Chuyện lạ ở làng Đại Yên

Ngọc Hà| 19/09/2017 10:08

Nằm cách con phố Đội Cấn sầm uất chỉ chừng có hơn chục mét, làng lá Đại Yên vẫn được nhiều người biết đến bởi nghề bán lá thuốc và bốc thuốc rất mát tay. Thế nhưng, ngôi làng nghìn năm tuổi ấy giờ cứ mai một dần trong sự nuối tiếc của nhiều người, nhất là những “bệnh nhân” quen thuộc của làng.

Làng Đại Yên, thuộc phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Gọi là làng bởi người ta cứ quen miệng chứ thực ra Đại Yên lên phố lâu rồi. Làng nằm ngay cạnh phố Ngọc Hà, cách trung tâm thủ đô cũng chỉ vài cây số. Thế nhưng, về đây, vẫn cổng làng rêu phong trầm mặc, vẫn những nếp nhà ngói đơn sơ lẫn trong nhà cao tầng bê tông sừng sững. Và, vẫn còn những khoảnh sân phơi đầy thuốc lá nam, thơm lừng. Dù vẫn còn một số hộ vẫn sống bằng nghề bán lá thuốc và bốc thuốc, nhưng những mảnh vườn thuốc Nam ở Đại Yên chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay và đang có nguy cơ mai một từng ngày.

Chuyện lạ ở làng Đại Yên
Ông Thược bên vườn thuốc hàng ngàn mét vuông
Tương truyền, nghề thuốc nam ở Đại Yên có từ thời Lý. Tổ nghề là công chúa Ngọc Hoa và theo thần tích, bà từng chữa bệnh cho quân sĩ của danh tướng Lý Thường Kiệt về sau, bà tới vùng đất này dạy dân nghề trồng thuốc nam. Thần tích này không phải không có cơ sở, bởi làng Đại Yên hình thành từ thời Lý, là vùng đất thập tam trại, do một nông dân người làng Lệ Mật (thuộc quận Long Biên) có công gây dựng. Cách đây hơn 40 năm, cũng giống như làng hoa Ngọc Hà ngay bên cạnh, hầu như nhà nào ở Đại Yên cũng có một vườn cây thuốc nam. Thuở ấy, người ta rất thích đến Đại Yên mua các loại lá thuốc, vì được chính người dân làng hướng dẫn cho cách chữa những loại bệnh đơn giản. Thuốc nam Đại Yên còn cung cấp cho nhiều cửa hàng thuốc, cho Viện Y học Cổ truyền, Trường đại học Dược...

Trước đây, ở làng Đại Yên gia đình nào cũng có một vườn cây lá thuốc. Cả làng là vựa thuốc cung cấp cho Viện Y học cổ truyền Việt Nam, Đại học Dược Hà Nội và thuốc nam từ làng được đưa đi khắp các chợ nội thành như Khâm Thiên, Cửa Nam, Đồng Xuân, Phố thuốc Bắc. Thế nhưng, giờ điểm lại, cả làng Đại Yên chắc cũng chỉ còn vài chục nhà theo nghề này thôi. 

Cứ mỗi buổi chiều, chợ thuốc nam bên cổng làng Đại Yên cũ (nay thuộc phường Ngọc Hà - quận Ba Đình) lại họp. Gọi là chợ nhưng giờ chỉ còn độ dăm hàng bán các loại lá. Nào hương nhu, lá bưởi, lá cúc tần, nào lá khổ sâm... nhất là các loại lá để giải cảm, hay các loại lá dân gian chữa xương khớp, chữa ho, viêm họng... Nhưng hỏi ra mới biết, giờ phần nhiều người Đại Yên mua các loại lá này từ ngoại thành về bán. Cả làng giờ chỉ còn vài gia đình trồng cây thuốc. 

Ông Nguyễn Văn Cường và bà Nguyễn Thị Quế năm nay đều đã ngoài 80 tuổi thế nhưng nhìn ông bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm. 3 rưỡi chiều, tranh thủ nắng bớt gắt, bà bảo ra hái bòn ít lá thuốc nam để chiều cô con gái kịp gánh ra đầu làng bán. Lâu nay, hoa lợi từ mảnh vườn này bà bảo cũng tạm đủ sống. 

Chuyện lạ ở làng Đại Yên
Làng Đại Yên đang đô thị hóa, nhà cửa mọc lên san sát
Làng này lâu nay đã thành lệ, con dâu về làng cũng theo nghề mà con gái lấy chồng tận đâu cũng không bỏ. Nghề không giàu nhưng cũng chẳng đói. Bà Quế bỏm bẻm kể.

Thì ra, cô con gái bà lấy chồng mấy chục năm nay vẫn về làng theo nghề truyền thống. Giờ làng lên phố, đa phần người trong làng cắt bán đất để xây nhà, những vườn thuốc cũng mai một dần. Để có gánh hàng cho người từ các chợ về làng lấy, mỗi ngày, chị Hợp con gái bà phải đi đến vài chục cây số kiếm lá thuốc nam. Những lá tre, cúc tần, cối xay… vẫn còn sót lại ở những khu đất bỏ hoang người ta chưa xây dựng, hay những bờ sông, thửa ruộng ngoại thành. Cứ tần tảo, chịu khó mỗi ngày cũng được vài chục bó. 

Hỏi về tác dụng của những lá thuốc này, bà Quế nhanh nhảu bảo, chữa được nhiều bệnh lắm, ngày xưa lấy đâu thuốc kháng sinh, thế nên cứ ho, sốt, cảm cúm, đái dắt hay bà đẻ tắc sữa… phải dùng lá hết. Người Đại Yên không chữa bệnh theo cách bắt mạch và kê đơn như thường thấy ở các nhà thuốc y học cổ truyền, những “lương y” ở đây chủ yếu nghe khách hàng kể các triệu chứng, hỏi các biểu hiện của bệnh và dựa vào kinh nghiệm sẵn để bốc thuốc. “Được cái chúng tôi ai cũng mát tay, cứ bốc thuốc là khỏi bệnh, chả phải dùng viên kháng sinh nào cả” – bà Quế bảo vậy. 

Hỏi bà, làng Đại Yên còn nhiều người có vườn thuốc nam không. Bà Quế bảo, cũng chả còn mấy người, chủ yếu là người già như ông Sảo, cụ Trinh, cụ Thượng… còn đa phần người ta đi mua thuốc các nơi về bán. Làng lên phố, tấc đất tấc vàng, làm gì có mấy người bỏ cả mảnh vườn mấy trăm mét, trị giá tiền tỷ để thu về mỗi ngày vài chục ngàn bạc hả cô?

Thực ra, cũng khó trách người làng Đại Yên. Đất thành phố cả trăm triệu một mét, mấy ai dại gì mà bỏ tiền tỷ để thu về trăm ngàn mỗi ngày. Thế nhưng, cách phố Đội Cấn có vài chục mét, thật không thể tin được vẫn còn sót lại một ngôi nhà vườn rộng đến cả nghìn mét vuông với vườn thuốc nam xanh mướt mắt. Chủ nhân của nó chính là ông Hoàng Văn Thược. Người làng vẫn bảo ông gàn dở, bán quách đi một nửa chia cho các con cháu xây nhà cửa hay đầu tư buôn bán gì đó, cứ ôm khư khư để mỗi tháng thu nhập còm cõi đủ tiền hai bữa cơm rau. 

Kệ, người ta nói gì thì nói, bao năm nay ông Thược vẫn gìn giữ khu vườn này như giữ bảo bối vậy. Chả thế, có nhiều loại thuốc đặc biệt ngoài chợ không có, người ta vẫn thường tìm đến vườn nhà  ông. Chỉ cây cổ thụ tỏa bóng mát cả một góc vườn ông bảo, đấy là cây đơn tướng quân - một loại kháng sinh rất tốt của thuốc nam. “Ngày trước, loại này được dùng phổ biến lắm,  thế nhưng bây giờ tân dược nhiều,  chữa bệnh nhanh nên người ta ít mua. Giờ một năm tôi cho thu hái 3, 4 lần, mỗi lần được 500 ngàn”.

Tôi có cảm giác sự náo nhiệt của phố xá không thể khuấy động sự yên tĩnh nơi đây, không thể làm thay đổi được những người như ông Thượng. Thế nhưng, bất chợt giọng ông chợt chùng xuống, bên kia vừa có một mảnh vườn được bán đi để xây nhà cao tầng. Cuộc sống giờ đổi thay rồi,  tôi cũng đang tính có lẽ phải bán mảnh vườn này chia cho con cháu. Thú thật, nhìn những cây thuốc gắn bó với mình cả đời giờ phải bỏ đi, lòng tôi như có ai xát muối. Thế nhưng, âu cũng là sự chuyển đổi tất yếu của cuộc sống, giờ làng lên phố rồi, mình muốn cũng giữ làm sao được. Khó khăn mình chịu được chứ nhìn con cháu thiếu thốn, cầm lòng sao đặng”. 

Nỗi niềm của ông Thược có lẽ cũng là nỗi niềm chung của nhiều hộ dân đang còn lưu giữ lại nghề truyền thống ngàn năm tuổi ở làng Đại Yên. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024
    Sáng 19/4, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024 và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện lạ ở làng Đại Yên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO