thế cách mạng giành chính quyền càng mạnh mẽ hơn lúc nào hết khi ngày 15/8 có tin Nhật đầu hàng đồng minh và Ủy ban khởi nghĩa của Mặt trận Việt Minh được thành lập. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban khởi nghĩa, ngày 17 tháng 8, các đội viên đội Tuyên truyền Giải phóng quân đã nhanh chóng cướp diễn đàn cuộc mitting của tổng hội viên chức tại nhà hát lớn, hạ cờ của chính phủ bù nhìn, giơ cao cờ đỏ sao vàng và hô to khẩu hiệu "Ủng hộ Việt Minh". Cuộc mít tinh sau đó đã biến thành cuộc tuần hành thị uy của quần chúng cách mạng,thu hút cả lính bảo an đi theo.

Hàng trăm, hàng ngàn người vào Bắc bộ phủ hô đả đảo phát xít, hoan hô giải phóng, hô hào dân chúng đi chiếm các công sở. Càng gần ngày tổng khởi nghĩa 19/8, không khí chuẩn bị càng sục sôi, từ trong các ngõ ngách khu dân cư trên phố, cho tới các làng mạc ven đô, đều bí mật gấp rút may cờ đỏ sao vàng và kẻ khẩu hiệu. Việc tập hợp lực lượng để đồng loạt xuất phát đúng sáng 19/08 cũng được chuẩn bị chu đáo.

cach mang thang tam, nhung ngay ha noi suc soi hinh 3
Ông Nguyễn Tiến Hà -phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội

Ông Nguyễn Tiến Hà, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu cho biết: "Chúng tôi ở Bạch Mai, sau khi họp ngày 17/8 mitting rồi, thì về chuẩn bị để ngày 19/8 tham gia. Bấy giờ ở đoàn thanh niên cứu quốc Bạch Mai thì phải giải thích cho nhân dân về ý nghĩa cuộc họp 19/8 là lật đổ chính quyền bù nhìn và chính quyền chúng ta ra mắt. Cho nên chúng tôi vận động nhân dân để nhiệt tình đi. Thứ 2 là chuẩn bị cờ đỏ sao vàng, thành ra rừng cờ ngày 19/8".

Đúng ngày 19/8, từ sáng sớm khắp các khu vực tại Hà Nội, các lực lượng cách mạng lãnh đạo nhân dân biểu dương lực lượng giành chính quyền. Hàng chục vạn người dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận theo các ngả đường kéo về Nhà hát lớn Hà Nội. Tại đây đã diễn ra cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng với sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của tổ chức Việt Minh thành Hoàng Diệu Hà Nội, lệnh Tổng khởi nghĩa được phát đi từ đây. Sau đó một cánh quân đã tiến thẳng tới Phủ Khâm sai, cơ quan đầu não của chính phủ tay sai, và nhanh chóng giành được chính quyền.

cach mang thang tam, nhung ngay ha noi suc soi hinh 4
Ông Vũ Gia Hanh, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Ông Vũ Gia Hanh, ở làng Giáp Nhất, nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội kể: ông đã dẫn đầu đoàn biểu tình làng Giáp Nhất nhập cùng các đoàn biểu tình khác, với khí thế cách mạng sục sôi, đoàn biểu tình thu hút dân chúng tham gia ngày càng đông: “Lúc bấy giờ dân chúng đã tụ họp đông đảo, hô khẩu hiệu vang trời: “đả đảo chính quyền tay sai”, “ủng hộ Việt Minh”, đi ra cướp chính quyền ở làng Quan Nhân, làng Chính Kinh, rồi ra đến Thượng Đình thì họp lại với đoàn biểu tình ở làng Thượng Đình đến, kéo ra Ngã Tư Sở và đi ra để cướp chính quyền ở huyện Hoàn Long. Đi đường chúng tôi hát: “Anh em trong đoàn quân du kích cùng vác súng lên nào. Đi lên, xung phong, ta hiệp cùng dân chúng, cướp lấy phần chiến thắng giải phóng giống nòi.”

Khởi nghĩa Tháng Tám ở Hà Nội thành công đã mở đường cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra đồng loạt ở các tỉnh thành phố trong cả nước ngay sau đó. Cách mạng Tháng Tám thành công đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến thành một nước độc lập, đưa Đảng ta từ hoạt động bí mật ra hoạt động công khai, mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, đánh đuổi đế quốc xâm lược giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa -Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á./.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • “Một thời mạ Huế” - đậm sâu cảm xúc, suy tư về xứ Huế
    Tháng 3 này, Tủ sách văn học Việt Nam của Chibooks có thêm ấn phẩm mới là tập tản văn “Một thời mạ Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà. Sách do Chibooks liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập công ty phát triển trạm sạc xe điện
    Ngày 18/3, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đồng thời là nhà sáng lập VinFast - ông Phạm Nhật Vượng công bố thành lập Công ty Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-GREEN.
  • Thị trường bất động sản “bắt sóng” xu hướng “live - work - play”
    Xu hướng “live - work - play” (sống - làm việc - tận hưởng) đang là hướng đi đột phá của các nhà phát triển bất động sản cao cấp. Tòa căn hộ TC2 - The Canopy Summit (dự án The Canopy Residences, Vinhomes Smart City, Hà Nội) với hệ tiện ích vượt trên cả sự tiện nghi đang cho thấy khả năng nâng tầm xu hướng của thương hiệu BĐS hàng đầu.
Đừng bỏ lỡ
Cách mạng Tháng Tám, những ngày Hà Nội sục sôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO