Câu chuyện đằng sau hàng ngàn bức ảnh đẹp của nghề mẫu ảnh

Linh Trang/LĐO| 18/03/2018 15:50

Phía sau những bức ảnh rạng ngời, xinh đẹp cùng mức thù lao đáng ngưỡng mộ..., những người mẫu ảnh phải đối mặt với thách thức, khó khăn không phải ai cũng biết.

Học việc với mức giá "0 đồng"

Trước khi đạt đến mức thù lao đáng mơ ước, lên đến hàng triệu đồng mỗi giờ chụp, hầu hết những người mẫu ảnh cho các cửa hàng/thương hiệu thời trang phải làm việc "free" hoặc mức thù sao "siêu rẻ" để tích lũy kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội. 

Đến với nghề mẫu ảnh bằng đam mê và sở thích cá nhân, Nguyễn Hoàng Thu Hà đã tự bỏ tiền túi thực hiện một bộ ảnh cho bản thân và gửi đến tất cả những nơi cần người mẫu. Thời gian đầu, cô chấp nhận chụp free cho các cửa hàng nhỏ để có cơ hội trải nghiệm và dần quảng bá hình ảnh.

"Ngày ấy, thu nhập rất ít ỏi so với công sức mình bỏ ra. Thù lao là 200.000 đồng/buổi, chụp từ 8h sáng - 3h chiều với 50 bộ đồ. Mình cứ chụp liên tục như vậy, không có cả bữa trưa, dưới thời tiết khoảng 37-38 độ C" - Thu Hà kể về buổi chụp hình đầu tiên. 

Nguyễn Hoàng Thu Hà
Nguyễn Hoàng Thu Hà

Khác với Thu Hà, Thanh Hải đến với nghề mẫu ảnh một cách ngẫu nhiên khi 18 tuổi. "Khó khăn lớn nhất là gia đình chưa ủng hộ, luôn nghĩ là em mải mê chụp ảnh sẽ bỏ bê học tập, kết quả sa sút", Thanh Hải kể.

Gương mặt thu hút của Thanh Hải
Gương mặt thu hút của Thanh Hải.

"Làm mẫu là "nhẫn tâm" với nhan sắc của mình!"

Luôn xuất hiện rạng rỡ, xinh đẹp trên ảnh nhưng không phải ai cũng hiểu những thách thức của nghề mẫu ảnh.

"Trước đây, da mình rất trắng, mịn màng nhưng qua 2 năm làm mẫu, da khô hơn, bong tróc, nhiều mụn vì trang điểm 5-6h/buổi chụp, thậm chí cả ngày. Mái tóc thì xơ, yếu do ngày nào cũng tiếp xúc với nhiệt và gôm" - người mẫu ảnh Quỳnh Lương chia sẻ.

 Người mẫu ảnh Quỳnh Lương
Người mẫu ảnh Quỳnh Lương

Còn với Thu Hà, đáng sợ nhất là việc di chuyển nhiều giờ với giày cao gót. "Mình thường đau lưng sau mỗi buổi chụp. Thậm chí có chị trong nghề bị thoát vị đĩa đệm khi còn rất trẻ vì lí do này nên mình cũng sợ".

Giày cao gót là “nỗi sợ” với nhiều mẫu ảnh.
Giày cao gót là “nỗi sợ” với nhiều mẫu ảnh.

Đối với những mẫu ảnh có kinh nghiệm như Thu Hà hay Quỳnh Lương, việc phải chụp dưới thời tiết 7-8 độ C của mùa đông hay cái nắng gay gắt của Hà Nội là chuyện không hiếm gặp. Sau những ngày chụp có thể là cả tuần sốt cao, đau họng... Bên cạnh đó, người mẫu ảnh luôn phải chú ý khẩu phần ăn uống, tập luyện, hết mức hạn chế việc tăng cân.

Bộ ảnh tại Sapa trong nhiệt độ 7 đô C của Quỳnh Lương.
Bộ ảnh tại Sapa trong thời tiết 7 độ C của Quỳnh Lương.

"Chân dài - đại gia" - câu chuyện không hiếm gặp

Những bạn trẻ tham gia vào nghề mẫu ảnh đều sở hữu gương mặt và ngoại hình thu hút. Hình ảnh của họ luôn được trau chuốt và xuất hiện rộng rãi nên "lọt" mắt những doanh nhân giàu có không phải chuyện hiếm. 

"Mình từng nhận không ít những lời mời chào công việc đắt tiền, lên đến vài chục triệu đồng/hợp đồng nhưng chỉ cần có thêm yêu cầu đến ăn tối, dự tiệc..., mình sẽ không nhận lời. Ai cũng cần tỉnh táo để bảo vệ bản thân" - Thu Hà cho biết.  

Ngưỡi mẫu ảnh luôn phải tỉnh táo.
Ngưỡi mẫu ảnh luôn phải tỉnh táo.

Cũng chính vì những trường hợp như vậy nên nghề mẫu ảnh phải chịu không ít lời dị nghị của dư luận. Theo đuổi nghề tức là bạn phải mạnh mẽ và khéo léo xử lý các tình huống phát sinh.

"Nhiều người luôn soi xét mình lấy tiền đâu ra mà lúc nào cũng trang điểm lộng lẫy, mặc trang phục xinh đẹp... Nếu không nghiêm túc với nghề, quá nhạy cảm, bạn sẽ bị những lời dèm pha đó đánh gục" - chia sẻ của Quỳnh Lương.

Dù nhiều thách thức, nhưng mẫu ảnh thời trang cũng là công việc giúp các bạn trẻ mở rộng mối quan hệ, trau dồi kĩ năng mềm như giao tiếp, quảng bá hình ảnh...

(0) Bình luận
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
  • Tết xưa - và nay: Những biến tấu từ cái nhìn đương đại
    Nhiều năm qua, dù đã có những thay đổi theo thời đại, nhưng Tết Nguyên Đán vẫn luôn là một dịp quan trọng đối với người Việt. Từ những ngày tất bật chuẩn bị đến những ngày thong dong đón Tết, đều là một “thú chơi”...
  • Văn Cao mùa chữ, mùa người
    Nhân dịp Kỷ niệm 100 năm năm sinh nhạc sĩ - thi sĩ - họa sĩ Văn Cao (1923-2023) nhiều sự kiện văn hóa, văn học nghệ thuật được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, Ban Văn học nghệ thuật VOV6 (Đài Tiếng nói Việt Nam) đã tổ chức hội thảo và ra mắt sách “Văn Cao mùa chữ, mùa người” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) - một cuốn sách đẹp cả về hình thức, nội dung và có tính chất “cập thời vũ”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Câu chuyện đằng sau hàng ngàn bức ảnh đẹp của nghề mẫu ảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO