Cộng sinh

Truyện ngắn của Phan Đức Lộc| 24/05/2018 08:02

Mẹ Thiệu thường choang choảng dặn chàng, thà sống độc thân còn hơn yêu giới nghệ sĩ. Thế mà ba mươi năm về trước, khi còn là một nữ sinh Văn khoa trường Sư phạm, bà đã mù quáng trao hết trái tim cho cha Thiệu, một diễn viên điện ảnh nổi tiếng. Mang bầu rồi mới đi đến kết hôn, rốt cục, bà vẫn may mắn níu nắm được hạnh phúc trong lòng tay bé nhỏ. Diễn hay thật? Thật hay diễn? Sống chung với chồng, như đang lạc vào một mê cung tâm lý, bà nhận ra càng ngày mình càng không thể hiểu hết được người đàn ông phức tạ

Cộng sinh
Minh họa của Vũ Khánh

Những hoài nghi của mẹ Thiệu chẳng phải là thừa. Tổ ấm này đối với bố Thiệu cũng chỉ là cảnh quay rất ngắn. Một buổi tối, lần đầu tiên trong đời ông bóc bỏ tấm mặt nạ mỏng dính để hiện nguyên hình. Chẳng dám nhìn thẳng vào gương mặt mộc đểu giả đó, bà nhắm mắt lại, nước mắt vỡ ra trên tờ giấy ly hôn. Giọng ông sắc như một lưỡi gươm khua gió: “Ký nhanh đi. Tôi không muốn sống với em nữa. Lý do ư? Đơn giản thôi, cạn tình”. 

*

Từ ngày dứt áo ra đi, bố Thiệu chẳng bao giờ quay trở lại thăm mẹ con chàng, dù chỉ một lần. Cái duy nhất ông ta để lại cho Thiệu là một chút năng khiếu nghệ thuật. Thiệu ghét ông ta, nhưng Thiệu khao khát được làm một diễn viên chuyên nghiệp. Và năm lớp mười hai, đang học khối D ngon lành, Thiệu giấu mẹ, len lén đăng ký tham gia khóa học diễn xuất với ý định thi vào trường Sân khấu - điện ảnh. Run rủi thế nào, Thiệu gặp Nhã. Sau những chiều tan học đạp xe chung lối dưới vòm hoa phượng rực ngời, họ hàn huyên, tâm sự rồi bén duyên như rơm kề lửa. 

Vào buổi tối dọn dẹp phòng học cho con trai, mẹ Thiệu phát hiện ra bộ hồ sơ đăng ký dự thi màu bánh mì giấu trong ngăn kéo với dòng chữ in hoa rắn rỏi: “ĐẠI HỌC SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH”. Bà giận dữ gọi chàng lên gác, mắng sa sả. Thiệu cúi gằm mặt như đang tìm một cái lỗ dưới chân để chui lọt vào trốn. Giây phút đó, chàng nhớ Nhã. Chàng từng hứa sẽ cùng nàng đóng vai tình nhân trên màn ảnh rộng. Song, khi thất thểu ngước nhìn đôi mắt mọng nước của mẹ, lòng chàng chùng xuống. Sự kỳ vọng của mẹ và tiếng gọi của tình yêu, chàng phải lựa chọn ra sao? 

*

Năm đó, Thiệu đỗ Đại học Ngoại thương. Còn Nhã thiếu một điểm trường Sân khấu điện ảnh. Hôm gặp nhau giữa ngày hoa phượng tàn mùa, Nhã khóc rạc trên vai Thiệu. Nàng nói, hôm thi chung tuyển, chính cái vai cần khóc nàng lại không khóc nổi. Nghĩ về nụ cười mãn nguyện của mẹ lúc rà ngón tay trỏ xem điểm chuẩn trên màn hình máy tính, Thiệu quàng tay qua mái tóc mềm mại của Nhã, trầm ngâm. Chàng biết mọi lời an ủi sáo mòn lúc này đều trở nên thừa thãi. 

Đùng một cái, Nhã tuyên bố sẽ từ bỏ giấc mơ diễn xuất. Thiệu sững sờ tựa như một sớm mai ngủ dậy thấy đôi chân mình bị cụt. Nhằm chứng minh cho cái quyết định động trời ấy, nàng mang hết thảy báo, ảnh, băng, đĩa về những diễn viên thần tượng, đốt phừng phực trong một mồi lửa lạnh lùng. Thiệu còn nhớ Nhã từng bông đùa, nếu không được làm diễn viên, nàng chỉ còn nước đi ăn mày. Những ngày cuối cấp ba, nàng vòi vĩnh xin bằng được bìa vở đám bạn để cắt lấy hình diễn viên mang về làm thành bộ sưu tập. Hai mươi mấy cuốn vở của Thiệu nham nham nhở nhở cũng vì bàn tay Nhã xén cắt. Thế mà nàng sẵn sàng đoạn tuyệt nó để tự cởi trói lương tâm mình bằng một hướng rẽ khác:

- Em sẽ học khối D để thi vào Ngoại thương như anh! 

*

Mấy tháng sau, dưới hàng ghế đá găn gắt mùi hoa sữa, Nhã lại úp mặt vào bờ vai Thiệu, khóc tầm tã:

- Em cứ tưởng đốt hết những thứ kia rồi, ký ức sẽ được ngủ yên. Nhưng đêm nào cũng vậy, cứ chợp mắt là em lại thao thức về cái kết ấy. Chú rể là anh mặc comple tím than nắm lấy tay cô dâu là em mặc soirie trắng bềnh bồng. 

Đó chính là kịch bản phim mà Thiệu và nàng đã không ít lần nối dài trí tưởng tượng hồi còn là học sinh ôn luyện ở lớp diễn xuất. Thiệu lóng ngóng luồn ngón tay xương xương gỡ những bông hoa sữa vương vương trên tóc Nhã, ôn tồn nói:

- Hãy để dành cảnh đó cho đời thực của chúng ta mai này.

Nhã xụng xịu:

- Nhưng em tiếc... 

Thiệu chẳng biết đáp lại lời Nhã ra sao cả. Chàng nhìn thấu một ngọn lửa ước mơ cháy trong lồng ngực nàng, râm rỉ. Ngọn lửa ấy có lúc suy tàn, có khi bừng đỏ. Ngọn lửa ấy vừa làm nàng bỏng rát tâm hồn, vừa khiến nàng hừng hực hy vọng. Màn ảnh, với Nhã, là một điều gì kỳ diệu và hào nhoáng lắm. Nó chứa đầy hấp lực như thứ kho báu giấu trên đảo hoang, chẳng biết chính xác vị trí nơi đâu, nhưng vẫn dám dấn thân tìm kiếm. Nhã muốn tìm lại con đường đã từng làm bàn chân nàng chảy máu bằng cách mạnh mẽ nhìn thẳng vào mắt Thiệu và kết luận:

- Em sẽ thi lại trường Sân khấu điện ảnh. Anh vẫn ủng hộ em chứ?

*

Suốt một thời gian dài, Nhã chỉ chuyên chú tập khóc. Đến cả cái bản năng cơ bản nhất của con người đôi khi cũng cần phải học lại. Thiệu xót lòng nhìn Nhã gầy rạc từng ngày vì lo lắng. Chàng thắc mắc, việc gì phải tự dày vò bản thân bằng những thứ khổ đau, sao không chọn một vai vui vẻ, biết đâu tương lai sẽ tươi sáng hơn một chút? Nhã bướng bỉnh giải thích rằng, nàng muốn đứng lên từ nơi mình vấp ngã. Vả lại, nước mắt sẽ dễ chạm vào khoảng lặng trái tim khán giả hơn tất thảy nụ cười. 

Nhã chuẩn bị bước vào vòng thi năng khiếu. Nàng liên tục đưa tay vuốt ngực. Thiệu đứng ngoài cánh cửa sắt cao vút, giơ ngón cái ra hiệu cố lên. Chừng năm phút sau, Thiệu thấy Nhã hốt hoảng chạy ù ra, miệng gọi Thiệu rối rít: 

- Anh Thiệu, mua cho em một trái ớt cay.

- Để làm gì vậy?

- Em có việc gấp, nhanh lên.

Thiệu hấp tấp rồ ga ra sạp rau gần ngã ba đường mua mấy trái ớt đỏ tươi về, luồn qua song chắn đưa cho Nhã. Cầm vội trái ớt chín, Nhã vội vàng bẻ đôi rồi chà chà lên ngón tay trỏ. Chàng hiểu ngay ý định của nàng, liền ngăn lại:

- Nguy hiểm lắm em.

- Một mất một còn, anh ạ.

Ngay lúc đó, tiếng chuông báo hiệu giờ thi réo rắt reo lên. Thiệu nhìn theo cái dáng mảnh mai của nàng khuất sau dãy nhà ba tầng mà sóng lòng cuộn lên chộn rộn.

Hai tiếng đồng hồ sau, Nhã cuống quýt bước ra. Mặt nàng đỏ bừng bừng. Đôi mắt nheo lại ứa nước ầng ậc. Nàng đã làm cái điều vô cùng dại dột, dại dột một cách điên rồ và đáng thương. Thiệu chạy lại đỡ lấy nàng:

- Sao em ngốc nghếch vậy? - Thiệu sửng sốt nói như ra lệnh - Mắt em sưng húp lên rồi. Ngồi lên xe anh, nhanh! 

Nhã ngoan ngoãn trèo lên xe. Ôm chầm lấy Thiệu, nàng lại khóc sướt mướt:

- Bao lâu em đã khóc rất trơn tru. Nhưng đúng hôm nay, gặp lại vị giám khảo năm ngoái, em lại run sợ và áp lực đến mức không chảy nước mắt được. 

- Ngồi lên xe nhanh, anh đưa em đến bệnh viện.

*

Nhã vào đại học một thời gian thì lạnh nhạt với Thiệu hẳn. Nhã hay phàn nàn với Thiệu rằng, bạn nàng người này, người nọ mới là sinh viên năm hai đã nhận được những vai chính trong một vài dự án phim lớn. Còn nàng suốt ngày chăm chỉ tập luyện cũng chỉ lèo tèo mấy vai quần chúng cỏn con. Nàng bắt đầu cảm thấy thất vọng. Cảm thấy muốn làm một điều gì đó để bùng nổ, để thoát ra khỏi hình ảnh của một nữ sinh e thẹn, thơ ngây. Nàng bảo bây giờ muốn nổi tiếng, chỉ cần ba mươi phần trăm tài năng, bảy mươi phần trăm là nhờ vào một công nghệ PR siêu xịn. Như bạn nàng ấy, nhan sắc thua nàng, tài năng kém nàng, học hành chả ra gì, rồi báo này lòe thiên hạ một tý, báo kia tâng bốc một tẹo, vậy là nổi như cồn, kiêm luôn cả mẫu ảnh lẫn diễn viên, kiếm được khối tiền. Lúc nào câu chuyện của Nhã cũng nhắc đến tiền như gián tiếp chỉ trích Thiệu là thằng đàn ông vô dụng.

 Buồn tình, Thiệu lục một số ảnh cũ hai người selfie từ ngày xưa đăng lên Facebook như một động thái hâm nóng tình yêu. Nhã inbox: “Anh xóa ngay bức ảnh vừa rồi cho em. Chưa đến lúc công bố tình yêu của chúng ta lên mạng xã hội. Hơn nữa, em là người của công chúng, nên đăng đàn cái gì cũng phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, kẻo ảnh hưởng đến công việc sau này”. Lần này thì Thiệu thực sự buồn. Chàng bắt đầu mơ hồ cảm nhận được những vết rạn trong tình yêu của hai người. Nhã đã hoàn toàn thay đổi thật rồi! Chẳng hiểu sao, đầu Thiệu chợt vang lên câu nói của mẹ: “Giới nghệ sĩ đa phần đều không chung thủy”.

*

Nhã đã chính thức nói lời chia tay sau ngần ấy những nhạt nhòa mòn mỏi. Một tuần sau, trên các trang báo mạng rầm rộ đưa tin với những cái tít giật gân: “Nghi án nữ diễn viên Moon Nhã lộ clip sex với bạn trai đại gia”, “Moon Nhã bỗng chốc vụt sáng nhờ clip nóng này”, “Chán đóng phim truyện, Moon Nhã chuyển sang đóng phim... đen”... Thiệu lật tung Google tìm cái clip ấy để xem. Và mắt chàng như sụp đi khi nhìn thấy hình xăm chữ Nhã gần vùng xương quai xanh của nhân vật nữ.

Những ngày sau đó, Nhã lên mạng úp mở kêu than đau khổ. Trang Facebook cá nhân của nàng có lượt like và follow tăng vùn vụt. Ném đá có. Cảm thương có.

*

Thiệu ngẩn ngẩn ngơ ngơ tìm tới quán quen chàng và Nhã thường đến ăn. Điệu nhạc bolero vang lên dặt dìu, ai oán. Bất chợt chàng thấy ở bàn đối diện, Nhã đang níu tay một người đàn ông tóc lớm chớm bạc, tầm khoảng 50 tuổi. Chàng nấp sang một bên chiếc cột:

- Thầy... À anh ơi, em lo quá.

- Lo cái gì. Hãy quen dần đi. Anh sẽ cho em tất cả những thứ em muốn. Hãy về với đội của anh.

- Nhưng...

- Nhưng nhị gì nữa, mai mốt em sẽ được vào vai nữ chính trong bộ phim mới do đích thân anh làm đạo diễn. Cách tiến thân nhanh nhất là đi lên bằng scandal, ngôi sao hạng A của anh ạ! - Ông ta nghiêng nghiêng mái đầu.

Thiệu lách ánh mắt qua mấy sợi dây leo trang trí để nhìn rõ hơn gương mặt người đàn ông. Suýt chút nữa, ly sinh tố trên tay Thiệu đã bị rơi xuống. Là ông ta, người mặc comple đã đặt một nụ hôn đắm say lên môi mẹ chàng trong tấm ảnh cưới đen trắng cũ kỹ giấu dưới đáy ngăn bàn làm việc của bà... 
(0) Bình luận
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Trở lại Hà Nội sau 15 năm, nhà văn quốc tế vẫn ấn tượng với ẩm thực Thủ đô
    Trong bài viết trên trang Travel And Leisure gần đây, nhà văn Chris Wallace (Mỹ) cho biết, sau 15 năm trở lại Việt Nam đã nhận thấy quốc gia hình chữ S có nhiều sự phát triển. Với Hà Nội, nhà văn Chris Wallace ấn tượng với món chả cá, cà phê sữa, khu phố cổ…
  • Thương hoài xe sứ hàng rong
    Bố tôi bảo rằng, người Hà Nội sành sỏi chơi hàng gốm sứ, có đắt một chút mà món hàng ưng ý họ cũng sẽ mua. Mà gốm sứ Bát Tràng mang theo hồn cốt người Hà thành, dẫu đồ sứ nhập ngoại hay đồ nhựa, inox ào ạt thì gốm sứ Bát Tràng luôn có một vị trí trang trọng trong ngôi nhà của họ.
  • Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam
    Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2026). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo buổi Lễ.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua tiếp thu, chỉnh lý đủ điều kiện trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
    Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, cho biết, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua những lần xin ý kiến gần đây, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung, được lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
Cộng sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO