Chính sách nhân văn đi vào cuộc sống

Khánh Vũ//HNM| 08/07/2019 06:49

Với nhiều người kém may mắn, cuộc sống đã khó khăn lại mắc bệnh hiểm nghèo, thì bảo hiểm y tế là chiếc “phao cứu sinh” giúp họ phần nào an tâm chữa trị bệnh suốt đời. Sau 10 năm đi vào cuộc sống (có hiệu lực từ ngày 1-7-2009), Luật Bảo hiểm y tế đã phát huy hiệu quả rõ nét, khẳng định một chính sách nhân văn, ưu việt, được xem là trụ cột của chính sách an sinh xã hội.

Chính sách nhân văn đi vào cuộc sống
Nhờ bảo hiểm y tế, gánh nặng chi phí khám, chữa bệnh của nhiều bệnh nhân đã giảm đáng kể. Ảnh: Thái Hiền

Bảo hiểm y tế - trụ cột an sinh xã hội

Do bị suy thận nên gần 14 năm nay, tuần nào, anh Hoàng Văn Hải (ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) cũng phải vào Bệnh viện Bạch Mai để điều trị bệnh. Anh Hải chia sẻ: Với điều kiện gia đình khó khăn, nếu không có thẻ bảo hiểm y tế, chắc anh không thể sống được đến ngày hôm nay, bởi chi phí cho việc điều trị bệnh quá lớn. Đó chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp phải gắn bó lâu dài với giường bệnh, được bảo hiểm y tế chi trả với số tiền lớn. Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Hữu Dũng cho biết, chi phí cho mỗi buổi lọc thận là 543.000 đồng/bệnh nhân, chưa kể tiền thuốc, tiền xét nghiệm, tiền bổ sung đạm, sắt... Như vậy, tổng chi phí lọc thận mỗi tháng cho một bệnh nhân khoảng 10-12 triệu đồng. Trong khi đó, phần lớn người bệnh đều có hoàn cảnh khó khăn, nếu không có thẻ bảo hiểm y tế, họ không thể thực hiện được kỹ thuật này. Hiện tại, bảo hiểm y tế chi trả gần như 100% chi phí cho các bệnh nhân lọc thận có thẻ bảo hiểm y tế.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chỉ riêng năm 2018 đã có khoảng 50 trường hợp điều trị các bệnh khác nhau, được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh từ 400 triệu đồng đến 4,7 tỷ đồng/bệnh nhân. Còn trên địa bàn Hà Nội, cũng trong năm 2018, Quỹ Bảo hiểm y tế đã thanh toán hơn 20 tỷ đồng tiền khám, chữa bệnh cho 20 bệnh nhân. Trong đó, có 2 bệnh nhân tại Viện Huyết học và Truyền máu trung ương được thanh toán với số tiền cao nhất. Đó là bệnh nhân L.M.V mắc bệnh bạch cầu dạng tủy cấp, được chi trả gần 2 tỷ đồng và bệnh nhân H.M.V mắc bệnh thiếu yếu tố 8 di truyền, được chi trả hơn 1,6 tỷ đồng. Có 7 bệnh nhân được thanh toán từ 1 đến 1,6 tỷ đồng và hơn 10 bệnh nhân được chi trả từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng. Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu trung ương Bạch Quốc Khánh cho biết, số bệnh nhân điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu trung ương có thẻ bảo hiểm y tế chiếm từ 97% đến 98%. Nếu không có thẻ, thì hầu hết người bệnh khó có thể điều trị được một, hai đợt hóa chất và sử dụng các dịch vụ, loại thuốc đắt tiền.

Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp học sinh, sinh viên không may bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn… được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi đợt điều trị và không ít trường hợp được thanh toán với số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Đặc biệt, từ năm 2019, bảo hiểm y tế bắt đầu chi trả cho bệnh nhân điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV, nhằm thực hiện mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2030, Việt Nam sẽ chấm dứt đại dịch HIV/AIDS, trong khi các nguồn viện trợ không còn. Theo ông Lê Văn Phúc, Trưởng ban Dược - Vật tư y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2019 sẽ có khoảng 48.000 người có HIV có thẻ bảo hiểm y tế được sử dụng thuốc ARV. Đến năm 2020, số người có HIV còn lại sẽ được cấp thuốc ARV từ Quỹ Bảo hiểm y tế.

Hà Nội phấn đấu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 88,2%

Chính sách nhân văn đi vào cuộc sống
Khám, chữa bệnh cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Mắt Hà Nội. Ảnh: Thái Hiền

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tốc độ bao phủ bảo hiểm y tế có đà tăng trưởng nhanh trong khoảng 5 năm gần đây. Cuối năm 2012, tỷ lệ mới chỉ đạt 66,8% dân số, thì đến hết tháng 5-2019 đã đạt 89%.

Tại Hà Nội, tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố đạt 86,5% dân số. Bảo hiểm xã hội thành phố đã ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với 197 cơ sở y tế. Tổng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của năm 2018 lên tới 17.659 tỷ đồng, chiếm 105,1% dự toán được giao, bảo đảm quyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho hơn 10,7 triệu lượt người. Hiện tại, có khoảng 6,5 triệu thẻ bảo hiểm y tế phát hành còn giá trị sử dụng. Năm 2019, Hà Nội đặt chỉ tiêu tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 88,2% dân số.

Để đạt chỉ tiêu này, ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, ngân sách nhà nước có hỗ trợ cho một số đối tượng tham gia. Cụ thể, hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo và thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều được hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng. Học sinh, sinh viên, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, được hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng. Bảo hiểm xã hội Hà Nội cũng tích cực tuyên truyền, vận động toàn dân nâng cao ý thức về trách nhiệm, quyền lợi trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, nhất là chủ sử dụng lao động tuân thủ nghiêm Luật Bảo hiểm y tế…

Sau 10 năm Luật Bảo hiểm y tế đi vào cuộc sống, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Minh cho rằng, cùng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hợp tác của Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan chức năng đã tích cực hoàn thiện cơ chế, chính sách để thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân. Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế để kết nối, liên thông giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế, tạo thuận lợi cho cơ sở y tế và người có thẻ đến khám, chữa bệnh được phục vụ kịp thời. Đặc biệt, việc xây dựng thành công dữ liệu hộ gia đình với đầy đủ thông tin của 24 triệu hộ, hơn 91 triệu người là nền tảng hình thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm y tế... Cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng đã ký với gần 9.900 tổ chức, 33.000 nhân viên tại 28.000 điểm thu trải khắp cả nước để người dân dễ dàng tiếp cận với chính sách bảo hiểm y tế.

Còn theo ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc điều chỉnh giá viện phí, tính đúng, tính đủ, công khai, minh bạch cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy người dân tham gia, giúp họ tránh được “bẫy nghèo” do đau ốm. Điều quan trọng, ngành Bảo hiểm xã hội cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến để mọi người dân hiểu sâu, hiểu đúng về tính ưu việt, nhân văn của chính sách bảo hiểm y tế, để từ đó có ý thức, trách nhiệm tham gia, vì sức khỏe của bản thân, gia đình và góp phần chia sẻ với cộng đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
Chính sách nhân văn đi vào cuộc sống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO