Câu thơ neo đậu phía thượng nguồn

Phan Nam| 21/09/2018 09:12

Câu thơ neo đậu phía thượng nguồn

Câu thơ neo đậu phía thượng nguồn...

 “Xưa tôi sống trong làng

  Giờ làng sống trong tôi

               (Nguyễn Ngọc Hạnh)

 Giấc mơ thi ca, liệu còn hiện hữu giữa đời sống này. Nhiều người làm thơ đã đi tìm, nhiều người yêu thơ đang giải mã, nhiều tác phẩm liên tục xuất bản. Trong núi thơ tưởng chừng đã dư giả đó, tôi rất may mắn được biết ông, một nhà thơ hằng ngày vẫn miệt mài trên trang viết, chưng cất nên cuộc đời dài đằng đẵng trong từng giọt thơ được chăm chút, vuốt ve, cẩn trọng...

Không cẩn trọng sao được khi ông đang cõng hai trang thơ “nặng ký” trên báo Đà Nẵng và báo Công an Đà Nẵng cuối tuần với niềm đam mê cháy bỏng với thơ. Và giấc mơ thi ca của tôi, một người trẻ “măng” được thành hình cũng từ ngày ấy, ngày đầu tiên được ông phát hiện khi tôi còn ngồi trong giảng đường đại học, chưa hề quen biết. Theo cảm quan của tôi, ông là một người thích giao lưu, đọc nhiều và rất quan tâm đến lớp trẻ làm thơ chúng tôi. Tôi không thể hình dung được trong vô số khoảng thời gian bị guồng quay của phố xá chiếm dụng, thời gian nào ông dành cho những cuộc gặp gỡ bạn bè văn nghệ trong cả nước, thời gian nào ông dành cho làng quê, thời gian nào ông dành cho thi ca, thời gian nào ông dành cho những bóng dáng tình yêu đã “hóa thân” vào trong thơ của ông? Nhà thơ Trần Dzạ Lữ gọi ông là “người đắm đuối cùng thơ”, còn tôi, khi tìm đọc lại những bài thơ trong tập thơ tình thì những câu thơ cứ nối tiếp nhau ám ảnh trong tâm trí: “Cái làng ấy ra đi cùng tôi/ Mà tôi nào hay biết/ Chỉ mỗi điều giữa câu thơ tôi viết/ Con sông quê bóng núi cứ chập chờn” (Làng).

Tôi cũng được sinh ra ở làng quê đầu nguồn Vu Gia-Thu Bồn không xa, nơi ngõ nguồn con sông Tiên chảy ngược, nơi bóng dáng quê nhà cứ ăn sâu vào tâm khảm, vỗ về tuổi thơ khốn khó, ăm ắp kỷ niệm. Và có lẽ, không chỉ tôi mà có rất nhiều độc giả, không chỉ ở nông thôn mà cả thị dân đều thuộc nằm lòng bài thơ Làng của ông, khi tác phẩm này được nhạc sĩ Trịnh Tuấn Khanh phổ nhạc, ca sỹ Quang Hào biểu diễn rất thành công trên sóng truyền hình. Nhiều bài thơ khác của ông cũng được các nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Trọng Đài, Đình Thậm, Nguyễn Duy Khoái, Võ Hoài Phúc, Trọng Lưu... phổ nhạc thành công, trong đó tôi rất thích bài hát “Qua đò nhớ mẹ” mà nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Tiến ở tận Hoa Kỳ phổ thành ca khúc, và được nhiều người biết đến. Thơ của ông được rất nhiều nghệ sỹ thể hiện, chạm vào cõi lòng người mộ điệu, hài hòa giữa thơ và nhạc, giữa truyền thống và hiện đại, giữa chộn rộn và lắng sâu mang đậm hồn quê khắc khoải, nồng nàn: “Không gọi đò, con gọi mẹ ơi/ Sông thì hẹp/ mà vô bờ đến vậy/ Con đi qua hết một thời trai trẻ/ Từ chiếc đò lòng mẹ/ Qua sông” (Qua đò nhớ mẹ). Và, đến bây giờ, nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh vẫn còn đang mơ, “giấc mơ” được neo đậu phía đầu nguồn dòng sông quê ấy, bởi vì không ở đâu bằng nơi con sông tắm mát tuổi thơ mình, sưởi ấm nỗi lòng người con xa xứ:

Xin cũng đừng bội ước với dòng sông

Nơi ấy vẫn là nơi em đến

Vẫn là suối nguồn chảy ra biển lớn

Là bến sông xưa em neo đậu mưa chiều

         (Giấc mơ)

Những nỗi niềm xúc động tái hiện trong từng con chữ mộc mạc, chân phương, lắng đọng phù sa vỗ về nơi con tim người đọc, để rồi những trái tim đồng điệu tìm đến với nhau soi rọi trong ánh mặt trời. Gần hết một đời làm thơ nhưng ông vẫn không khỏi lo lắng, mơ hồ khi nhìn về dòng sông chuyên chở tình thơ, nuôi dưỡng xác thân, tâm hồn. Tâm trạng của ông cũng chính là nỗi niềm của biết bao nhiêu người, khi xa quê, vẫn sợ một ngày đó lạc lõng trên bước đường về, khi vuông đất chôn nhau cắt rốn ngậm ngùi tiếc nhớ. Đôi khi, lắng lòng lại, chính nhà thơ cũng không thể hiểu nổi chính mình, đành mượn thơ để bày tỏ nỗi lòng: một mình/ đứng tựa bơ vơ/ sông xưa/ đã lấp đôi bờ cỏ khô/ sông giờ cạn hẹp thành ao/ người về/ đâu biết ngõ nào là quê (Lạc). Mấy dòng lục bát ngắn gọn mà đúc kết cả một chặng đường dài, ẩn hiện qua mỗi hạt bụi vương vương khóe mắt, rồi dòng nước mát lành của sông quê rửa trôi giữa ngã ba đường, chan chứa giọt mắt của vị tha và bao dung. Bỗng dưng chợt nhớ lại dòng thơ của nữ sĩ BPranta (Panama): “Chúng ta sống vội vàng, như thể ngày mai/ Đã là ngày tận thế/ Lẽ ra/ Nó vẫn là nguyên vẹn/ Y như ngày đầu tiên” (Bài thơ “Ngày”, Bằng Việt dịch, nguồn Văn Mới 6/2015, NXB Văn học 2015). Cũng cách phô diễn dung dị như thế, nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh trao gửi đến mỗi người nhiều nghĩ suy mà khi đọc lại, đều rất tươi mới. Ở hai bên bán cầu, nhưng tôi tìm được ở nữ sĩ BPranta và nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh những xúc cảm chân thành, tự nhiên, gần gủi như có một sợi dây kết nối vô hình. Phải chăng đời thơ của ông luôn luôn chuyển động, nên câu thơ cứ chảy tràn vào tâm trí người đọc, không cần màu mè phô diễn, không ồn ào câu nệ, không cần làm dáng làm duyên. Nỗi lòng trước vẻ đẹp thiên nhiên của người đi kẻ ở cũng đầy khát khao cháy bỏng, cứ thế vỗ về, khắc cốt ghi tâm: “không còn thì tôi xin đành/ người ơi tôi cúi hôn mình trên sông” (Về quê). Dường như có một dòng chảy lặng lẽ vô hình trong thơ ông bắt trúng mạch đập trong ký ức của mỗi người, để mỗi khi được đọc, được sờ, được cầm nắm đều dâng trào một nỗi niềm man mác không thể lý giải bằng lời. Tôi cũng có một nỗi niềm gì đây không thể viết ra, tựa như vì sao có cơ duyên đã gặp nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh và được ông giới thiệu những bài thơ đầu đời trên một trang thơ trang trọng, vì sao nỗi xúc động cứ dâng trào, gợi nhớ, tri ân... Tự nhiên, tôi mong muốn được “già” trước tuổi để được đọc, được gọi, được chia sẻ thơ của ông một cách nghiêng cẩn và kính trọng như một người bạn tri âm, đầy hệ lụy:

Lụy đò mà chẳng qua sông

cứ rong ruổi bến, cứ trông ngóng bờ

Một đời luỵ với câu thơ

còn bao nhiêu chuyến, bao giờ đò ơi?

                                                (Lụy)

Đọc thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, tôi không đọc bằng lý trí mà đọc bằng con tim, đọc ngất ngây say đắm, đa tầng... Tôi mong được một lần cùng chuyến trên con đò thơ ấy.

(0) Bình luận
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Độc đáo kiến trúc, tên gọi các cửa ra vào Kinh thành Huế
    Kinh thành Huế có 11 cửa thành đường bộ và 2 cửa đường thủy có kiến trúc, tên gọi độc đáo nhưng mỗi cửa mang một chức năng cùng những câu chuyện lịch sử khác nhau sau khi được xây dựng, phục hồi lại.
  • Hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024
    Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố.
  • Hà Nội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền hiệu quả về triển khai Đề án 06/Chính phủ năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Câu thơ neo đậu phía thượng nguồn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO