Củ niễng giúp giảm huyết áp, hạ mỡ máu

SKĐS| 30/09/2018 18:19

Củ niễng là củ của cây niễng hay niềng niễng - Zizania latifolia Turcz. Niễng được trồng khắp nước ta. Phần ăn được ở chồi là phần phình làm thành khối ở gốc các chồi này do hoạt động của một loại nấm than ký sinh Ustilago esculentum Hennings hay sulage viridis,

Củ niễng là củ của cây niễng hay niềng niễng - Zizania latifolia Turcz. Niễng được trồng khắp nước ta. Phần ăn được ở chồi là phần phình làm thành khối ở gốc các chồi này do hoạt động của một loại nấm than ký sinh Ustilago esculentum Hennings hay sulage viridis, thường gọi phần phình này là củ. Niễng chủ yếu trồng để lấy củ, lúc còn non làm rau ăn. Nó có mùi vị dễ chịu và ăn ngon. Có thể dùng ăn sống hoặc xào với thịt hay nấu canh.

Thành phần hóa học: củ niễng có protein, lipid, carbohydrate, cholesterol xơ thực phẩm, canxi, sắt, photpho, kali, natri, đồng, magne, kẽm, selen; các vitamin A, B1, B2, B6, C, D, E, K, carotene, folacin, pantothenic acid, niacin.
cu-nieng-giup-giam-huyet-ap-ha-mo-mau-1
Ăn củ niễng thường xuyên có thể phòng bệnh tăng huyết áp, giảm mỡ máu.

Y học hiện đại cho rằng, thường xuyên ăn củ niễng có thể phòng bệnh tăng huyết áp, ngăn chặn xơ vữa động mạch, đặc biệt là có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh xơ cứng gan, urê máu cao. Theo Đông y, củ niễng vị ngọt tính mát, lấy rễ cành, hạt của nó làm thuốc, có công hiệu thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân chỉ khát, điều tràng vị, lợi đại tiểu tiện, thông sữa thúc sữa. Các nhà khoa học Nhật Bản gần đây nghiên cứu phát hiện củ niễng có công hiệu tăng trắng, giữ ẩm, trắng da làm đẹp dung nhan.

Một số món ăn - bài thuốc từ củ niễng


Củ niễng trộn:
củ niễng 500g, dăm bông chín 25g, trứng gà 1 quả, dầu vừng, muối, mì chính, đường trắng, tiêu bột. Củ niễng bóc bẹ gọt vỏ, luộc chín vớt ra để ráo, trứng gà đánh nhuyễn cho vào chảo rán thật mỏng gắp ra đĩa. Củ niễng thái chỉ dài, dăm bông và trứng gà rán cho lẫn vào bát. Sau đó cho mắm muối, mì chính, đường, tiêu bột, dầu vừng vào bát niễng trộn đều là ăn được. Món ăn rất tốt đối với người bị 
tăng huyết áp.


Cháo củ niễng: 
củ niễng 100g, thịt lợn băm 50g, gạo tẻ 100g. Nấm hương ngâm nở 25g, muối, mì chính, dầu vừng. Củ niễng làm sạch thái chỉ, nấm hương thái sợi, cho dầu vừng vào chảo đun nóng, đổ thịt băm rồi cho củ niễng, nấm hương, muối, mì chính xào thơm múc ra bát. Gạo tẻ vo sạch đổ nước vào nấu cháo, khi cháo nhừ đổ bát thịt xào niễng nấm hương vào đảo đều, đun sôi là được. Món này tốt cho người mắc 
bệnh đái tháo đường.

cu-nieng-giup-giam-huyet-ap-ha-mo-mau-2
Củ niễng xào thịt thanh nhiệt lợi thấp, thích hợp với người viêm tuyến tiền liệt thể nhiệt.

Củ niễng xào thịt:

củ niễng 200g, thịt lợn nạc 100g, cà rốt 50g, gừng tươi, muối, tỏi, hành, mì chính. Hành, gừng rửa sạch thái nhỏ, rửa sạch tỏi bóc vỏ thái miếng. Rửa sạch củ niễng, thái miếng; cà rốt gọt vỏ rửa sạch thái miếng, cho vào nước sôi chần một lúc. Sau khi rửa sạch thịt nạc, lọc hết gân, thái miếng. Cho dầu vào nồi đun nóng, cho hành tỏi vào phi thơm, sau đó cho thịt nạc và củ niễng, cà rốt vào xào cùng, sau khi xào chín, nêm muối, mì chính trộn đều là được. Món ăn có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, tư âm nhuận táo, thích hợp với người bị viêm tuyến tiền liệt thiên về nhiệt.


Lưu ý:
 Người bị sỏi đường tiết niệu, đau bụng tiêu chảy, tỳ vị hư hàn, người dương suy hoạt tinh không nên ăn củ niễng. Không ăn củ niễng với mật ong.

BS. Phó Thuần Hương

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
Củ niễng giúp giảm huyết áp, hạ mỡ máu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO