Chợ soi - năm có một phiên

Nhà văn Nguyễn Hiếu| 13/01/2021 08:55

Chợ soi -  năm có một phiên

Làng tôi cũng có chợ. Đó là chợ Chèm nằm trên một mảnh đất kín đáo ngay bên bờ sông Hồng (sông Cái). Gần sáu chục năm trôi qua mỗi bận về làng tôi vẫn nhớ như in khung cảnh chợ Chèm cũ. Đó là hai dãy nhà gạch xây như hành lang của biệt thự, mái ngói chạy dài một mạch. Khi tôi lớn lên những cây bàng trồng hai đầu chợ đã là cây cổ thụ, bóng trùm lên hai dãy nhà khiến chợ Chèm luôn râm mát. 

Chợ Chèm làng tôi xây dựng khang trang, bán buôn đủ thứ, còn có cả gánh phở của một người đàn ông trong làng tên là Bảo. Hồi bé, tôi và bọn trẻ xóm ngoài đê rất thèm phở. Nhưng phở là món quà khác hẳn bánh đúc, cháo se, bánh rán, bánh đa.... Chỉ có khi nào tôi ốm mẹ tôi mới sai chị tôi mang ba xu ra mua phở. Vì thế nhiều khi ỳ ùm ở sông về qua hàng phở Tần Thúc Bảo ngửi mùi phở thơm lựng, làm tôi nổi cơn thèm bèn giả ốm, bỏ cơm đòi ăn phở. 

Vào tuổi lên mười, khi gần đến Tết, tôi lại thắc mắc tại sao chợ Chèm xây dựng khang trang thế mà lại không có phiên soi - phiên chợ cuối cùng mở vào ngày 27 tháng Chạp như chợ Vẽ. 

Làng Vẽ so với làng Chèm nhìn về hình thức, quy mô thì cũng một chín, một mười từ đình đến cổng làng. Chỉ có chợ Vẽ không thể bì với chợ Chèm được. Chợ Vẽ là vẫn chỉ có những túp lều mái lợp rạ xơ xác, dựng trên bốn cái cốt tre bốn phía trống trải. Ngày nắng còn đỡ, vào ngày mưa, mùa đông thì bãi chợ nát nhoét bùn vì chân người đi. Người ngồi bán co ro trong những chiếc áo tơi lá, chân tay run rẩy vì lạnh, môi thâm tím lại gió bấc hun hút từ sông Cái tràn qua đê thốc vào. Chợ Vẽ cũng không có món phở có thùng nước phở luôn sôi ùng ục trên bếp củi đỏ rực, bốc ra mùi thơm lừng khuấy trộn lòng dạ con trẻ. Ấy vậy mà cái chợ đơn sơ, trống hoang ấy lại có phiên chợ soi tuyệt vời hấp dẫn, chứa đầy khát khao của người dân hai làng Chèm, Vẽ và nhất là đám trẻ con chúng tôi. 

Chợ Vẽ cũng như chợ Chèm ngày nào cũng nhóm họp, nhưng chợ Vẽ, phiên chính rơi vào ngày 2, ngày 7. Phiên chợ chính bao giờ cũng đông khách mua người bán. Không kể dân hai làng Chèm, Vẽ mà dân trong vùng cũng kéo đến tụ tập bán mua: nào dân từ Bồng Lai, Bá Giang, Kẻ Thượng, Kẻ Sòi, Đăm, Trôi, Nhổn, Hoàng, Mạc... xuống; nào dân từ Cổ Nhuế, Bưởi, Cáo, Sở  ra; nào dân từ Bạc, Xù, Gạ, Tứ Tổng, Tứ Liên, Yên Phụ... lên; rồi dân bên Phúc Yên, Tráng Việt... cũng chèo đò qua. Thôi thì đủ sản vật các miền tụ tập về: giang nứa, gỗ thớt từ Bồng Lai, Bá Giang, cam Canh, bưởi Diễn, xôi các loại, bánh trôi, bánh chay của Xù, Gạ... Riêng làng Chèm tôi và làng Vẽ góp hai mặt hàng nổi tiếng đã đi vào thành ngạn ngữ ẩm thực của Hà thành: “giò Chèm nem Vẽ”... 

Ấy vậy mà so với phiên chợ chính đông vui, sầm uất nhất thì phiên chợ Vẽ soi vẫn có sức hấp dẫn gấp trăm nghìn lần. Sự hấp dẫn đó bắt đầu từ sự hiếm. Phiên chợ Vẽ soi cả năm chỉ có một lần. Đó là phiên chợ mua sắm cuối cùng trong năm đề bàn dân thiên hạ chuẩn bị bước vào đón Tết Nguyên đán.

Sự hấp dẫn còn vì sự đa dạng phong phú của mặt hàng. Ngoài những vật dụng thường nhật, người đi chợ soi còn có thể mua lá dong, lạt tre... làm bánh chưng; mua măng, nấm... những mặt hàng miền ngược chở về...; đong được gạo nếp, gạo đồ, tám thơm, ré... mang từ làng Vòng, làng Thanh Trì ra; mua được cả lọ lục bình, đỉnh đồng... từ phố mang tới mà phiên thường không có...

 Đối với người lớn, chợ Vẽ soi thật đủ đầy những mặt hàng cho một cái Tết, cho nhu cầu mua sắm quanh năm dồn lại một ngày. Đối với bọn trẻ chúng tôi, chợ Vẽ soi thật rộn ràng, vui tươi, náo động. Bên cạnh những túp lều chợ mái rơm quê, giữa những bãi trống trong chợ, những trò chơi từ đâu đâu tràn về. Những anh chàng mặc áo xanh đỏ đi cà kheo, tung hứng; những chú khỉ lông vàng, mặt đỏ nhẩy nhót, uốn éo quanh những vòng sắt tròn... Tôi còn nhớ phiên chợ soi năm tôi 12 tuổi, người ta còn dắt về một con gấu nâu to lớn, lặc lè. Cứ đi vài bước nó lại chìa bàn tay đầy lông ra để xin mía, xin mật, xin tiền... Những bàn quay số có thưởng bằng những đoạn kẹo kéo, kẹo bông, kẹo mạch nha... Chiếc xe đạp của ông kem Nam Hoa phiên chợ soi nào cũng chở thêm một thùng tiết bò nghễu nghện đằng sau xe mà chỉ chưa đầy nửa phiên đã hết sạch. 

Nhưng có lẽ hấp dẫn nhất với đám trẻ chúng tôi khi đến phiên soi là dãy hàng tranh Đông Hồ sặc sỡ. Vẫn từng nấy tranh vẽ những thứ mà bọn trẻ chúng tôi đã quen thuộc từ buổi đi chợ soi đầu tiên với mẹ, vậy mà năm nào hàng tranh ấy cũng hấp dẫn, thu hút chúng tôi. 

Vào phiên soi, hàng tranh dồn về chợ Vẽ rất nhiều. Hàng, hàng ngồi kề liền nhau. Hàng nào cũng trải chiếu và bắc những xà nứa ngang để bầy và treo tranh. Chả cứ bọn trẻ chúng tôi xô đến hàng tranh mà cả các cụ già, người lớn cũng tới. Họ ngắm nghía chọn mua tranh, câu đối và cả những chữ nho to tướng treo trên xà. Còn lũ trẻ chúng tôi lom khom đứa ngồi, đứa bò, chỉ trỏ, bàn tàn về những bức tranh quen thuộc. Nào là tranh gà mẹ nuôi con, tranh đàn lợn có xoáy âm dương, tranh thằng bé ôm con vịt, tranh ông tướng dán ngoài cổng để trừ tà ma, những điều xui xẻo... Nào tranh Ngô Vương ngự thuyền diệt quân Ngô, Hai Bà Trưng ngạo nghễ trên bành voi vung gươm diệt quân Hán, rồi cả tranh thái thú Tô Định nhăn mặt nằm dưới chân voi...

Đã vào tuổi thất thập, ngồi nhớ lại phiên chợ Vẽ soi đã mãi mãi rời xa hơn sáu mươi năm tự nhiên lại bần thần thương đàn cháu nội và đám trẻ cùng lứa của chúng. Phố phường hiện đại, những siêu thị sáng choang... liệu có mang lại cho lũ trẻ ngày nay những tưởng tượng, ước mơ và cả niềm vui thơ ngây mà những phiên chợ soi đã mang lại cho lứa tuổi chúng tôi không? 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Chợ soi - năm có một phiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO