Chuyện tình lúc hoàng hôn

Trần Văn Mỹ| 13/03/2020 07:39

Vào một sáng thứ hai đầu tuần, khi tôi vừa bước vào cửa văn phòng thường trực của Hội Nhà văn thành phố thì thấy có một người đã đứng tuổi đến trước mặt

Chuyện tình lúc hoàng hôn
Minh họa của Lê Huy Quang

Vào một sáng thứ hai đầu tuần, khi tôi vừa bước vào cửa văn phòng thường trực của Hội Nhà văn thành phố thì thấy có một người đã đứng tuổi đến trước mặt:

- Thưa ông, tôi đợi ông đã lâu. Tôi muốn hỏi, ông có phải là M, vừa viết văn, vừa viết báo phải không ạ?

- Dạ phải.

Ông dáng người thanh nhã, vẻ mặt, cách nhìn lộ dáng vẻ của một người có đời sống phong lưu, đặc biệt giọng nói nhỏ nhẹ, từ tốn. Tôi hỏi:

- Vậy có chuyện gì xin ông cứ nói thẳng, xét khả năng phù hợp, tôi sẵn sàng giúp đỡ ông.

Ông khách nhìn tôi, giọng trầm hẳn xuống:

- Tôi có thằng nghịch tử, tôi không sợ xấu hổ, tôi muốn kể lại chuyện này để thiên hạ cùng nghe, nghe mà cảnh giác, đừng đặt niềm tin toàn diện vào con cái, tin như tôi rồi có ngày ra đứng đường đấy ông ạ.

Câu chuyện như đã có đà, tôi bảo ông cứ kể chuyện đi, tôi chăm chú lắng nghe. Biết đâu đây là đề tài cho một truyện ngắn tương lai.

Tổ tiên tôi là người Hà Nội, đến đời ông nội, rồi ông thân sinh và tôi đều kinh doanh vàng bạc. Ở cái phố chuyên bán vàng ở Hà Nội, ai cũng biết cửa hàng vàng Phúc Hậu. Ông tôi đặt tên hiệu như thế là mong sự sống cửa hàng luôn được vững bền, dài lâu. Mà thật thế ông ạ, nhà tôi buôn bán vàng bạc chỉ giữ chữ tín làm đầu, không lừa lọc ăn gian tuổi vàng, bán đủ cân đủ lạng, và chỉ lấy lãi đúng mức để nuôi sống gia đình. Cứ thế làm ăn, năm dồn tháng chứa, nhà tôi khá giả dần.

Một căn hộ ở phố cổ bảy tám mươi mét vuông, mặt tiền rộng, lúc nào cũng đầy ắp hàng, người mua kẻ bán tấp nập. Hiềm một nỗi, nhà tôi đời nào cũng độc đinh. Vì vậy khi sinh thằng Hiếu, vợ chồng tôi còn quý nó hơn cả vàng. Từ nhỏ đến lớn, tôi đều bắt nó phải tập trung học. Học đến khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Khoa Quản trị kinh doanh mới thôi. Vì tôi nghĩ, làm ăn mỗi ngày mỗi khó, nếu con không có nghề cho chín thì chỉ lều bều như củi rều trên sông mà thôi. Cuộc đời tưởng cứ thế êm trôi, nào ngờ, khi người vợ hiền thục của tôi bỗng lăn ra ốm, rồi nằm liệt mấy năm liền. Thuốc thang đủ kiểu cũng không thuyên giảm. Chăm vợ ốm, rồi tiền bạc hao mòn dần, tôi suy nghĩ, người sọp đi.

Một buổi chiều, tôi lang thang dạo bờ hồ, thì bỗng gặp một bà đi cùng chiều. Bà ấy ăn mặc giản dị, mái tóc uốn đơn giản, đặc biệt bà có vẻ mặt hết sức ưa nhìn: đầm ấm và hiền dịu. Tự nhiên, trong tôi lóe lên ý nghĩ, nếu được quen người này kể cũng thú vị đấy. Tim đập hồi hộp, tôi tiến lên mấy bước và nói:

- Nếu không phiền, tôi muốn được đi dạo cùng bà một vòng bờ hồ được không?

Bị bất ngờ, bà ấy dừng mấy giây rồi nói rất nhỏ, tưởng như tiếng gió vừa lướt qua mặt hồ:

- Được thế còn gì bằng, có người trò chuyện đi càng vui chân ông ạ.

Đi dạo lâu dần thành quen, chúng tôi thân nhau từ lúc nào không biết. Nhưng bà ấy là một người ý tứ và dịu dàng, tôi hỏi xin số điện thoại mấy lần bà ấy mới cho. Khi cho số, bà ấy còn dặn: “Con nhà em đều đã trưởng thành, chúng ngoan và biết vâng lời mẹ, nhưng khi cần ông hẵng gọi nhé”.

Sự đời thật oái ăm ông M ạ, cái sự phiền toái lại xảy ra ở thằng Hiếu nhà tôi. Nó biết tôi hằng ngày đi dạo, nó kiên nhẫn dò tìm và biết tôi quen bà ấy. Từ đó, Hiếu nhìn tôi với vẻ mặt khác thường. Một lần, khi vừa ăn cơm xong, nó lựa lời hỏi tôi: 

- Bố quen bà ấy lâu chưa?

Tôi chối:

- Quen biết gì đâu? Chỉ là người dưng cùng đi chung một đoạn đường.

- Thôi, bố đừng có giấu con. Chỉ cần nhìn một lần là con biết chuyện rồi. Những người có tình ý với nhau, dù vờ vịt thế nào thì người ta cũng biết đấy bố ạ. 

Chúng tôi quen nhau được hơn một năm thì vợ tôi mất. Tôi lo việc cho vợ thật chu đáo và không ai chê trách được một lời. Thú thật với ông, những ngày đầu vợ mất, tôi buồn lắm, buồn vì người mình yêu thương cả đời, buộc phải về thiên thu. Nhưng sự đời, nỗi đau như bát nước nóng nguôi dần. Tâm trạng tôi dần về với cõi sống thực. Tôi nhớ đến người phụ nữ năm trước, lúc gặp lại, khi chuyện đã có đà, tôi từ tốn:

- Hoàn cảnh của tôi, bà đã biết, từ nay, khi trò chuyện với bà, tôi được xưng bằng anh có được không?

Người ấy vẫn im lặng bước đi, mấy lần sau, vẫn câu hỏi đó, người ấy nói:

- Đàn bà có linh cảm nhạy bén lắm. Anh đối với em thế nào, em đều cảm nhận được hết. Em cảm ơn anh đã chú ý tới em.

Chúng tôi đến với nhau chỉ đơn giản có thế. Qua các lần trò chuyện, kiểu mưa dầm thấm lâu, chúng tôi  xưng hô là anh em đã quen tai. Hôm nào không gặp là nhớ nhung. Tôi biết bà ấy là giáo viên văn về hưu. Bà ấy có ba con được nuôi dạy chu đáo, cả ba đều đã dựng vợ gả chồng. Chồng bà ấy mất đã bảy tám năm vì tai nạn. Còn hoàn cảnh nhà tôi, bà ấy biết khá tường tận nên khi ngỏ lời, bà ấy chỉ lưỡng lự mấy ngày rồi gật đầu. Tôi nhớ, hôm ấy trời đẹp lắm, đứng từ xa cũng nhìn rõ mặt hồ Gươm gợn sóng lăn tăn. Cảnh vui, người cũng vui lây, tôi không về hiệu vàng của nhà mà đường đột dắt tay bà ấy vào hiệu vàng đối diện tháp Hòa Phong, và nói:

- Anh sẽ không bao giờ quên được ngày hôm nay, anh mua tặng em một cái nhẫn, tùy em chọn nhé.

Cái tình trong lòng người đàn bà chìm lắng từ lâu, giờ được yêu thương chợt sống dậy. Khi hai người ngồi trên ghế đá ven hồ, người ấy ngồi nép vào tôi. Lòng tôi cũng xúc động không kém, mắt nhìn vào Tháp Rùa ở phía trước, miệng tôi bật ra tiếng nói:

Hôm nay là ngày… tháng... năm Canh Tý, trên là trời, dưới là mặt hồ Gươm, chúng con là Trần Đức Hạnh và Nguyễn Thị … thề trước thần linh sông núi, trong đoạn đời còn lại, dù sông có cạn đá có mòn thì chúng con vẫn thương yêu nhau đến trọn đời. 

Ông M ạ, chuyện tình của tôi chỉ đơn giản có thế. Tôi nghĩ suy và sống cũng đơn giản, vì chúng tôi đến với nhau hoàn toàn tự nguyện và hợp pháp. Nhưng thưa ông, cuộc đời không bao giờ đơn giản như mình nghĩ đâu. Khi tôi đem chuyện nói với thằng Hiếu thì nó dẫy lên:

- Bố có thể biện bạch nhưng hai vợ chồng con không bao giờ đồng ý. Không bao giờ, ông nghe rõ chưa - Nó mặt đỏ tía tai cãi lại.

Tôi bình tĩnh:

-  Con nói vì sao?

- Vì sao à? Nó đập bàn - Ông có biết nhà này, cửa hàng này bây giờ là bao nhiêu tỷ không? Nó là mồ hôi tích cóp mấy đời, là công sức của mẹ, giờ không thể bỗng dưng rơi vào tay kẻ khác. Mụ ấy là rắn độc, mưu mô cướp tài sản này.

Lần đầu nói, thằng Hiếu sợ tôi chưa nghe ra, từ hôm đó, tối nào thằng Hiếu cũng đem chuyện đó ra nói. Từ nhẹ đến nặng, cuối cùng nó bảo tôi:

- Người già thì khôn ra, đằng này càng nói ông càng... ông muốn được tự do thì ông hãy giao cả cơ ngơi này cho tôi rồi ông muốn làm gì thì làm.

Năm ngày, rồi mười ngày qua đi, ngày nào tôi cũng suy nghĩ, có lúc tưởng phát điên lên. Nhưng rồi cuối cùng, để mọi việc được êm thấm và khỏi ảnh hưởng đến danh dự của người vợ mới, tôi cùng vợ chồng thằng Hiếu dắt nhau ra phòng công chứng làm thủ tục cho vợ chồng nó toàn bộ tài sản, hy vọng sau này nó bình tâm nghĩ lại, nó sẽ dành cho tôi một phần tài sản đó. Tôi nhớ hôm xách cái va li ra đi, mái phố rêu phong thân quen như mờ đi trong nước mắt. Thấy vậy, người vợ mới an ủi:

- Giờ thì em tin anh yêu em thật lòng. Lòng anh như thế, em không thể phụ. Hai chục năm qua, em dành dụm được vài trăm triệu, tích cóp từ tiền lương, tiền các con biếu, tiền đó em để dưỡng già, nhưng anh em mình đã trót thề bồi với nhau. Em có ý định dành hẳn số tiền đó để mua một căn nhà nhỏ, trong ngõ nhỏ cũng được, để hai chúng ta cùng ở, không phải phiền đến các con em.

Câu chuyện người khách mới gặp kể đến đó phải tạm dừng, vì mấy anh em nhà văn đến tề tựu…

Tôi nói lời chia tay, trong lòng đã cảm hứng với một chuyện tình cảm động, tôi hứa với ông là sẽ đưa câu chuyện của ông lên mặt báo.

Vào cuối năm đó, khi có việc qua phố Định Công, trên con đường không lấy gì làm rộng, tôi thấy có một cửa hàng vàng, hiệu là Hạnh Mỹ. Cửa hàng độ hai mươi mét vuông, mặt tiền rộng khoảng ba mét. Mấy tủ hàng được bày biện khá bắt mắt. Ông chủ trông quen quen, lòng chợt hỏi: “Hay là ông khách đến gặp mình ở trụ sở Hội Nhà văn năm trước nhỉ?”. Nghĩ thế, nhưng sợ phiền phức lại thôi không hỏi nữa. Thấy tôi tò mò nhìn vào cửa hàng vàng, một bà đã đứng tuổi nhà liền cạnh nói:

- Ông quen ông Hạnh cửa hàng vàng à? Ông bà mới chuyển từ phố về đây được hơn một năm, sống với nhau hạnh phúc lắm. Ông bà ấy có ba người con ngoan quá. Biết bố mẹ có tuổi, tuần nào các con cũng về thăm. Này, tôi nói kín với ông nhé, khi mua cái nhà này, ông bà thiếu tiền, mỗi đứa góp cả trăm triệu đấy. Thật phúc cho bà giáo biết dạy con.

Lời nói của bà hàng xóm ông Hạnh có thể đã thay lời tác giả kết thúc thiên truyện ngắn này. Nói thêm, tại khu phố cổ, người ta kháo nhau, sau ngày ông Hạnh ra đi, thằng Hiếu đã bán hiệu vàng Phúc Hậu với giá mấy nghìn cây vàng. Người đời lại bảo, khi biết con bán nhà, ông Hạnh có tìm gặp thằng Hiếu, hy vọng nó dành một khoản tiền nào đó cho ông, nhưng ông đã lầm. Nhà này sổ đỏ tên của Nguyễn Trung Hiếu cơ mà, hơn nữa ông nên hiểu, nhà của bố mẹ tức là nhà của các con; còn nhà của con không phải là nhà của bố mẹ. Ấy là người ta cứ đồn thổi lúc buôn dưa lê cho có chuyện, chứ tôi tin ông Hạnh là người trọng tình, hiểu luật pháp không bao giờ ông lại tự hạ mình như thế.
(0) Bình luận
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Trở lại Hà Nội sau 15 năm, nhà văn quốc tế vẫn ấn tượng với ẩm thực Thủ đô
    Trong bài viết trên trang Travel And Leisure gần đây, nhà văn Chris Wallace (Mỹ) cho biết, sau 15 năm trở lại Việt Nam đã nhận thấy quốc gia hình chữ S có nhiều sự phát triển. Với Hà Nội, nhà văn Chris Wallace ấn tượng với món chả cá, cà phê sữa, khu phố cổ…
  • Thương hoài xe sứ hàng rong
    Bố tôi bảo rằng, người Hà Nội sành sỏi chơi hàng gốm sứ, có đắt một chút mà món hàng ưng ý họ cũng sẽ mua. Mà gốm sứ Bát Tràng mang theo hồn cốt người Hà thành, dẫu đồ sứ nhập ngoại hay đồ nhựa, inox ào ạt thì gốm sứ Bát Tràng luôn có một vị trí trang trọng trong ngôi nhà của họ.
  • Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam
    Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo buổi Lễ.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua tiếp thu, chỉnh lý đủ điều kiện trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
    Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, cho biết, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua những lần xin ý kiến gần đây, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung, được lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
Chuyện tình lúc hoàng hôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO