Chuyện về những tân sinh viên nghèo

Đặng Đức| 19/09/2018 15:43

Mới đây, một người bạn mà tôi quen đã lâu giới thiệu người cháu - một tân sinh viên, tới ở ghép cùng. Thoạt đầu tôi có ý ngần ngại, chần chừ... Thế nhưng khi tiếp xúc lần đầu với cậu tân sinh viên tên Hùng, tôi đã đồng ý…

 Từ một tỉnh miền Tây lên nhập học tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM vừa được 1 tuần, Hùng đã nhanh chóng hối thúc người cô ruột của mình xin cho một công việc làm thêm, bởi theo như Hùng tâm sự thì do hoàn cảnh kinh tế gia đình nghèo túng, đất đai ruộng vườn không có, cha mẹ phải lên thành phố bán buôn, kết hợp làm thuê làm mướn kiếm kế sinh nhai. Vì vậy trước khi nhập học Hùng đã xác định phải ngay tức thì đi làm thêm để lấy tiền tự nuôi bản thân mình trước đã. 

Chuyện về những tân sinh viên nghèo
Ngoài phục vụ quán cơm Hương còn chăm chỉ làm thêm việc dọn dẹp nhà cửa.
Đúng như mong muốn của Hùng, người cô đã xin được công việc phụ quán bán đồ ăn sáng cho Hùng. Buổi sáng Hùng đi làm thêm, buổi trưa về nhà ăn uống nghỉ ngơi mấy tiếng, sau đó 12h30 chiều tới trường học tập. Công việc không quá vất vả song Hùng thu được khoản tiền công là 85.000 đồng/ngày. Nếu không bận gì và làm đủ 30 buổi/tháng thì số tiền Hùng kiếm được là khá đáng kể, khoảng gần 3 triệu đồng. Với số tiền kiếm được ấy, ngoài việc chi trả tiền trọ 500.000 đồng/tháng, khoản còn lại Hùng cũng chi tiêu tạm đủ cho sinh hoạt ăn uống... Hùng bảo: “Vừa bước vào năm học mới bài vở còn chưa nhiều, học hành còn chưa nặng nên việc đi làm thêm của em không ảnh hưởng nhiều. Nay mai, nếu chương trình học nặng, vất vả hơn em sẽ thu xếp mỗi ngày làm thêm ít giờ hơn để dành cho học hành...”.

Cũng giống như Hùng, thi thoảng ngồi uống cafe tại một quán hàng trên đường Hoàng Diệu 2, quận Thủ Đức, TP.HCM, tôi bắt gặp một cậu sinh viên phục vụ, dáng người nhỏ thó, tính tình hiền lành. Qua mấy lần chào hỏi xã giao với đôi ba câu chuyện, tôi được biết cậu ta tên Tuấn, quê Quảng Ngãi, vừa mới là tân sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Tuấn kể, nhà quá nghèo, ba mẹ làm nông, năm được mùa, năm thất bát triền miên nên kinh tế thiếu đói, nên khi biết tin đỗ đại học đã phải “xác định” là tự kiếm tiền để đi học, còn chỉ bí lắm thì mới dám nhờ vả tới ba mẹ... Qua trò chuyện tôi được biết, Tuấn thuê trọ cách trường học có 800 mét, và cách quán cafe làm thêm buổi tối cũng chỉ 500 mét, vì thế việc đi học đi làm đều thuận tiện. Theo Tuấn cho hay thì tiền công bưng bê cafe chỉ là 15.000 đồng/giờ, nhưng bù lại công việc nhẹ nhàng, không quá vất vả. Giai đoạn đầu năm học mới này, Tuấn “cày ải” khá nhiều, khi buổi sáng đi học về, vội vàng ăn trưa xong là tới quán làm luôn. Thời gian làm tính từ 13 giờ chiều kéo dài cho tới 22 giờ khuya, nghĩa là 9 tiếng đồng hồ. Với khoảng thời gian “cày ải” đó, mỗi ngày Tuấn kiếm được 135.000 đồng, và nếu chịu khó làm đủ ngày, mỗi tháng số tiền kiếm được là hơn 4 triệu đồng.

Lê Hương - tân sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, quê Quảng Nam, sau mỗi buổi học thường tranh thủ tới một tiệm cơm tấm gần khu trọ để bưng bê khoảng 3 tiếng đồng hồ, với mức thù lao là 20.000 đồng/tiếng. Hương kể, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, khi cha bệnh triền miên, mẹ phải gồng gánh lo toan cho cả cha chữa bệnh và 4 anh chị em ăn học. Vì vậy, nếu không đi làm thêm kiếm tiền thì chỉ có nước là... nghỉ học, chứ mẹ không thể lo nổi. Được biết, ngoài thu nhập khoảng 60.000 đồng/buổi/3 tiếng làm ở quán cơm tấm, buổi chiều Hương còn nhận lau dọn nhà cửa cho một gia đình giàu có kế sát ngay chỗ Hương thuê trọ, với tuần 3 buổi, mỗi buổi 2 giờ. Tiền công của mỗi buổi đi lau dọn nhà cửa như vậy cũng mang tới cho Hương 100 ngàn đồng. Theo Hương cho biết thì số tiền kiếm được cũng tạm đủ chi trả cho tiền trọ, tiền ăn tiêu sinh hoạt của bản thân, và khi biết con mình vừa tới thành phố đã tự kiếm được những đồng tiền chân chính, không nhờ vả tới gia đình, cha mẹ Hương đã rất vui, tự hào vì con gái chăm chỉ, có chí, biết thương cha mẹ...

Tân sinh viên con nhà nghèo nói riêng, cũng như các bạn sinh viên nói chung đi làm thêm để lấy tiền lo toan, trang trải cho học tập, cho cuộc sống của mình là rất đáng quý, đáng trân trọng. Tuy nhiên, mong rằng các bạn đừng quá ham lao vào kiếm tiền để rồi sao nhãng học hành... 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024
    Sáng 19/4, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024 và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
Đừng bỏ lỡ
Chuyện về những tân sinh viên nghèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO