Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Dân việt| 28/05/2019 10:56

Dù sở hữu khối tài sản kếch xù nhưng Hoài Linh vẫn vô cùng giản dị với những sở thích bình dân.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Cách đây ít giờ trên trang cá nhân, anh Thành Vinh - con trai ruột của nghệ sĩ Hoài Linh bất ngờ chia sẻ một số khoảnh khắc đời thường của người cha là danh hài nổi tiếng. Vốn kín tiếng về đời tư nên sự xuất hiện của Hoài Linh bên cạnh quý tử đang sống ở Mỹ khiến công chúng vô cùng thích thú và không khỏi tò mò.

Liên hệ với Thành Vinh, hiện đang là chuyên gia ở hãng hàng không American Airlines, anh xác nhận với chúng tôi hình ảnh vừa đăng tải được anh ghi lại dịp cha ruột sang Mỹ. Tranh thủ thời gian cuối tuần, Thành Vinh đưa cha đi chơi và nấu ăn cho cha.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Tại nhà riêng ở Los Angeles, Thành Vinh trổ tài nấu nướng và làm món cá mà hai cha con đều thích. "Cần gì sơn hào hải vị chứ, cần gì cao sang", anh thổ lộ.

Làm việc nhiều nhưng Hoài Linh lại có thói quen tiết kiệm. Sở hữu khối tài sản lớn nên thói quen này của Hoài Linh khiến nhiều người khó hiểu. Trước đây nhiều người cho rằng Hoài Linh ăn uống đạm bạc để tiết kiệm tiền để xây nhà thờ tổ trăm tỷ. Tuy nhiên trên thực tế, Hoài Linh thuộc tạng người không ăn được nhiều và rất khó lên cân.

Danh hài cũng chia sẻ rằng: "Cái ăn thường xuyên của tôi là lết dưới đất ăn". Hoài Linh không thích ngồi vào bàn ghế nghiêm trang mà muốn ngồi ăn thật thoải mái.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ
Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Sau thời gian nghỉ ngơi ở Los Angeles, Hoài Linh có lịch đi diễn nên hai cha con anh lại cùng khởi hành tới Utah với hai người bạn đồng hành là Hứa Minh Đạt và Quang Minh.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Từ sân bay cho tới lúc ra biển ngắm cảnh, danh hài đều đi dép tông (dép kẹp, dép xỏ ngón) vô cùng giản dị. Khác với hình ảnh lộng lẫy của nhiều sao Việt, Hoài Linh luôn ăn mặc bình dân ngay cả trong những chuyến xuất ngoại. Trước đó, danh hài từng "gây bão mạng" với hình ảnh diện áo bà ba kết hợp với dép tông tham quan Nhà Trắng và khám phá nước Mỹ.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Lối sống giản dị, bình dân của Hoài Linh được cho là bắt nguồn từ cuộc sống nghèo khó ngày nhỏ của anh. Cho đến giờ khi đã nổi tiếng, Hoài Linh vẫn không thay đổi thói quen giản dị, làm việc chăm chỉ. Quan niệm của sống anh cũng tác động không nhỏ tới con trai ruột.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Cụ thể, Thành Vinh từ bé đã có tư tưởng độc lập trong cuộc sống lẫn công việc, không dựa dẫm ảnh hưởng từ người cha nổi tiếng. Hiện tại, ngoài công việc ở hãng hàng không Hoa Kỳ, Thành Vinh còn là chủ của studio 3M weddings cùng nhiều dự án phần mềm tiện ích.

Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ

Anh tiết lộ dù hai cha con ở xa nhưng vẫn thường xuyên liên lạc bằng điện thoại và qua mạng xã hội. Mỗi khi gặp vướng mắc hay băn khoăn về công việc, anh vẫn gọi điện hỏi ý kiến cha. Mỗi lần gặp nhau, hai cha con lại tâm sự đến rất khuya mới ngủ. Thành Vinh không ít lần bị cha hỏi thăm chuyện tình cảm nhưng anh đều úp mở rằng: "Tất cả tùy thuộc vào duyên số".

(0) Bình luận
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
  • Tết xưa - và nay: Những biến tấu từ cái nhìn đương đại
    Nhiều năm qua, dù đã có những thay đổi theo thời đại, nhưng Tết Nguyên Đán vẫn luôn là một dịp quan trọng đối với người Việt. Từ những ngày tất bật chuẩn bị đến những ngày thong dong đón Tết, đều là một “thú chơi”...
  • Văn Cao mùa chữ, mùa người
    Nhân dịp Kỷ niệm 100 năm năm sinh nhạc sĩ - thi sĩ - họa sĩ Văn Cao (1923-2023) nhiều sự kiện văn hóa, văn học nghệ thuật được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, Ban Văn học nghệ thuật VOV6 (Đài Tiếng nói Việt Nam) đã tổ chức hội thảo và ra mắt sách “Văn Cao mùa chữ, mùa người” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) - một cuốn sách đẹp cả về hình thức, nội dung và có tính chất “cập thời vũ”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Hà Nội: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024
    Sáng 19/4, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024 và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
Đừng bỏ lỡ
Con trai ruột Hoài Linh tiết lộ thói quen của 'danh hài trăm tỷ' khi sang Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO