Công ty XKLĐ Halasuco: Bài 2 - Người lao động từ tố cáo đến xin tha cho doanh nghiệp

Nhân Thịnh| 05/06/2018 17:58

Thông qua đường dây liên lạc của báo Người Hà Nội, một công dân tên là Ngô Thị Q, địa chỉ Ngọc Sơn, Kiến An, Hải Phòng, cho biết việc giữa chị và Công ty cổ phần cung ứng lao động và thương mại Hải Phòng- HALASUCO (Công ty XKLĐ Halasuco). Nội dung chị Q cho hay đã được chúng tôi đăng tải trong số báo trước.

Xung quanh sự việc này, báo Người Hà Nội xin thông tin tiếp tục như sau: Ngày 27/5/2018, trên số điện thoại đường dây nóng của báo Người Hà Nội có tiếp nhận cuộc điện thoại của một công dân tên là Ngô Thị Q, địa chỉ Ngọc Sơn, Kiến An, Hải Phòng về việc chị và một người bạn nữa được một người tên là Hằng xưng danh đang công tác tại Công ty XKLĐ Halasuco (số 561 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) có dấu hiệu tư vấn chị đặt cọc đơn hàng dệt nhưng cuối cùng lại gửi chị sang Công ty XKLĐ Thuận Thảo để thi. Nhưng ngày đi thi chị Q không có tên trong danh sách thi vì vậy chị Q đã không có cơ hội đi đơn hàng dệt. Sau đó, chị Q gọi điện đòi tiền chị Hằng. Chị Hằng không những không trả tiền cọc, hồ sơ mà còn tiếp tục đề nghị chị Q gửi thêm tiền cọc để đi các đơn hàng khác. Vì không muốn đi đơn hàng khác nên chị Q đã yêu cầu chị Hằng trả lại tiền cọc và hồ sơ, nhưng chị Hằng gây khó khăn. Chính vì lý do này mà chị Q đã gọi điện đến báo Người Hà Nội thông tin (Báo có file lưu trữ lại toàn bộ nội dung phản ánh của công dân).

Sau khi tiếp nhận thông tin, phóng viên đã đến trực tiếp cơ quan của công ty này ở số 561 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội để làm rõ. Nhưng sau một lúc lễ tân trao đổi với lãnh đạo cơ quan đã trả lời lại là: Đề nghị phóng viên liên hệ với Tổng (Tổng công ty ở Hải Phòng – PV). Có nghĩa là ở địa chỉ tại Hà Nội không tiếp phóng viên.

Sau đó, báo Người Hà Nội căn cứ vào Luật Báo chí và Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí đã đăng tải nội dung của công dân gọi đến đường dây nóng bằng bài phản ánh với tiêu đề: Công ty XKLĐ Halasuco: Bài 1 - Người lao động “tố” bị lừa "đánh đu" hết đơn hàng này sang đơn hàng khác.

Ngay sau khi Báo đăng, chỉ khoảng 30 phút thì chính chị Q gọi điện đến Báo thông tin là: Chị đã nhận được điện thoại của đại diện Công ty Halasuco muốn hạ bài viết xuống; nhưng bất thành. Và tiếp tục sau đó, cũng lại chính chị Q phản ánh lại là phía công ty đã liên hệ với chị và có những động thái tích cực như đóng visa, hứa đưa chị Q đi XKLĐ Đài Loan nhưng theo đơn dưỡng lão… Công ty Halasuco nhờ chị Q xin Báo gỡ giúp bài viết đã đăng tải (chị Q thông tin đã được lưu). Tuy nhiên, quan điểm của Báo trước sau như một là chỉ phản ánh hiện thực khách quan trung thực ý kiến của công dân. Cơ quan báo chí không phải là nơi tùy tiện, thích đăng cái gì thì đăng và gỡ cái gì thì gỡ và việc báo phản ánh là đúng với ý kiến mà người dân gọi điện phản ánh (có file lưu). Không hạ được bài, sau đó, chị Q lại xin Báo không đăng tải thêm thông tin về vụ việc, không đăng cái phiếu chuyển tiền cọc đi XKLĐ mà chị Q gửi qua ngân hàng cho chị Hằng (tức là muốn dừng vụ việc). Phiếu chuyển tiền cọc này chính chị Q khi “tố” công ty Halasuco đã gửi cho Báo.
Công ty XKLĐ Halasuco: Bài 2 - Người lao động từ “tố cáo” đến xin cho doanh nghiệp
Phóng viên xác định địa chỉ mà chị Q phản ánh. Chị Q đã nhắn tin xác thực là đúng tòa nhà số 561 đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội 

Xin nói rõ rằng chỉ sau khi Báo đăng thì phía công ty XKLĐ Halasuco mới có động thái tích cực, đáp ứng yêu cầu của chị Q. Tuy nhiên cũng vì việc sau khi Báo đăng, phía công ty đã đáp ứng yêu cầu của chị Q nên ngay lập tức chị Q lại có biểu hiện quay lại đi xin cơ quan báo chí dừng đăng bài về doanh nghiệp.

Toàn bộ nội dung phản ánh của chị Q tới Báo đã được lưu trữ để làm tài liệu hồ sơ phục vụ công tác điều tra khi cần thiết. Báo chí là cơ quan công luận, việc chị Q là một công dân, gọi điện đến Báo phản ánh, Báo có trách nhiệm phải lưu trữ thông tin và có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu thông tin công dân phản ánh có dấu hiệu vi phạm quy định Nhà nước và có biểu hiện mầm mống nguy hại cho xã hội thì ngay tức khắc Báo có trách nhiệm vào cuộc tìm hiểu điều tra hoạt động làm ăn của doanh nghiệp nhằm cảnh báo định hướng dư luận cũng như có tính chất răn đe đối với những "con sâu làm rầu nồi canh"... 

Thứ nhất, sau khi tiếp nhận thông tin từ công dân, Báo đã rà soát đối tượng phản ánh đích danh hay chưa, nếu đã đích danh (người phản ánh và người bị phản ánh là có thực) Báo đã đến trực tiếp nơi công dân có ý kiến để xác minh (Công ty Halasuco). Tuy nhiên, khi phóng viên đến, phía công ty đã tự khước từ tư cách của mình, không trả lời phóng viên.

Sau khi tiếp nhận nguồn tin từ công dân, Báo có trách nhiệm chuyển nội dung thông tin bằng thư (công văn) đến cơ quan chức năng yêu cầu trả lời hoặc đăng thông tin phản ánh đó lên mặt báo. Từ nội dung Báo đăng, công ty, cơ quan chức năng có trách nhiệm trả lời Báo bằng văn bản để Báo có căn cứ thông tin đến bạn đọc. Nếu sau thời quan theo quy định (30 ngày) phía công ty không trả lời thì Báo sẽ gửi thông tin đến cấp cao hơn yêu cầu làm rõ và trả lời Báo bằng văn bản (Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí).

Thứ hai, xét trong những nội dung mà công dân phản ánh nếu thấy có dấu hiệu của việc vi phạm các quy định Nhà nước thì kể cả khi phía công ty đã đáp ứng trả lại quyền lợi cho công dân thì đó chỉ được coi như tình tiết giảm nhẹ. Báo vẫn mở rộng điều tra làm rõ những câu hỏi còn bỏ ngỏ. Chính vì lý do này cho nên, mặc dù khi phía công ty đã thỏa hiệp với chị Q và chị Q đã gọi điện xin Báo gỡ bài, dừng bài nhưng Báo vẫn tiếp tục làm rõ về các hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài của Công ty Halasuco.

Một số câu hỏi cần làm rõ:

Cơ quan của Công ty XKLĐ Halasuco tại số 561 Lạc Long Quân, Tây Hồ , Hà Nội, bản chất là gì. Là chi nhánh, Trung tâm, Văn phòng tư vấn, cơ sở đào tạo, hay liên kết… mà có quyền tư vấn, tự thu tiền đưa người đi nước ngoài… bởi vì trụ sở chính đã đặt tại Hải Phòng.

Cơ sở này từ khi hoạt động đến nay đã trải qua bao nhiêu năm, báo cáo thuế định kỳ ra sao (sưu tra trong cơ quan thuế)?. Cơ quan có bao nhiêu nhân viên, lương bổng thế nào, đóng bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên ở đâu (kiểm tra danh sách nhân viên gửi lên cơ quan nhà nước hàng năm)?... Quyết định nào bổ nhiệm cán bộ chủ chốt?...

Ngay khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi có ghi lại chi tiết: công dân muốn đi đơn hàng dệt ở Đài Loan. Chị đã đặt cọc 03 triệu đồng để đi đơn hàng này chứ không phải đơn hàng khác. Nhưng sau đó, chị lại bị người môi giới giới thiệu sang Công ty XKLĐ khác để thi và thấy mình không có tên trong danh sách nên đã yêu cầu rút tiền và hồ sơ nhưng không được tạo điều kiện cho nên công dân đã gọi điện đến Báo…

Không những không được trả lại tiền mà chị Q còn bị đề nghị đưa đi đơn hàng khác?... Theo nguyên tắc, một công ty trong lĩnh vực này, muốn tạo nguồn, đứng ra tuyển người để đi một đơn hàng nào đó thì phải có THẨM ĐỊNH của cơ quan Nhà nước. Vậy, Công ty Halasuco đã có thẩm định hay chưa mà sao dám nhận tiền cọc của công dân về đơn hàng dệt để rồi sau đó gửi đi công ty khác thi tuyển. Đấy là chưa nói đến việc một cơ sở không phải trụ sở chính mà liên tục thu tiền của người lao động từ trực tiếp đến gửi qua ngân hàng…

Các cơ quan quản lý Nhà nước nói gì về trường hợp thu tiền, tư vấn tuyển người... của Công ty XKLĐ Halasuco?. Để làm rõ từng mảng khuất tại doanh nghiệp, chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong loạt bài viết đăng ở các số báo tiếp theo.

Một số hình ảnh chụp lại cuộc trao đổi thông tin giữa chị Q và Phóng viên thông qua kênh tiếp nhận thông tin của Báo.

Công ty XKLĐ Halasuco: Bài 2 - Người lao động từ “tố cáo” đến xin cho doanh nghiệp
Khi nội dung phản ảnh của chị Q được đăng tải trong bài 1, phóng viên gửi cho chị Q xem và chị Q đã nhắn tin cảm ơn

Công ty XKLĐ Halasuco: Bài 2 - Người lao động từ “tố cáo” đến xin cho doanh nghiệp


Công ty XKLĐ Halasuco: Bài 2 - Người lao động từ “tố cáo” đến xin cho doanh nghiệp

Công ty XKLĐ Halasuco: Bài 2 - Người lao động từ “tố cáo” đến xin cho doanh nghiệp

Công ty XKLĐ Halasuco: Bài 2 - Người lao động từ “tố cáo” đến xin cho doanh nghiệp

Công ty XKLĐ Halasuco: Bài 2 - Người lao động từ “tố cáo” đến xin cho doanh nghiệp

Công ty XKLĐ Halasuco: Bài 2 - Người lao động từ “tố cáo” đến xin cho doanh nghiệp

Chúng tôi xin chuyển nội dung trên đến Thanh tra Bộ Lao động Thương binh xã hội, Cục quản lý Lao động ngoài nước và các cơ quan chức năng xem xét, làm rõ và trả lời Báo để Báo tiếp tục thông tin đến bạn đọc theo quy định của pháp luật.

(Còn nữa)...

Bạn đọc có thắc mắc gì về Xuất khẩu lao động xin gọi số điện thoại đường dây nóng: 0988 200 599
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Công ty XKLĐ Halasuco: Bài 2 - Người lao động từ tố cáo đến xin tha cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO