Chỉ thị của BCH Đảng bộ TP Hà Nội về vận động nhân dân hoan nghênh chính quyền, bộ đội ta vào tiếp quản thành phố

HNM| 10/10/2018 07:42

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết, Hà Nội nằm trong khu vực tập kết 80 ngày của quân đội Pháp.

Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử đồng chí Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Xuân Thủy, Tố Hữu trực tiếp lãnh đạo và chỉ đạo công tác tiếp quản Thủ đô. Ngày 17-9-1954, Ủy ban Quân chính TP Hà Nội được thành lập để tiếp thu và quản lý thành phố. Ngày 30-9-1954, ta và Pháp ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về quân sự; ngày 2-10-1954, ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội về hành chính tại Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Theo đó, nguyên tắc chuyển giao là bảo đảm về trật tự, an toàn, không được phá hoại và không làm gián đoạn các hoạt động của đời sống thành phố.

Theo kế hoạch, ngày 10-10-1954, quân đội và chính quyền ta sẽ tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Để chuẩn bị cho kế hoạch tiếp quản này, ngày 6-10-1954, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 11CT/ĐBHN "Về việc vận động nhân dân Hà Nội hoan nghênh chính quyền, bộ đội ta vào tiếp quản thành phố".

Nhân dịp kỷ niệm 64 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2018), Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng giới thiệu toàn văn Chỉ thị này:

ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM
BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HÀ NỘI

*
Số 11-CT/ĐBHN
CHỈ THỊ
của Đảng ủy Hà Nội
(Về việc vận động nhân dân Hà Nội hoan nghênh 
chính quyền, bộ đội ta vào tiếp quản thành phố)

————

Ngày 10-10 quân đội và cơ quan chính quyền ta sẽ tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Đảng ủy ra chỉ thị sau đây để các ngành hiện công tác tại nội địa vận động nhân dân chuẩn bị hoan nghênh chính quyền và quân đội ta:

I. - Ý NGHĨA MỤC ĐÍCH:

Vận động nhân dân Hà Nội hoan nghênh chính quyền và bộ đội ta vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội nhằm mục đích ý nghĩa sau đây:
1. Gây một không khí tưng bừng, phấn khởi đón mừng và tin tưởng chính quyền và bộ đội ta đến tiếp quản thành phố, và bảo vệ đời sống an ninh trật tự của nhân dân Thủ đô.
2. Biểu dương lực lượng hùng mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng vững chắc của chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa.
3. Biểu dương mối cảm tình nồng nhiệt của nhân dân Thủ đô đối với chính quyền dân chủ cộng hòa và quân đội nhân dân Việt Nam.

II. - NỘI DUNG VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN CHUẨN BỊ HOAN NGHÊNH CHÍNH QUYỀN VÀ BỘ ĐỘI TIẾP QUẢN

Để thực hiện mục đích ý nghĩa quan trọng ấy, các ngành các giới ngay từ bây giờ phải vận động các tầng lớp, giới nhân dân chuẩn bị chu đáo.
1- Vận động tất cả các nhà trường trong thành phố treo cờ kết hoa, treo đèn từ ngày 10-10-1954.

2- Khi quân đội ta tiến vào, vận động nhân dân sắp xếp hàng ngũ chỉnh tề hai bên dọc đường, quân đội ta vào không xô xuống đường làm cản trở bước tiến của bộ đội (sẽ báo đường tiếp quản vào Hà Nội sau) mang theo băng cờ kẻ khẩu hiệu, cờ và ảnh Hồ Chủ tịch. Nên tổ chức nhân dân xếp thành hàng ngũ, mọi giới có nhiều đoàn, các đoàn các giới cứ đứng xen kẽ lẫn nhau, nhưng làm thế nào để phân biệt được từng giới một.

Các học sinh các trường và em bé thì cầm cờ nhỏ, bó hoa, để khi quân đội ta tiến quân thì phất cờ, vẫy hoa.

3- Trong ngày hôm đó anh chị em hàng phố, các cửa hiệu, các trường học có nhiệt tình đối với chính quyền và bộ đội ta muốn nghỉ để đi đón mừng thì cũng nên để cho họ đi, không nên cứ bắt họ làm việc như trong các báo đã đăng (vì báo hằng ngày trước đây đã đăng là các nhà buôn, trường học không ngừng hoạt động trong ngày hôm đó).

4- Ngay từ bây giờ, vận động nhân dân chuẩn bị những thứ cần thiết để ngày 10-10-1954 có thể dựng cổng chào, kết hoa treo đèn ở các ngả đường thật nhanh chóng. Các công sở lớn chuẩn bị cờ to để kéo khi quân ta vào.

5- Việc đón mừng phải tổ chức thật trật tự và phải đề phòng những trường hợp bọn phản động lợi dụng cơ hội phá rối trật tự.

III. - KHẨU HIỆU

- Chào mừng Ủy ban Quân chính, bộ đội và cán bộ vào tiếp quản Hà Nội.
- Hoan nghênh và biết ơn Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Triệt để thi hành chính sách của Chính phủ và Ủy ban Quân chính Hà Nội.
Tùy theo trình độ nhân dân và tính chất của từng giới như công nhân, lớp nghèo… mà nêu các khẩu hiệu:
- Đảng Lao động Việt Nam muôn năm.
- Triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam.
Cuộc vận động này có ý nghĩa rất quan trọng: Hà Nội là Thủ đô của ta, vận động được nhân dân tổ chức đón mừng quân đội và chính quyền ta được chu đáo và trật tự sẽ có nhiều ảnh hưởng tốt rất lớn đến toàn quốc và quốc tế.
Mong các ngành nhận rõ ý nghĩa quan trọng và tích cực thi hành Chỉ thị.
Các ngành cần báo cáo kết quả vận động về Đảng ủy trước ngày 10-10-1954.
Hà Nội ngày 6 tháng 10 năm 1954
TM/ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HÀ NỘI

Bí thư
Trần Quốc Hoàn
(Đã ký)

(Phông số 11, Mục lục hồ sơ số 02, Đơn vị bảo quản số 858, Lưu tại Lưu trữ Lịch sử của Trung ương Đảng)
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024
    Sáng 19/4, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024 và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
Đừng bỏ lỡ
Chỉ thị của BCH Đảng bộ TP Hà Nội về vận động nhân dân hoan nghênh chính quyền, bộ đội ta vào tiếp quản thành phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO