Cha và con

Kim Uyên| 02/04/2020 16:45

Lão không muốn kéo dài sự cô đơn trong chính ngôi nhà của mình nữa. Quyết định rời khỏi căn nhà thân yêu quả là quá khó khăn, nhưng đã đến lúc. Vợ lão đã chết mấy năm nay, vài người hàng xóm cũng không còn tồn tại.

Cha và con
Minh họa của Lê Huy Quang
Lão không muốn kéo dài sự cô đơn trong chính ngôi nhà của mình nữa. Quyết định rời khỏi căn nhà thân yêu quả là quá khó khăn, nhưng đã đến lúc. Vợ lão đã chết mấy năm nay, vài người hàng xóm cũng không còn tồn tại. Con cháu luôn bận rộn với công việc và học hành. Lão không muốn hàng ngày mỏi mòn chờ chúng trở về, nghe một câu chào và nhìn chúng biến mất sau những cánh cửa phòng. Ngôi nhà luôn vắng vẻ, lão chỉ muốn nghe thấy tiếng người. Có bữa lão cứ ngồi ì bên bàn ăn nhìn bóng mình in trên sàn gỗ và nghĩ miên man. Nhưng rời khỏi ngôi nhà thân yêu của mình đâu phải dễ. Mỗi góc nhà, mỗi vật dụng vẫn ăm ắp kỉ niệm và hơi thở vậy mà phải dời xa. Nghe như nghịch lí, nhưng mà lão phải tự nguyện.
- Cha đã mất cả đời để xây dựng ngôi nhà này.

- Đúng thế!. Nhưng bây giờ không còn quan trọng. Cha dành nó cho con.

- Con muốn cha ở lại.

- Ta biết con rất bận. 

- Còn bọn trẻ, chúng là cháu nội của cha.

- Chúng luôn phải học và nghĩ đến tương lai.

- Người giúp việc thưa cha.

- Bà ấy đã giúp cha rất nhiều. Ở viện dưỡng lão cũng có những người như bà ấy. 

- Con có thể làm gì giúp cha không bởi vì con muốn cha ở lại?.

- Không, khi ta bằng tuổi con ta cũng rất bận. Ông bà nội của con ở quê đã tự chăm sóc nhau. Ta không để họ phải thiếu thứ gì, nhưng ta đã không thể có nhiều thời gian cho họ. 

Lão nhìn lên tán cây xoài ngoài cổng, vài cơn gió nhẹ lướt qua khiến những chiếc lá vàng rơi xào xạc. Mỗi sáng, khi con cháu đi khỏi, căn nhà im lặng lạ thường. Lão nghe thấy tiếng thở của chính mình. Thời gian lướt qua, cuộc đời ngắn như bản nhạc buồn, vậy mà đến tuổi này một ngày trở nên dài quá. Lão thích nghe nhạc Trịnh từ nhỏ, nhưng bây giờ chỉ hay mở một bài “Cát bụi”.  Từ khi nhiều sinh hoạt không còn chủ động thì đây là sự lựa chọn duy nhất. Những người như lão đã đến lúc cần chọn chỗ phù hợp mà không phiền lụy hay vướng bận đến con cháu. Tuy nhiên, lão vẫn còn băn khoăn về tài sản.

Trong căn nhà của lão không nhiều nhưng chẳng thiếu thứ gì, bàn ghế, giường tủ toàn các vật dụng tốt, đẹp. Quần áo bốn mùa chất đống. Lão có sở thích đọc sách và uống chè nên căn phòng rộng trên tầng hai xếp đầy sách. Trong ngăn tủ phòng khách có tới gần chục bộ ấm pha trà bằng sứ tốt. Bộ bàn ghế làm từ gỗ cẩm lai kê ngoài ban công phủ lớp bụi dày vì từ lâu không có người ngồi. Những bình rượu sâm, nhung, thuốc bắc vẫn đóng chặt nắp im lìm, vô số chai rượu tây chưa bật xếp trong kệ tủ kính. Mọi thứ trở nên thừa thãi. 

Dưới bếp hay phòng ngủ và xung quanh nhà, nhiều vật dụng thân quen dần trở nên xa lạ. Những đồ quí như vàng bạc, kim cương bị lãng quên nơi góc tủ. Phòng khách rộng treo bức tranh đồng quê rực rỡ mùa vàng, thỉnh thoảng người giúp việc phải lau cho đỡ bụi. Lão không nhớ chính xác tự bao giờ không có người bạn hay vị khách nào ghé qua.

Nhiều đồ đạc lão muốn đem cho tặng ai đó, nhưng lại không nỡ. Phải xử lí chúng quả là vấn đề rất khó khăn, con cháu cũng chẳng dùng bao nhiêu. Lão có thể tưởng tượng ra lúc chúng ngồi đối mặt với những thứ lão để lại. Quần áo chăn đệm sẽ vứt hết cả đi. Sách trở thành phế phẩm bán cho đồng nát. Các vật dụng dù tốt, dù quí nhưng không còn hứng thú được cất vào kho và chờ ngày vứt bỏ. Cả những tủ lớn tủ bé, bàn ghế bằng gỗ quí cũng dần bị bán rẻ vì không còn phù hợp.  

Lão bảo người giúp việc lôi trong ngăn kéo tủ nơi phòng ngủ những anbum ảnh đầy ắp. Trước khi đi lão sẽ hủy hết chúng.  Những thứ đó thuộc về lão và chỉ có ý nghĩa với lão. Giờ đây chúng đã là quá khứ…

- Cha mang theo những thứ này?.

- Không, ta bỏ chúng đi.

- Sao cha phải vội?. Con nghĩ có thể cha sẽ trở về.

- Ta không cần nữa, rất nhiều thứ giờ trở nên thừa thãi đã từ lâu ta không nhìn đến chúng.

Từ nhiều ngày trước lão đã đến thăm quan viện dưỡng lão. Mỗi người chỉ có một gian phòng, một cái tủ, một cái bàn, một giường và một ghế…, không có chỗ để lưu giữ những thứ mà lão đã tích lũy suốt cuộc đời. Lão cảm nhận được của cải dù muốn níu giữ cũng dần trở nên xa lạ. Giờ đây, lão chỉ dùng một tí, ngắm nhìn một lát rồi lướt qua. Người ta bảo, sống đã không đem theo, chết cũng không mang đi. Nhiều người giàu có đã sáng suốt hiến tặng tài sản cho xã hội. Lão không có nhiều, chỉ có ngôi nhà để lại cho con. Nó có thể ở hoặc bán đi.  Đồ ăn ở viện dưỡng lão không tệ, lão thấy phù hợp với mình. Mấy cô nhân viên chu đáo, không gian thoáng với những lối đi nhiều cây xanh. Hơn tất cả lão còn được nhận những ánh nhìn đồng cảm và những người bạn già hợp chuyện. 

Để có căn nhà lão đã phải phấn đấu suốt đời người với nhiều công sức và trí tuệ, nhưng đã đến lúc lão không cần đến. Nhiều người từ biệt ngôi nhà thân yêu lúc nhắm mắt, còn lão rời xa khi vẫn đang tồn tại. 
- Mẹ nói rằng khi trẻ, nhiều đêm cha không ngủ. Cha tính toán và lo lắng.

- Đúng vậy.

- Bây giờ con sẽ lo cho cha. 

- Cảm ơn con!. Không nhất thiết phải vậy.

- Cha cô đơn phải không?.

- Cũng có thể. Ở trong viện dưỡng lão ta sẽ được an ủi phần nào bởi có nhiều người giống như ta.
- Khi còn bé, nhiều sáng đến trường, qua phòng khách con thấy cha đang ngồi hút thuốc. Những buổi tối, bạn của cha đến chơi, họ đều là người con rất ngưỡng mộ. Con muốn ở gần cha, như ngày xưa cha dắt tay con đi trên đường quê chật hẹp.

- Ông bà nội của con cũng luôn nhớ mong con cháu!. Khi bằng tuổi con bây giờ ta rất bận. Ngày nào cũng cả một núi công việc đợi ta. Mẹ con thường bảo: Nếu không có anh sẽ có nhiều người khác, đừng tự quan trọng mình đến mức không có thời gian với những người thân!. Ta nhếch miệng coi thường, thấy bà ấy ích kỉ và không chia sẻ. Nhưng nhiều năm gần đây ngẫm lại, ta thấy bà ấy là người sâu sắc.

Ở tuổi lão, ai cũng hiểu quy luật đời người, nhưng đến lúc chấp nhận nó thật khó khăn. Tuy vậy, vẫn phải có kết luận cho mình. Lão nhìn ngắm bức ảnh vợ trên bàn đã phủ một lớp bụi. Lão đã biết cách không nuối tiếc từ khi vợ chết. 

Thời trẻ, lão đã si mê bà ấy - cô sinh viên văn khoa. Gần ba năm sau lão cưới nàng. Khi con trai chừng 12 tuổi lão chạy theo một số ả chân dài. Họ thật thơm tho và hấp dẫn. Lão luôn lấy lí do bận công việc để vắng nhà.  Vợ lão là người hiểu biết và sâu sắc, thêm đức hi sinh. Bà ấy luôn đối đãi với lão như khách và dành cho bản thân một khoảng trời tự do mà lão không thể xâm phạm.  Qua thời cuồng nhiệt say mê, lão quay về với vợ. Bà ấy vẫn trí tuệ và kiêu hãnh, vẫn bao dung và dịu dàng, nhưng tình yêu đã chết. Có lần lão gục đầu vào vợ thì thầm lời xin lỗi. Bà ấy hỏi lão xin lỗi gì?. Lão bảo về tất cả. Trong bóng đêm vợ lão lại nhếch miệng cười, cái cười coi thường mọi sự. 

- Cha biết rằng đến đó sẽ ít gặp con hơn nhưng là cần thiết. 

- Bọn trẻ đã đi từ sáng sớm. Con đi làm đi không trễ giờ.

- Vâng, hôm nay con có cuộc họp thưa cha.

- Con có thể đưa bọn trẻ đến thăm ta chứ?.

- Vâng, chắc chắn là vậy. Tạm biệt cha.

Lão nhìn theo bóng con trai khuất dần ở những bậc cầu thang. Những tia bình minh ấm áp đang hắt những chùm hoa nắng quanh nhà. Lão đứng rất lâu ở ban công tầng hai lắng nghe sự im lặng. Cuối cùng lão về phòng lấy cho mình vài bộ quần áo phù hợp, nhặt trong tủ một ấm, một chén để uống trà, chọn vài cuốn sách... Cái cần thiết là chứng minh thư, giấy chứng nhận người già, thẻ y tế và thẻ ngân hàng, vậy là đủ. Toàn bộ tài sản của lão giờ chỉ gọn trong chiếc va li nhỏ. Lão đi ra và khẽ cười với  mình trong chiếc gương lớn. Ai đó nói rằng đời người chỉ có thể ngủ trên một giường trong một gian phòng, dù có nhiều hơn cũng chỉ để nhìn chơi. Nhân sinh quả không cần quá nhiều nên sự tham lam là vô nghĩa. Lão đi rồi, từ biệt ngôi nhà, hàng xóm, mọi thứ trả lại cho thế giới này. 

Lão để lá thư ở phòng khách rồi cũng không bận tâm nữa. Vài điều lão muốn dặn dò con cháu, nói thẳng không tiện lắm. Có thể tối nay, ngày mai hay tuần sau con cháu lão sẽ cầm đến nó.

Xuống đến tầng một, lão bấm điện thoại gọi tắc xi đưa mình đến nhà dưỡng lão. Khi đã ngồi yên trong xe, lão còn cố ngoái lại nhìn căn nhà và lén lau đi hai giọt nước ứa ra nơi khóe mắt. 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Infographic] Chuỗi sự kiện "Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai"
    Chuỗi sự kiện “Ươm mầm tri thức – Kiến tạo tương lai” là chương trình ý nghĩa được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp các nhà xuất bản, nhà sách, các đơn vị, cá nhận hoạt động trong cùng lĩnh vực tổ chức thường niên, nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, chào mừng kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024).
  • Hà Nội tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024
    Tại Hà Nội, mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024 là sự kiện Hội Sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”, kỷ niệm 7 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024) được tổ chức vào 09h30 ngày 17/4/2024 tại Phố Sách Hà Nội.
  • Giới thiệu 70 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Đường lên Điện Biên”
    Nhân kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), vào ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm “Đường lên Điện Biên”.
  • Ý nghĩa c hiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
    Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, đó là thắng lợi của sức mạnh “toàn dân đánh giặc”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. 70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay...
  • Hà Nội: Sôi nổi Liên hoan cán bộ thư viện Toàn quốc tuyên truyền văn hóa đọc
    Chiều ngày 16/4, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Đống Đa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Lễ tổng duyệt Liên hoan cán bộ thư viện Toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) với chủ đề “Điện Biên – Vang mãi bản hùng ca”.
Đừng bỏ lỡ
Cha và con
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO