Chăm lo cho mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau

Thanh Giang/TTXVN| 16/01/2019 16:06

Ngày 15-1, tại Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo và các mô hình công tác xã hội nhân đạo” giai đoạn 2008-2018.

Chăm lo cho mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự và phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Công tác nhân đạo cần sự vào cuộc thực sự của cấp ủy, chính quyền các cấp

Đến dự và phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam nói chung, đặc biệt là Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” do Hội tổ chức là phong trào có ý nghĩa thiết thực, góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đúng tinh thần chăm lo cho mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cảm ơn sự đóng góp của Hội Chữ thập đỏ các cấp, tình nguyện viên, hội viên, tổ chức, cá nhân đã thiết thực hỗ trợ phong trào nhân đạo không chỉ bằng tấm lòng mà còn có nhiều cách làm hay, mô hình thiết thực. Những mô hình này không chỉ cần được nhân rộng trong công tác nhân đạo mà còn trong công tác xã hội nói chung của các cấp, chính quyền.

Phó Thủ tướng cho rằng, không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới đã cam kết thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về sự phát triển bền vững với 17 nhóm tiêu chí, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc “không để ai bị bỏ lại phía sau”, bất cứ ai, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, gặp khó khăn gì cũng cần được trợ giúp để họ đóng góp phát triển xã hội. Điều này hoàn toàn phù hợp với đường lối của Đảng, Nhà nước, tinh thần nhân đạo của dân tộc Việt Nam…

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, công tác nhân đạo không chỉ là của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam mà phải có trách nhiệm, sự vào cuộc thực sự của cấp ủy, chính quyền các cấp để việc thực hiện các mô hình, ý tưởng sáng tạo cho công tác nhân đạo được thuận lợi, bền vững hơn.

Thời gian tới, các cấp ủy chính quyền, đoàn thể, chữ thập đỏ cần kết hợp, lồng ghép các chương trình, mô hình để giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cần đề xuất, tham mưu để Nhà nước vào cuộc, có chính sách vĩ mô khuyến khích doanh nghiệp, tập thể, đơn vị, cá nhân tham gia tích cực hơn nữa vào các hoạt động nhân đạo.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cần vận dụng, phát huy sáng kiến, ứng dụng phương thức, công nghệ mới để mỗi địa chỉ nhân đạo phải được cả cộng đồng biết đến, kết nối mọi sự trợ giúp bằng nhiều hình thức phù hợp nhất.

Hội phối hợp với những bộ, ngành khác để kết nối cộng đồng những tấm lòng hảo tâm trong công tác từ thiện để đẩy cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đi vào chiều sâu bằng chính sức mạnh cộng đồng.

Công việc từ thiện nhân đạo cần được thực hiện bằng tấm lòng, sự sáng tạo, khơi dậy sự tốt đẹp trong lòng mỗi con người để lan tỏa những giá trị nhân ái, tốt đẹp, giúp đỡ, sẻ chia với những hoàn cảnh còn gặp nhiều khó khăn.

Trợ giúp nhân đạo thiết thực cho cộng đồng

Tại hội nghị, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết, tháng 1-2008, Ban Chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thống nhất triển khai Cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” với phương châm mọi người cần giúp đỡ đều nhận được sự trợ giúp thích hợp.

Trong giai đoạn 2008-2018, Hội xác định việc xây dựng các mô hình tốt là vấn đề cốt lõi để triển khai, nhân rộng trong toàn hệ thống. Từ cuộc vận động đã hình thành một số mô hình nhân đạo tiêu biểu, sáng tạo, phù hợp, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng.

Các mô hình như: “Ngân hàng bò”, “Bếp ăn tình thương”, “Xây nhà chữ thập đỏ”... đã thể hiện rõ màu cờ, sắc áo, trở thành thương hiệu của Hội, được Hiệp hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, các hội quốc gia đánh giá cao.

Hơn 2,3 triệu địa chỉ đã được trợ giúp với tổng giá trị gần 3.813 tỷ đồng. Trong 10 năm triển khai cuộc vận động, mô hình Ngân hàng bò đã đóng góp 24.100 con bò với trị giá trên 291 tỷ đồng. Mô hình xây nhà chữ thập đỏ triển khai xây trên 28.700 căn với trị giá gần 870 tỷ đồng.

Mô hình bếp ăn tình thương với 181 bếp, cung cấp gần 29,3 triệu suất ăn miễn phí; nuôi heo đất, lợn nhựa tiết kiệm, góp tiền lẻ... đã hỗ trợ gần 184.000 học sinh nghèo. Mô hình Hũ gạo tình thương phát triển ở 40 tỉnh, thành phố, tích lũy được hơn 125 tấn gạo...

Cuộc vận động đã góp phần chuyển hướng tư duy, nhận thức của Hội về tổ chức hoạt động nhân đạo tại cộng đồng, từng bước khẳng định vai trò nòng cốt, cầu nối, điều phối của Hội trong hoạt động nhân đạo, giảm bớt chồng chéo, trùng lặp, thiếu công bằng trong hoạt động nhân đạo.

Trong quá trình triển khai, cuộc vận động đã tạo được nhiều điểm nhấn ấn tượng: Là cuộc vận động được Đảng, Chính phủ quan tâm chỉ đạo mạnh mẽ nhất; được lãnh đạo chủ chốt cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương tham gia nhiều nhất; nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả mang tính phát triển bền vững; gắn kết được các tập thể, cá nhân tham gia nhiều nhất...

Tuy vậy, cuộc vận động vẫn bộc lộ một số khó khăn, hạn chế, vẫn nặng tính phong trào, coi nhẹ tính bền vững, công tác điều tra, khảo sát có nơi chưa thống nhất về lựa chọn tiêu chí, chưa gắn với đối tượng theo hướng trợ giúp phát triển...

Trong thời gian tới, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện cuộc vận động, rà soát danh sách địa chỉ nhân đạo, duy trì thường xuyên việc khảo sát, lập hồ sơ địa chỉ nhân đạo theo hướng thống nhất vận dụng phương thức linh hoạt.

Đặc biệt, Hội đổi mới phương thức trợ giúp đối tượng, liên tục, thiết thực theo hướng phát triển bền vững; lựa chọn mô hình phù hợp với thực tiễn của các địa phương, khả năng tham gia của cộng đồng để đảm bảo mô hình có chiều sâu, lan tỏa và bền vững...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
Chăm lo cho mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO