Chân dung đứa con trai

Phạm Bình Sơn dịch| 16/05/2017 15:51

Một ông già giàu có và anh con trai rất thích sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật quý hiếm. Bộ sưu tập của họ có gần như tất cả các tác phẩm từ Picasso đến Raphael. Họ thường ngồi với nhau để cùng thưởng thức những kiệt tác nghệ thuật.

Khuyết danh (Mỹ)

Chân dung đứa con trai
Minh họa của Lê Huy Quang
Khi chiến tranh bùng nổ, người con trai ra trận. Anh ta rất gan góc. Trong một trận chiến đấu, vì cứu một người đồng đội, anh ta đã tử trận.

Nghe tin người con trai duy nhất của mình hy sinh, người cha vô cùng đau khổ.

Khoảng một tháng trước ngày Giáng sinh, người cha nghe thấy có người gõ cửa. Mở cửa ra, ông thấy một thanh niên đứng ở trước cửa, tay đang cầm một bưu kiện lớn.

“Thưa bác, bác có thể không biết cháu. Cháu là người đồng đội được con trai của bác đã liều mạng để cứu đây. Ngày hôm ấy, anh ấy đã cứu sống nhiều người. Khi anh ấy đưa cháu về phía sau để cho an toàn hơn thì một viên đạn bắn trúng ngực anh ấy. Anh ấy đã qua đời. Con trai của bác thường xuyên kể chuyện về bác, nói về tình yêu của bác dành cho nghệ thuật”. Chàng trai trẻ trao bưu kiện và nói.

“Cháu biết món quà này chẳng là cái gì. Cháu thực sự cũng chẳng là cái gì khi đứng trước một nhà nghệ thuật lớn. Cháu tin rằng con trai của bác chắc chắn có hy vọng là bác nhận lấy nó.”

Người cha mở gói, đó là một bức chân dung của con trai mình. Ông lão ngạc nhiên nhìn chằm chằm đứa con trai trong bức tranh. Tư chất tươi sáng của người con trai được chàng trai trẻ khắc họa vô cùng sinh động. Người cha bị thu hút một cách sâu sắc, đôi mắt già nua không thể giữ nổi dòng nước mắt. Ông bày tỏ lòng biết ơn với chàng trai trẻ, và sẵn sàng trả tiền cho anh ta.

“Ồ! không, thưa bác, con trai của bác vì cháu mà phải trả giá bằng cả cuộc đời, cháu bất kể làm thế nào cũng không thể báo đáp nổi. Đây chỉ là món quà mọn của cháu.”

Người cha treo bức chân dung phía trên lò sưởi. Bất cứ khi nào có khách tới thăm, đầu tiên ông luôn luôn mời họ tới xem bức chân dung của đứa con trai. Sau đó mới dẫn họ đi xem các kiệt tác bậc thầy khác.

Mấy tháng sau, ông già qua đời. Công ty bán đấu giá được tổ chức bán đấu giá đặc biệt theo quy mô lớn. Nhiều nhà sưu tập có uy tín tập trung ở đây. Họ không thể không nhìn thấy những kiệt tác tuyệt vời và có cơ hội để tâng bốc những bức trong những bộ sưu tập của mình và hứng khởi mãi không thôi.

Trên gian hàng có một bức chân dung của con trai ông.

Tay búa của người bán đấu giá vang lên. “Chúng tôi sẽ bắt đầu từ bức tranh Chân dung đứa con trai, bắt đầu đấu giá. Ai trả giá bức chân dung này?”

Hội trường im phăng phắc. Sau đó người nào đó hét lên đáp lại: “Chúng tôi chỉ muốn nhìn thấy những bức danh họa... Bức chân dung này cho qua đi thôi.”

Nhưng người bán đấu giá khăng khăng từ chối. Có người nguyện ý trả giá bức chân dung này phải không? Ai bắt đầu trả giá nào? 100 đô la, 200 đô la?”

“Chúng tôi không cần xem bức chân dung này, chúng tôi muốn xem tranh của Van Gogh, tranh của Rembrandt cơ. Có lẽ cuộc bán đấu giá thực sự nên bắt đầu đi thôi!” Một giọng khác hét lên giận dữ.

Nhưng người bán đấu giá vẫn tiếp tục tiến hành như cũ. “Bức Chân dung đứa con trai! Chân dung đứa con trai! Ai nguyện ý trả giá bức Chân dung đứa con trai nào?”

Cuối cùng, từ phía sau hội trường có một giọng nói cất lên: “Tôi xin trả giá bức chân dung này 10 đô la!” Lời nói đó là của ông lão làm thuê và con trai lão làm công nhân trồng hoa. Cho rằng là một người nghèo khó, ông chỉ đủ khả năng trả giá vậy thôi.

“Chúng tôi đã có một người trả giá 10 đô la, còn có ai trả giá 20 đô la không?”

“10 đô la, bán cho ông ấy đi, chúng ta hãy xem những kiệt tác.”

“Có người trả giá 10 đô la, khó khăn lắm mà không có ai trả giá 20 đô la phải không?

Cả hội trường biến thành một đám đông tức giận. Họ không muốn có một bức Chân dung đứa con trai, họ muốn bỏ tiền ra mua những bức tranh nổi tiếng để đưa vào bộ sưu tập của họ.

Người bán đấu giá gõ chiếc búa gỗ nhỏ.

“10 đô la lần thứ nhất! 10 đô la lần thứ hai! 10 đô la mặc cả xong!”

“Bây giờ, chúng ta hãy tiếp tục bán đấu giá bộ sưu tập ngay đi thôi!” Một nhà sưu tập ngồi ở hàng ghế thứ hai hét lên.

Người bán đấu giá gõ búa.

“Tôi xin lỗi, việc bán đấu giá đã kết thúc. Khi tôi nhận được cuộc điện thoại yêu cầu tôi chủ trì cuộc đấu giá này, tôi được báo cho biết là trong di chúc của ông chủ có một điều khoản bí mật, tôi chỉ có thể tiết lộ điều khoản đó vào thời điểm này. Cuộc đấu giá chỉ bán bức Chân dung đứa con trai thôi. Hễ ai mua bức chân dung này, dù bất kể người ấy là ai, đều có thể thừa hưởng toàn bộ tài sản của ông chủ, bao gồm toàn bộ các bức tranh nổi tiếng nữa. Ngài vừa mua được bức Chân dung đứa con trai, đương nhiên là được tất cả!”

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chân dung đứa con trai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO