Chấn chỉnh lùm xùm tiền từ thiện: Nghệ sĩ nói gì về việc minh bạch?

KTĐT| 06/09/2021 09:50

Suốt một thời gian dài, mạng xã hội xôn xao về việc nhiều nghệ sĩ nổi tiếng vướng vào những lùm xùm xung quanh chuyện công khai, minh bạch tiền từ thiện. Dẫn đến, hai phía tranh cãi nảy lửa, thậm chí “lăng mạ” lẫn nhau. Tại dự thảo bộ Quy tắc ứng xử nghệ sĩ đang xây dựng yêu cầu nghệ sĩ minh bạch tiền từ thiện. Trước những quy định này người trong cuộc nói gì?

Dư luận xấu về nghệ sĩ
Bộ VHTT&DL vừa ban hành dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử (QTƯX) đối với nghệ sĩ. Trong đó có nội dung về việc nghệ sĩ cần minh bạch nội dung trong hoạt động từ tiện. Bộ QTƯX này được đặt ra trong bối cảnh trên mạng xã hội đang tranh luận rất nhiều về những khoản tiền lớn mà một số nghệ sĩ đã kêu gọi được như ca sĩ Thuỷ Tiên, nghệ sĩ Hoài Linh, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng để làm từ thiện.
Nhiều người dân đã ủng hộ tiền từ tiện cho các nghệ sĩ, họ đòi hỏi sự minh bạch, điều này hoàn toàn chính đáng, và nghệ sĩ có nghĩa vụ phải làm rõ. Sự minh bạch đó không chỉ là sao kê đầu vào những khoản quyên góp được, mà cả các chi tiêu, chi phí, cứu trợ, ủng hộ… nói chung là đầu ra.
Có lẽ thật khó trả lời chính xác cho từng trường hợp. Nhưng một điều không thể phủ nhận, đó là hầu hết các nghệ sĩ tham gia các hoạt động thiện nguyện trong thời gian qua chủ yếu chỉ là theo kiểu tự phát, tùy hứng, thiếu kế hoạch và đặc biệt là thiếu sự chuyên nghiệp. Từ đó, họ sa lầy vào hỏi-đáp, tranh cãi, lời qua tiếng lại cho đến khi trở thành cái tên mà có làm gì đi nữa vẫn không xóa nhòa thái độ nghi hoặc từ khán giả. Mấu chốt của tiến trình vẫn nằm ở việc người nổi tiếng kêu gọi quyên góp đã mắc sai lầm hoặc sơ suất nào đó do thiếu chuyên nghiệp sau khi nhận tiền.
Trao đổi với phóng viên KT&ĐT về vấn đề này, NSND Trung Anh chia sẻ: “Việc lùm xùm về tiền từ thiện đã kéo dài mấy tháng nay. Việc này tập trung vào một mối là chuyện của bà Phương Hằng thông tin về cách ứng xử và không giải trình từ thiện của nghệ sĩ. Nhưng, đây chỉ là vấn đề cãi nhau ở trên mạng, không có bằng chứng. Việc này đang gây dư luận xấu và ảnh hưởng đến các nghệ sĩ nói chung và một số nghệ sĩ nói riêng”.
“Tôi nghĩ cơ quan chức năng cần vào cuộc và có căn cứ luật phát để xem xét. Bởi, khi muốn tố cáo ai, người tố cáo phải có bằng chứng và nếu không có bằng chứng là vu khống. Tôi không bênh nghệ sĩ, nếu nghệ sĩ ăn chặn tiền từ thiện tôi đề nghị xử mức nặng nhất. Vì như thế là lợi dụng uy tín để lừa đảo” – NSND Trung Anh cho hay.
Nghệ sĩ cần rút kinh nghiệm
Nghệ sĩ Việt làm từ thiện cần rút kinh nghiệm cho bản thân từ trường hợp của người đi trước. Nghệ sĩ cũng là người bình thường, không nên ôm đồm mọi công đoạn của một hoạt động từ thiện. Một số nghệ sĩ như Thái Thùy Linh, Tùng Dương... làm từ thiện không gây tranh cãi mà vẫn hiệu quả do họ chỉ làm đúng phần việc của mình. Rõ ràng, từ thiện là hoạt động có lý có tình. Người làm thiện nguyện có cái tình lớn lao đến đâu đi nữa vẫn cần cái lý để giữ cho cái tình bền vững trước dư luận thị phi.
Theo NSND Trung Anh: “Tránh những điều tiếng không khó vì những người phát ngôn hay làm những điều như thế cần xem xét lại xem họ có thật sự là nghệ sĩ hay không. Tôi nghĩ rằng chữ nghệ sĩ còn quan trong hơn danh nhiệu NSND, NSƯT. Nếu đúng là nghệ sĩ, họ sẽ không làm và ứng xử những điều như thế. Hành xử còn tuỳ thuộc vào phông văn hoá, học thức và mục tiêu phấn đấu của mỗi người. Tôi đã đọc nhiều chuyện, xem nhiều thứ ở trên mạng không biết tin vào điều gì. Thậm chí những người tố cáo còn vơ đũa cả nắm không chỉ đích danh người này hoặc người khác. Nghệ sĩ thậm chí bị xô đẩy, chèn ép trong chuyện đấy không biết điều đó có thực sự là vu khống hay không hay bản thân người đứng ra tố cáo có bằng chứng hay không và không thấy pháp luật can thiệp”.
Chính vì vậy, những chế tài pháp lý, Quy tắc ứng xử đối với nghệ sĩ là các thiết chế để bảo vệ lòng tin, đồng thời tạo cơ chế để bảo vệ quyền lợi của nghệ sĩ và giúp họ tránh được các rủi ro làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh, niềm tin của khán giả đối với “người của công chúng” cũng như bất cứ ai đứng ra kêu gọi làm thiện nguyện.

Ca sĩ Tùng Dương, một nghệ sĩ nhiều năm nay, rất nhiệt tình với công việc thiện nguyện, cho rằng cần có bộ quy tắc ứng xử này. “Nó sẽ giúp các nghệ sĩ làm thiện nguyện minh bạch hơn, tránh những lùm xùm không đáng có. Nghệ sĩ là những người nhạy cảm, họ hành động theo trái tim, theo cảm xúc nên có thể không chuyên nghiệp như nhiều tổ chức. Tuy nhiên với bản quy tắc này, họ sẽ cẩn trọng hơn, minh bạch hơn với công việc thiện nguyện của mình” – nam ca sĩ nổi tiếng chia sẻ. Anh cũng nói thêm nếu là quy định có tính chất bắt buộc, ví dụ yêu cầu nghệ sĩ phải công khai toàn bộ sao kê, chứng từ khi từ thiện, nếu không sẽ bị phạt, thì có thể nhiều nghệ sĩ sẽ dè dặt hơn khi làm công việc này vì họ có cảm giác tổn thương khi bị nghi ngờ không minh bạch. Tuy nhiên, nếu là một khuyến nghị để các nghệ sĩ thực hiện thì đó là điều rất nên.

Nhạc sĩ Nguyễn Quang Long cho rằng dù xuất hiện trên mạng hay ngoài đời, các nghệ sĩ luôn thu hút một lượng công chúng đông đảo. Mọi hành động của người nổi tiếng luôn có tính định hướng và dẫn dắt. Phần lớn người của công chúng, người nổi tiếng thấy rõ trách nhiệm của mình với cộng đồng, tuy nhiên cũng người dùng sự nổi tiếng ấy cho những toan tính riêng của họ. “Chính vì thế, rất cần một bộ quy tắc ứng xử, để chấm dứt ngay việc vì những mâu thuẫn cá nhân hay bức bối điều gì đó, người ta sẵn sàng lên mạng mắng chửi người khác, kéo theo các fan lao vào cuộc chiến của mình” – nhạc sĩ Nguyễn Quang Long bày tỏ.

(0) Bình luận
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chấn chỉnh lùm xùm tiền từ thiện: Nghệ sĩ nói gì về việc minh bạch?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO