Chuyện của Khôi

Phạm Hồng Lý| 04/10/2021 10:49

Tác phẩm tham gia cuộc vận động sáng tác VHNT về lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH

 Truyện ngắn

CHUYỆN CỦA KHÔI

Tác giả: Phạm Hồng Lý

Những bước chân tự do đầu tiên của Khôi khi ra khỏi trại giam trở thành vô định, bởi giữa cái vui và buồn lẫn lộn, không biết đi đâu, về đâu và làm gì….Thời gian cứ lặng lẽ trôi, nhưng còn với Khôi thì….

Khôi vẫn nhớ như in lời nói của cán bộ trại giam: “Các anh được tha bổng trước thời hạn, nhờ sự cố gắng cải tạo của chính mình. Về địa phương phải luôn tu nhân tích đức, tự đứng dậy trên đôi chân và nghị lực của chính mình để trở thành người có ích cho xã hội….”.

Việc đầu tiên, Khôi vào phòng điện thoại công cộng gọi cho Quế, người bạn thân. Nhưng vừa nhấc máy lên thì một người đàn bà lạ hoắc bước vào nhìn Khôi chằm chằm rồi quay ngoắt đi. Cũng vừa lúc đầu dây phía bên kia có tiếng trả lời mà Khôi không thể nhầm là vợ của Quế. Nghe thấy tiếng Khôi cô ấy vội “cúp” máy. Khôi thẫn thờ bước ra khỏi phòng điện thoại, vẫn không sao hiểu nổi. Biết “trách ai bây giờ!”.

Khôi đang đi, bước thấp bước cao, rồi gặp lại vô số những người “bạn” cũ một thời đã làm cho Khôi khốn khó, muốn Khôi trở về với con đường cũ… Nào là giúp đỡ “đại ca”. Nào là sẽ làm ăn “to” hơn, “ngoạn mục” hơn, để làm lại…

Không! Một trăm lần không; một khi “anh hùng giang hồ” này đã quyết “cải tà quy chính” để trở lại với chính mình, đúng như lời cán bộ quản giáo nói: “Tự mình tách mình ra khỏi cộng đồng là điều ân hận suốt đời”. Và Khôi cũng đã có một việc làm do bạn bè lính cùng thời giúp đỡ mà với Khôi cho là thích hợp; Thợ xây, suốt ngày trên giàn giáo, ngủ trưa và qua đêm cũng ở trên cao; không phải hỏi ai và cũng không ai hỏi.

Một hôm Khôi đang trát tường lơ lửng trên tầng cao, vô ý đánh rơi cái bàn xoa, đang định xuống lấy thì:

- Ối… Cẩn thận chút nào… Khôi giật mình vội nói:

- Ấy chết, cho tôi xin lỗi….

Hoa ngỡ ngàng, nhận ra Khôi đang ngồi trên giàn giáo. Hai đứa con đi theo giục Hoa:

- Đi thôi, mẹ…Kệ họ, Hoa bước đi hai đứa con vẫn ngoái đầu nhìn lại.

Khôi nhớ ngày vào trại giam chưa được bao lâu thì nhận được lá đơn của vợ xin ly dị. Như sét đánh ngang tai. Choáng váng nhưng rồi Khôi trấn tĩnh lại, mượn bút của cô quản giáo, Khôi ghi luôn vào phía sau:

“Tôi hoàn toàn đồng ý, bởi tôi không còn xứng đáng với em và hai con nữa”.

Cô quản giáo chuyển lại đơn cho Hoa. Hoa đọc mắt đẫm lệ.

Khôi ngồi thừ ở góc tường trại giam… Lý do mà cô ta nêu ra trong đơn là quá rõ ràng và chính đáng, bởi nó có mối quan hệ giữa “xã hội, gia đình và pháp luật”. Khôi nhận được lá thư cuối cùng của hai đứa con cách đây không lâu, chúng nó viết chung, mỗi đứa một kiểu chữ.. “Bố ơi, mẹ buồn lắm, kém ăn, ít ngủ, chỉ mong bố chóng được ra…”.

Khôi viết thư nhờ người chuyển lại cho chúng, không biết chúng nó có chịu đọc không hay lại vứt vào sọt rác….

Một hôm đang mải mệ làm cho xong công trình để bàn giao cho chủ đầu tư, thì bỗng nghe tiếng nói quen quen của hai đứa con, Khôi nhìn xuống

- Ôi ! con của tôi, nhưng kìm lại.

- Bố ơi, làm ở trên cao thế không sợ ngã à?

- Không bố quen rồi, đứa trẻ lại hỏi:

- Ơ sao lạ thế hả bố?

Khôi đang định giải thích cho chúng, vì dưới đất gặp ai cũng kỳ thị xa lánh, thì lại nghe được tiếng của hai đứa:

-Mẹ ơi! Sao lâu thế!

Cùng lúc nghe tiếng bước chân vội vội đặt lên những bậc cầu thang mà Khôi vừa mới lắp đặt xong. Người đàn bà chồm người ra, Khôi quát:

- Này! cẩn thận, ngã không ai chịu trách nhiệm đâu đấy? Khôi giật bắn mình nhận ra Hoa, vợ mình.

- Cho xin lỗi, thì ra là cô à?

- Vâng em đây, rồi Hoa nở nụ cười tươi rói với Khôi. Có lẽ đây là nụ cười đầu tiên mà Khôi nhận được sau khi mãn hạn ở trại giam.

- Anh xuống giáo đi, về nhà ăn cơm.

- Tôi á… làm gì có nhà mà về!

- Có đấy, cả vợ và hai con cùng đến đón anh về mà.

Khôi vừa chạm chân xuống đất thì Hoa cũng vừa xuống hết bậc cầu thang, kéo hai con đến ôm chầm lấy Khôi.

Hoa nhẹ nhàng từng bước đến cạnh Khôi, lấy trong túi xách ra một tờ giấy còn thơm mùi mực dấu của Tòa án, đưa cho Khôi đọc:

“Thể theo đề nghị của chị Nguyễn Thị Thanh Hoa, vợ của anh Trần Văn Khôi, ngày….tháng…. năm…. nay Tòa đồng ý….”.

- Ôi. Thế mà anh cứ tưởng….

- Tưởng thật chứ gì? Em buộc phải làm thế để giúp anh sớm trở về với vợ với con. Thực lòng em sợ lắm…

- Anh cảm ơn em, cảm ơn các con.

- Anh phải cảm ơn anh Quế mới phải..

Khôi ngỡ ngàng, Hoa giải thích….

- Thôi muộn rồi, về đi anh…

Cả bốn người đi bên nhau như chưa hề đã từng xa nhau. Một cuộc sống mới lại về với Hoa và Khôi mà Hoa đã khóc hết nước mắt, đầy gian nan và thử thách… Những đoàn xe nối đuôi nhau tấp nập trên đường. Trong lòng Khôi đãtừ lâu tê lạnh, nay như được sưởi ấm trở lại…. bởi anh em, bạn bè, bà con cô bác… Cả cộng đồng dang tay đón Khôi về trong tình thương yêu vô bờ bến… Thì ra xung quanh Khôi, vợ con Khôi đã bao năm ôm buồn, nuốt tủi vào lòng để có ngày hôm nay….

Khôi hối tiếc về một thời lầm lỡ đã qua… Khôi nào có hay “Kịch bản” này là do anh Quế, bạn lính cùng thời với anh, bày cho Hoa đấy.

Hoa khóc ròng mấy đêm liền khi nhận quyết định ly hôn của Tòa án./.

Phạm Hồng Lý

TRONG CƠN LŨ

Cô quản giáo tuổi đời trẻ măng

Người xinh đẹp, bông hoa rừng ghen tỵ!

Lấp lánh trên vai quân hàm thiếu úy

Hoãn ngày cưới để lo lắng việc chung.

Khu trại giam mưa gió nổi đùng đùng

Bao phạm nhân được di dời khỏi trại

Con suối nhỏ, lũ duềnh lên kín bãi

Chực cuốn phăng “nữ quái” nhốt buồng riêng!

Trong tuyệt vọng, tiếng đập cửa “bùng biêng”

Sải tay bơi tới, miệng ngậm chùm chìa khóa

Cánh cửa bật tung, “nữ quái” lao vội vã

Lên tới gò cao, sự sống bình yên

Cô quản giáo trong lũ xoáy cuồng điên

Cây gỗ mục vun vút lao rùng rợn!

Nước mắt rơi và nước mưa hòa trộn

Khóc tiếc thương cô liệt sĩ trẻ măng!

Trên nấm mồ chiều bảng lảng khói nhang

“Ai nằm trong này?” con hồn nhiên hỏi mẹ

Trả lời con, hai mắt còn đẫm lệ:

“Nằm trong này, cô cứu mẹ năm xưa!”.

P.H.L

(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thơ Nguyễn Đức Tùng - một buổi sáng chín
    Tôi muốn đánh thức “buổi sáng chín” của Nguyễn Đức Tùng để mở ra những trang thơ giàu tính sáng tạo của ông: Sau cái chết, nếu trở lại/ Anh sẽ trở lại vì một buổi sáng/ Một buổi sáng chín trên cành/ Như trái ổi xanh/ Bỗng chín/ Nhưng không rụng xuống/ Vì hãy còn xanh (Thời gian).
  • Hà Nội tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
    UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 23/4 về việc tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”
    Với hình thức trực tuyến, triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Bảo tàng tỉnh Điện Biên, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp và một số cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên nhằm phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố. Triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” sẽ diễn ra vào ngày 26/4.
  • Khoảng lặng với sen Hồ Tây
    Sáng sớm mùa hè, tôi đi bộ dọc bờ Hồ Tây để thuê một chiếc xe đạp dạo quanh hồ như lời hẹn của chuyến đi trước. Tôi lạc bước đến đầm sen Hồ Tây. Ngay khoảnh khắc ấy, sen gieo một nốt lặng thương nhớ vào lòng tôi.
  • Hà Nội thông báo về việc treo cờ Tổ quốc
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 353/TB-UBND về việc treo cờ Tổ quốc dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước
Đừng bỏ lỡ
Chuyện của Khôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO