Cánh diều tháng tư

Mai Hoàng| 26/04/2018 08:28

Tháng tư về. Có nỗi nhớ nào chộn rộn hơn khi mỗi chiều tan sở, ngang qua công viên, thấy đoàn người đang tụ tập thả diều. Ký ức bỗng ùa về một cách lặng lẽ, từng chút, từng chút một, vẹn nguyên cái thuở còn ở quê, đầu trần chân đất, cầm chặt dây diều hạnh phúc với niềm vui bé nhỏ.

Cánh diều tháng tư
Cái nắng, cái gió tháng tư làm xao động biết bao tâm hồn bé nhỏ, dẫu vẫn đang phải đến trường học bài, nhưng trong lòng thì mặc định rằng hè đã về từ rất lâu rồi. Tan trường, mặc kệ cái đói đang réo sôi, mặc kệ cái nắng chang chang đỉnh đầu, đứa nào đứa nấy đều lao thật nhanh về nhà sớm nhất có thể. Tất cả vì tình yêu với cánh diều mùa hè, với niềm vui mà chẳng thể cân, đo, đong, đếm, mua bằng tiền bạc. Người lớn nhìn tụi trẻ con lắc đầu trước niềm say mê quá độ, quên học hành, ăn uống. 
Thương quá là thương tuổi thơ nghèo khó. Thương những cặm cụi, thâu trưa của bạn, của tôi để làm diều. Lúc bấy giờ sách báo cũ trở thành đồ vật được tụi trẻ con săn lùng một cách ráo riết, cạn kiệt, trân quý hơn bất cứ món đồ nào khác. Thậm chí, khi không kiếm đâu ra sách báo cũ, phương án làm diều bằng giấy bọc bao xi măng cũng rất có khả năng xảy ra. Hết chọn giấy, lại lon ton ra phía sau đồi đốn tre, đốn trúc làm khung diều. Sau cùng là chọn dây. Đứa sang thì có cuộn dây cước, còn không đều phải dùng dây dù ở bao xi măng, đó là loại dây khá nhẹ nhưng rất bền. Vào mùa thả diều, dù có năng khiếu hay không có năng khiếu về thủ công, dù làm trong một ngày hay hai ngày thì cuối cùng đứa nào cũng có trong tay một cánh diều để chơi. 
Cái nắng đầu mùa ngòn ngọt, dìu dịu cộng thêm chút gió làm bầu trời trở nên cao rộng hơn bao giờ hết. Đó là thời điểm quá tuyệt vời để đám trẻ con rồng rắn ra đầu triền đê, chỗ gió đón nhiều nhất mà thả. Chẳng đứa nào đội mũ nón, giầy dép lại càng không, cứ thế chạy thẳng ra đê. Cả lũ lít nhít, í ới, cầm “vật cưng” của mình trên tay với một tâm thế sẵn sàng nhất. Có khoảnh khắc nào sung sướng hơn khi bản thân mình tự làm cánh diều, lại được chính tay mình thả lên bầu trời cao rộng. Trong tiếng hò reo thích thú của lũ bạn, cánh diều từ từ bay lên một cách kì diệu. Bay thật rồi, bay thật rồi, cánh diều đã chở tiếng gió, chở những chờ đợi, rất nhiều hi vọng mà chúng tôi gửi gắm trong mấy buổi trưa liền. Trong tiếng gió vi vu, tôi thấy cả tiếng cười khanh khách của lũ bạn, tiếng sẻ đồng ngơ ngác nhìn cánh diều, thi thoảng lích chích như muốn tung cánh lên bầu trời cùng cánh diều. Tôi chạy từ từ, đón theo hướng gió, miệng khe khẽ hát khúc đồng dao quen thuộc, hạnh phúc trong tim ùa về…
Tôi nhớ, nhớ lắm từng khuôn mặt của chúng bạn, nhớ những lần chúng tôi đua diều, xem diều ai cao nhất. Đôi khi phần thưởng chỉ là cái chức “thủ lĩnh” chẳng quyền lực hơn thường dân là bao của hội chăn bò thế mà ai cũng ham. Người cười, kẻ nói, đứa lại khóc thút thít khi không may dây diều bung tuột bay tít tận đẩu đâu. Cánh diều tháng tư là cả khoảng trời mơ ước, là nơi những đứa trẻ quê mộc mạc, gửi gắm hi vọng dẫu lớn dẫu bé. Ai cũng mang trong mình một niềm tin mãnh liệt rằng, nếu viết điều ước vào cánh diều thì tương lai sẽ thành hiện thực. Điều ước, suy nghĩ ngày ấy có thể ngây ngô, hơi viển vông nhưng tôi lại mãnh liệt tin rằng, nhờ một phần ước mơ ở tuổi thơ như thế, chúng tôi mới có thể mạnh mẽ bước ra đời được như ngày hôm nay.
Trên đồi, triền đê, dọc bờ ruộng chẳng thể nào đếm nổi dấu chân của tôi ngày ấy cùng những lần thả cánh diều tháng tư. Cánh diều tháng tư là cả khoảng trời ký ức đẹp đẽ tôi đã lớn lên trong bao bọc của ruộng đồng của quê hương xứ sở. Cánh diều như người bạn thân tình của tuổi thơ, để mỗi khi mệt mỏi tôi lại nương theo ký ức đưa về, để tận hưởng được những khoảnh khắc hồn nhiên, vô lo, vô nghĩ. Những đứa bạn của tôi ngày xưa, giờ mỗi đứa mỗi phương, không biết chúng có còn nhớ ngày xưa, nhớ cánh diều tháng tư nữa không? Còn tôi, ngồi đây, với ký ức cánh diều tuổi thơ mộng tưởng lung linh! 
(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Chiến thắng Điện Biên phủ được tái hiện qua tranh cổ động
    Ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển
    Sáng 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển cần được bảo tồn và phát huy, mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật...
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp đã làm lễ ra mắt và thông tin Báo cáo chỉ số khởi nghiệp quốc gia năm 2024.
  • Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024
    Lễ hội năm nay có hơn 200 gian hàng, gồm: gian hàng bánh dân gian, gian hàng ẩm thực, gian hàng OCOP và đặc sản vùng miền. Đồng thời, Lễ hội thu hút hơn 100 nghệ nhân đến từ các vùng miền cả nước tham gia tranh tài và trình diễn làm các loại bánh dân gian.
Đừng bỏ lỡ
Cánh diều tháng tư
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO