Cho vay ứng dụng công nghệ cao vẫn vướng

Theo kinhtedothi.vn | 05/07/2017 09:18

Đến hết tháng 5, cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch ước khoảng 32.339 tỷ đồng với 4.125 khách hàng (3.957 khách hàng cá nhân và 168 khách hàng DN). Làm thế nào để tháo gỡ vướng mắc gói 100.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này đang là bài toán đặt ra với các nhà quản lý, ngân hàng và cả DN.

Những vướng mắc cũ cho gói tín dụng mới

Tại hội thảo "Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao" sáng 4/7 do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NN&PTNT, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp tổ chức phần lớn ý kiến phía DN cho rằng, ngân hàng luôn đòi hỏi tài sản có thể thế chấp bằng đất, còn những tài sản khác được thẩm định rất thấp.

Trong khi, đất sản xuất nông nghiệp không phải ở đâu cũng có sổ đỏ, có khi cả khu sản xuất có cả đất mượn, đất thuê thì DN khó mà “với” được vốn vay. Trước đây, một số DN đã tiếp cận được nguồn vốn phát triển chuỗi sản xuất, nhưng, trong “sân chơi” nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, DN phải thực sự “đủ sức khỏe” mới theo được đến cùng.

Trên thực tế, tiếng là quy định lãi suất khoản vay thấp hơn 0,5 - 1,5% lãi vay thông thường ở các kỳ hạn nhưng các điều kiện đáp ứng để được tiếp cận vốn mà Bộ NN&PTNT đề ra không dễ chút nào. Bởi các quy định như: Dự án nông nghiệp công nghệ cao phải nằm trong khu hoặc vùng đã được công nhận để triển khai; dự án được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm chất lượng.

Dự án nông nghiệp sạch phải thực hiện ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn theo Thông tư 48/2013/TT- BNN&PTNT; đủ điều kiện ATTP theo Thông tư 45/2014/TT-BNN&PTNT; DN nông nghiệp công nghệ cao theo quy định; dự án VietGAP có quy trình sản xuất nông nghiệp tốt… Qua “cửa ải” của ngân hàng, khách hàng còn phải chứng minh về tài sản thế chấp, việc mà lâu nay khó tìm được tiếng nói chung giữa ngân hàng và người đi vay.

Đại diện NHNN cũng thừa nhận việc triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do, đây là hướng phát triển nông nghiệp mới chưa có tiền lệ nên tiềm ẩn rủi ro khi triển khai dự án. Đồng thời, sản phẩm đầu ra còn thiếu thị trường tiêu thụ ổn định, chưa đủ công cụ cần thiết để phân biệt và bảo vệ sản phẩm.

Phải tính phương án sản xuất hiệu quả

Theo đại diện NHNN, xét duyệt dự án nông nghiệp công nghệ cao cũng tương tự như các khoản vay thông thường khác. Để khơi thông giúp nguồn vốn được giải ngân, bản thân DN, hộ nông dân phải đưa được các phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả. “Một trong những yếu tố khi cho vay các ngân hàng đều phải tính đến hiệu quả, đúng hơn là người vay có trả nợ được không, trên cơ sở tiêu thụ được sản phẩm, tránh nợ xấu” - Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú chia sẻ.

Với kinh nghiệm thực tiễn cho vay các gói tín dụng trong lĩnh vực này, bà Thái Hương - Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bắc Á cho rằng, việc đánh giá, xếp loại các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch còn dừng lại chủ yếu ở các tiêu chí định tính. Điều này sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc xác định dự án nông nghiệp công nghệ cao và dự án nông nghiệp sạch trong quá trình thẩm định cho vay. "Cần phải có những tiêu chí cụ thể hơn, mang tính định lượng giúp ngân hàng và DN dễ tìm được tiếng nói chung trong quá trình xin vay và xét duyệt cho vay" - bà Hương nhấn mạnh. Với việc bảo lãnh vay vốn, bà Hương cho rằng, ngoài nguồn vốn các ngân hàng tự huy động, Nhà nước cần hỗ trợ thêm các nguồn vốn ưu đãi khác như vốn vay từ Ngân hàng Phát triển, Bộ Tài chính, các quỹ… Khi các ngân hàng tìm được nguồn vốn giá rẻ từ các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài để đầu tư cho các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì Chính phủ cần phát hành bảo lãnh để tạo điều kiện cho các dự án tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ.
Bài liên quan
  • Phát huy thế mạnh của phụ nữ trong việc ứng dụng công nghệ số
    Sáng 25/3, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (CWD) đã tổ chức Lễ khởi động Dự án "Tăng trưởng Doanh nghiệp của tôi: Nâng cao năng lực và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và đang tăng trưởng do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam" với sự tham gia của hơn 50 đại biểu đến từ một số Bộ ngành, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tổ chức tài trợ và các đơn vị đối tác tham gia.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Độc đáo kiến trúc, tên gọi các cửa ra vào Kinh thành Huế
    Kinh thành Huế có 11 cửa thành đường bộ và 2 cửa đường thủy có kiến trúc, tên gọi độc đáo nhưng mỗi cửa mang một chức năng cùng những câu chuyện lịch sử khác nhau sau khi được xây dựng, phục hồi lại.
  • Hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024
    Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố.
  • Hà Nội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền hiệu quả về triển khai Đề án 06/Chính phủ năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Cho vay ứng dụng công nghệ cao vẫn vướng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO