Cần tạo ra bản sắc riêng của doanh nghiệp

PV| 08/11/2018 09:37

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp nhằm tập trung trí tuệ, thống nhất ý chí và sức mạnh của tập thể lãnh đạo, cán bộ và nhân viên của doanh nghiệp cùng phấn đấu cho những mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp, không ngừng hoàn thiện, phát huy bản sắc văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp làm nền tảng và động lực cho doanh nghiệp phát triển liên tục, hiệu quả, bền vững và trường tồn.

Cần tạo ra bản sắc riêng của doanh nghiệp
Ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp rất quan trọng và cần thiết, văn hóa doanh nhân gắn liền với văn hóa doanh nghiệp và hòa trộn lẫn nhau. Nếu một doanh nhân thiếu văn hóa thì cũng không thể có một doanh nghiệp có văn hóa.

Theo tôi, văn hóa doanh nhân lấy giá trị cốt lõi là đạo đức kinh doanh, trách nhiệm của người lãnh đạo với các cổ đông, tập thể cán bộ nhân viên, khách hàng, đối tác, gia đình và  xã hội. Giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là mục tiêu phấn đấu, phương châm hoạt động, triết lý kinh doanh, nhận diện thương hiệu và các nguyên tắc về quản trị, điều hành, nguyên tắc và chuẩn mực ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp và với bên ngoài. Văn hóa doanh nghiệp là kim chỉ nam mà tất cả các thành viên thuộc doanh nghiệp phải tuân thủ thực hiện và phải được thường xuyên rà soát điều chỉnh hoàn thiện các hướng dẫn cụ thể để phát triển văn hóa nhằm phù hợp với hiện tại, tương lai và đạt được mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp không nhất thiết là ngay sau khi thành lập phải xây dựng ngay văn hóa doanh nghiệp, mà nên tùy thuộc vào sự ổn định về tầm nhìn, mục đích, mục tiêu kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, định hướng thị trường, quy mô doanh nghiệp và ý chí của tập thể lãnh đạo để nghiên cứu xây dựng văn hóa mang bản sắc của doanh nghiệp mình. Văn hóa doanh nghiệp cũng có thể thay đổi, nhưng nên tránh thay đổi toàn diện và luôn cần điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp hơn. 

Có các doanh nghiệp phải mất vài năm đến hàng chục năm mới xây dựng được văn hóa doanh nghiệp. Cũng có nhiều doanh nghiệp qua nhiều năm phát triển song vẫn chưa xây dựng được văn hóa cho doanh nghiệp mình. Như vậy xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình nghiên cứu, học hỏi, sáng tạo và hoàn thiện của tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên của chính doanh nghiệp để tạo ra bản sắc riêng của doanh nghiệp. Mặt khác theo tôi thì văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp cũng cần gắn kết với bản sắc văn hóa của dân tộc, kế thừa phát huy bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán ưu việt của dân tộc và đáp ứng các chuẩn mực cơ bản trong kinh doanh của quốc tế.  
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Độc đáo kiến trúc, tên gọi các cửa ra vào Kinh thành Huế
    Kinh thành Huế có 11 cửa thành đường bộ và 2 cửa đường thủy có kiến trúc, tên gọi độc đáo nhưng mỗi cửa mang một chức năng cùng những câu chuyện lịch sử khác nhau sau khi được xây dựng, phục hồi lại.
  • Hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024
    Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố.
  • Hà Nội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền hiệu quả về triển khai Đề án 06/Chính phủ năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Cần tạo ra bản sắc riêng của doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO