Chuẩn bị di dời hiện vật, đồ thờ tại gò Kim Châu đến chùa Ngâu

KTĐT| 18/10/2021 09:29

Theo thông tin từ Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trong tháng 10/2021, Trung tâm sẽ phối hợp với các đơn vị di dời hiện vật, đồ thờ, tượng thờ từ gò Kim Châu (trong khu Hồ Văn thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám) về chùa Ngâu (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì).

Để phát huy tốt giá trị di sản văn hóa của khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ VHTT&DL, UBND TP Hà Nội đã thống nhất cho các đơn vị liên quan thực hiện dự án Phục dựng tòa Phương Đình và tôn tạo gò Kim Châu thuộc hồ Văn, khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, trước khi triển khai dự án, tại gò Kim Châu đang tồn tại công trình xây dựng không phép cùng các hiện vật, đồ thờ, tượng thờ.

Cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2021, Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã thông báo về việc tháo dỡ công trình, di dời đồ thờ, tượng thờ, hiện vật trên gò Kim Châu tới chính quyền địa phương, đại diện Nhân dân và cơ quan báo chí, chuẩn bị mặt bằng để triển khai dự án phục dựng tòa Phương Đình và tôn tạo gò Kim Châu.

Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng đã thống nhất di dời các hiện vật, đồ thờ và tượng thờ đến địa điểm phù hợp, thực hiện theo quy định và chu đáo về mặt tâm linh, theo hướng công đức cho chùa. Theo hướng dẫn của Ban Tôn giáo Thành phố, đồ thờ, tượng thờ và hiện vật tại gò Kim Châu sẽ được di dời về Ngâu (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội). Trước khi di dời, Trung tâm đã phối hợp với UBND, Uỷ ban MTTQ, Tổ dân phố số 1, Ban Thanh tra nhân dân phường Quốc Tử Giám tổ chức kiểm đếm các đồ thờ, tượng thờ, hiện vật trên đảo Kim Châu dưới sự chứng kiến của Ban Tôn giáo TP, Sở VH&TT Hà Nội, UBND quận Đống Đa, đại diện cơ quan Công an. Theo dự kiến, trong tháng 10/2021, sư trụ trì chùa Ngâu sẽ tiến hành các nghi lễ phù hợp với phong tục tập quán Việt Nam, đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 để tiếp nhận hiện vật, đồ thờ và tượng thờ. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Chiến thắng Điện Biên phủ được tái hiện qua tranh cổ động
    Ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển
    Sáng 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển cần được bảo tồn và phát huy, mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật...
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp đã làm lễ ra mắt và thông tin Báo cáo chỉ số khởi nghiệp quốc gia năm 2024.
  • Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024
    Lễ hội năm nay có hơn 200 gian hàng, gồm: gian hàng bánh dân gian, gian hàng ẩm thực, gian hàng OCOP và đặc sản vùng miền. Đồng thời, Lễ hội thu hút hơn 100 nghệ nhân đến từ các vùng miền cả nước tham gia tranh tài và trình diễn làm các loại bánh dân gian.
Đừng bỏ lỡ
Chuẩn bị di dời hiện vật, đồ thờ tại gò Kim Châu đến chùa Ngâu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO