Cần tăng mức phạt nặng cho hành vi mua bán ngà voi trái pháp luật

VNHN| 13/12/2019 14:16

Theo nhận định của giới chuyên gia bảo tồn, Việt Nam là một trong những thị trường “thẩm lậu” ngà voi sôi động nhất thế giới. Mặc dù, rất nhiều giải pháp mạnh tay đã được triển khai, song công tác đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán trái phép ngà voi lớn vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Hiện tại số lượng voi tại Việt Nam còn khoảng 100 cá thể trong tự nhiên, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (Tổng cục Lâm nghiệp). Trong khi đó tình trạng buôn bán ngà voi trái pháp luật vẫn đang diễn ra khá tràn lan. Ngày 26/3/2019, Hải quan Đà Nẵng đã bắt giữ hơn 9 tấn ngà voi vận chuyển tới Việt Nam. Trong tháng 1/2019, Cục Hải quan Hải Phòng cũng liên tiếp phát hiện, bắt giữ 2 vụ vận chuyển trái phép ngà voi có xuất xứ từ châu Phi, thu giữ tổng trọng lượng 600 kg tang vật.

Cần tăng mức phạt nặng cho hành vi mua bán ngà voi trái pháp luật

Sản phẩm được chế tác từ ngà voi tại một tiệm vàng.

Bên cạnh đó các sản phẩm chế tác từ ngà voi vẫn đang được bày bán công khai tại một số cửa hàng vàng bạc và tại các khu du lịch. Trang sức từ ngà voi thường được thiết kế nhỏ, gọn, thuận tiện cho quá trình vận chuyển, trưng bày, mua bán và giao dịch mặc dù ngà voi là một trong số những mặt hàng đã bị cấm buôn bán tại Việt Nam.

Nhìn nhận từ góc độ cơ quan quản lý, ông Vương Tiến Mạnh, Phó Giám đốc CITES Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thừa nhận tình trạng buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt là ngà voi những năm gần đây diễn biến rất phức tạp, trong đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thực trạng này khiến công tác đấu tranh, ngăn chặn các đường dây tội phạm gặp không ít khó khăn.

Cần tăng mức phạt nặng cho hành vi mua bán ngà voi trái pháp luật

Một khúc ngà voi được cân bán cho khách.

Thậm chí, theo nội dung tài liệu ông Mạnh cung cấp còn cho thấy, trong 10 năm gần đây mức độ buôn bán động vật hoang dã trái phép, đặc biệt là ngà voi chưa bao giờ giảm. Số vụ việc một năm lên đến hàng nghìn, hàng chục nghìn mẫu vật được tịch thu, bắt giữ. Trong khi, xu hướng càng ngày càng phức tạp, quốc tế hóa. Bên cạnh đó, năng lực điều tra, nhận dạng, áp dung công nghệ, chia sẻ thông tin ở nhiều cán bộ thực thi luật bảo vệ động vật hoang dã còn hạn chế. Thống kê từ các vụ vận chuyển ngà voi, cho thấy các chuyến hàng lớn có xuất xứ từ các nước châu Phi trung chuyển qua nhiều quốc gia khác nhau trước khi đến Việt Nam và đến Trung Quốc.

Tuy nhiên, thông tin từ các nước nguồn không được chia sẻ. Chỉ trong vòng 5 năm gần đây, hàng chục tấn ngà voi đã được các lực lượng Hải quan đã tịch thu, bắt giữ tại Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Sóc Trăng… Trong đó, một số vụ việc có số lượng lớn như: Vụ bắt giữ 971kg ngà voi tại Hà Nội (ngày 6/2/2018), bắt giữ 9,1 tấn ngà voi tại Đà Nẵng (ngày 26/3/2019).

Cần tăng mức phạt nặng cho hành vi mua bán ngà voi trái pháp luật

Các sản phẩm được chế tác từ ngà voi như vòng tay, nhẫn, lược, bút… được bày bán phổ biến tại Đắk Lắk, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt. 

Nhìn vào con số những lô hàng ngà voi bị bắt giữ trên, có thể hình dung hoạt động mua bán chui ngà trắng diễn ra phức tạp thế nào. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia bảo tồn thì những vụ bắt giữ trên mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” trong mạng lưới thẩm lậu ngà voi đang được mời chào, rao bán la liệt trên mạng internet. Cùng với đó, phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn bán động vật hoang dã, điển hình như ngà voi cũng rất phức tạp, phần lớn hoạt động có tổ chức, xuyên quốc gia, khó xác định đối tượng cầm đầu.

Chưa kể, một số hành vi hợp thức hóa giấy tờ trong quá trình vận chuyển, mua bán; lợi dụng các ưu đãi trong chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa; chống trả quyết liệt… Trước thực trạng nêu trên, bà Thanh cho rằng cần gợi mở hỗ trợ hoạt động của lực lượng công an, đặc biệt là đẩy mạnh chiến lược truyền thông kết hợp đợt cao điểm trấn áp tội phạm nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã, xóa bỏ thị trường buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt là ngà voi. Ngoài ra, đại diện Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cũng khuyến nghị phóng viên, báo chí cần cung cấp cho lực lượng chức năng thông tin hoặc cùng tham gia hoạt động đấu tranh của lực lượng công an (nếu cần).

Cần tăng mức phạt nặng cho hành vi mua bán ngà voi trái pháp luật

Ngà voi và các sản phẩm chế tác từ ngà voi được rao bán trên mạng xã hội. 

Trong khi đó, bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc ENV cho rằng, để ngăn chặn được mạng lưới buôn bán động vật hoang dã trái phép, đặc biệt đối với ngà voi, trước tiên cần phải thúc đẩy việc điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu những đường dây buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép. Cùng với đó, bà Hà cũng đưa ra một số hành động cấp bách cần triển khai nhằm chấm dứt tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm tại Việt Nam.

Trước tiên là điều tra và xử lý các đối tượng cầm đầu những đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép; từ đó đưa ra các biện pháp răn đe hiệu quả. Ngoài ra, bà Hà cũng kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành thường niên tiêu hủy một phần ngà voi thu giữ được như một cách thức khẳng định quyết tâm không khoan nhượng với các vi phạm về ngà voi của Việt Nam.

Cần tăng mức phạt nặng cho hành vi mua bán ngà voi trái pháp luật

Mặc dù đã tuyên truyền và xử phạt thế nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả.

Đồng thời gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với việc kiểm soát và chấm dứt tình trạng mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã trái phép; tăng cường tiếng nói của cơ quan quản lý Nhà nước trong nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là xử lý những người, nhóm người đứng đầu mạng lưới tội phạm lớn. Việt Nam cũng đã có nhiều quy định về việc nghiêm cấm buôn bán các sản phẩm từ ngà voi.

Cụ thể Luật đầu tư 2014 xác định rõ voi là loài động vật, hoang dã nguy cấp nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích đầu tư kinh doanh. Đối với các hành vi quảng cáo các sản phẩm bị cấm như vòng tay, nhẫn, mặt dây chuyền làm từ ngà voi có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo với mức phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.Bên cạnh đó, các hình phạt dành cho việc buôn bán, quảng cáo các sản phẩm từ ngà voi cũng được đưa lên mức cao nhất đối với cả hình thức phạt hành chính và hình sự.

Cần tăng mức phạt nặng cho hành vi mua bán ngà voi trái pháp luật

Tang vật ngà voi bị thu giữ.

Gần đây nhất, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 35/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó quy định chỉ cần tham gia vận chuyển sản phẩm từ ngà voi có khối lượng dưới 300g đã có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 15 triệu đồng. Nếu có hành vi tàng trữ, mua bán, chế tác ngà voi chỉ dưới 300g sẽ bị phạt tiền từ 180 triệu đến 210 triệu đồng. Người có hành vi vi phạm với khối lượng ngà voi dưới 2kg sẽ phải nhận mức phạt lên tới 400 triệu đồng. Vi phạm về vận chuyển, mua bán, tàng trữ ngà voi từ 2kg trở lên sẽ bị xử lý hình sự với hình phạt lên tới 15 năm tù và phạt tiền tới 15 tỷ đồng.

Đối với các hành vi quảng cáo các sản phẩm bị cấm như vòng tay, nhẫn, mặt dây chuyền làm từ ngà voi có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo với mức phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Việc kinh doanh ngà voi xuất phát từ lưu lượng hàng hóa qua các khu vực cảng biển này lớn nên dễ bị đối tượng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, hàng nhập khẩu có điều kiện. Đối tượng có nguy cơ vi phạm cao là doanh nghiệp nhập khẩu các lô hàng trị giá lớn, thuế suất cao; doanh nghiệp vừa là đại lý của hãng tàu và kinh doanh vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu; doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan. Vì thế cần có những chế tài xử phạt thật nghiêm đối với những hành động này.

https://vietnamhoinhap.vn/article/can-tang-muc-phat-nang-cho-hanh-vi-mua-ban-nga-voi-trai-phap-luat---n-24782

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Cần tăng mức phạt nặng cho hành vi mua bán ngà voi trái pháp luật
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO