Cứu trợ khẩn cấp cho người dân vùng lũ

KTĐT| 20/10/2020 09:17

Mưa lũ kéo dài hơn hai tuần qua khiến nhiều vùng dân cư tại các tỉnh miền Trung tiếp tục bị ngập sâu. Công tác cứu trợ, bảo đảm an toàn cho người dân trước diễn biến thiên tai phức tạp đang được đặt ra cấp thiết.

Tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân mất tích
Chiều 19/10, lực lượng chức năng đã tìm được 3 thi thể cuối cùng trong số 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế Quốc phòng (Quân khu 4) bị vùi lấp trong vụ sạt lở đất tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tất cả thi thể 22 người gặp nạn đã được đưa về Nhà thi đấu Đa năng TP Đông Hà để khâm liệm và tổ chức lễ truy điệu chung.
Tiếng gào khóc con của những người mẹ như xé nát cõi lòng. Ngã quỵ bên ghế chờ xe chở thi thể con, bà Trương Thị Quyên, mẹ chiến sĩ Lê Tuấn Anh (xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) khóc gọi: “Rùa ơi, mẹ đến đây rồi, dậy đi con. Con hứa ra quân về sửa nhà cho mẹ mà sao giờ con không về...”. Chẳng ai có thể cầm được nước mắt. Trời Đông Hà mưa rả rích càng khiến lòng người thêm quặn thắt tâm can.
Chiều cùng ngày, lực lượng Công an huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) tổ chức băng suối, vượt rừng vượt gần 60km để vào xã Hướng Việt đưa thi thể Thượng úy Trương Văn Thắng (Trưởng Công an xã này) ra ngoài. Trước đó, vào chiều 17/10, nhận được thông tin có 7 người dân bị nước lũ cô lập nên xã Hướng Việt đã lập đoàn 7 người đi tìm kiếm. Khi đang trên đường Hồ Chí Minh nhánh Tây thì đoàn bị lũ cuốn khiến Thượng úy Trương Văn Thắng hy sinh, 2 cán bộ khác bị thương khá nặng, 4 người bị cuốn nay đã đến nay đã liên lạc được. Lãnh đạo Công an huyện Hướng Hóa cho biết, ít nhất phải mất 12 tiếng đồng hồ mới tiếp cận được xã Hướng Việt đang bị cô lập.
Về diễn biến mưa lũ ở Quảng Trị, trong ngày 19/10, nước bắt đầu rút chậm. Các lực lượng đã triển khai quân đi giúp dân khắc phục hậu quả. Thiếu tá Phạm Thành Long – Bí thư Đoàn thanh niên Công an tỉnh Quảng Trị cho biết: “Ngay khi nước rút, chúng tôi đã điều động 200 cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác cứu trợ, giúp đỡ khẩn cấp những hộ neo đơn, gia đình chính sách và đặc biệt khó khăn trên địa bàn bị nước lụt ngập sâu. Ngoài ra, chúng tôi cắt cử quân tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn do sạt lở đất tại huyện Hướng Hóa. Đặc biệt, Công an tỉnh Quảng Trị đã huy động, kêu gọi được khoảng 2 tỷ đồng hỗ trợ bà con bị thiệt hại do lũ lụt”.
Tại Thừa Thiên Huế, nước rút dần và nhiều khu vực đã không còn bị cô lập. Các cơ quan, ban ngành huy động tối đa lực lượng khắc phục hậu quả, dọn dẹp vệ sinh để đề phòng dịch bệnh và sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường. Đặc biệt, tỉnh tiếp tục huy động mọi phương tiện, lực lượng khẩn trương tìm kiếm thi thể 15 công nhân đang mất tích trong vụ sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền). Do mưa lũ khiến địa hình chia cắt nên trong ngày 19/10, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tiếp cận được hiện trường tại Rào Trăng 3.
Đề xuất hỗ trợ miền Trung hơn 1.000 tỷ đồng
Mưa lớn kéo dài đang khiến các tỉnh miền Trung hứng chịu trận ngập lụt nghiêm trọng nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tính đến ngày 19/10, vẫn còn khoảng 121.000 hộ dân tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị bị ngập. Chính quyền các địa phương đang phải sơ tán hàng vạn hộ dân với hơn 160.000 người đến nơi tránh trú an toàn. Đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, từ nay đến ngày 21/10, các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình tiếp tục có mưa to đến rất to, có nơi đặc biệt to với lượng mưa từ 300 - 500mm, có nơi trên 600mm. Thiệt hại do mưa lũ tại miền Trung được nhận định còn lớn hơn trong những ngày tới.
Để giúp đỡ người dân vùng lũ miền Trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, tại cuộc họp với các thành viên đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai ngày 19/10, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai đã tổng hợp nhu cầu cần hỗ trợ. Cụ thể gồm: 12 tấn lương khô; 47 triệu viên Aquatabs. Ngoài ra còn cần hỗ trợ áp phao cứu sinh, thuốc men, đồ dùng cá nhân… Về tiền mặt, trước mắt Ban Chỉ đạo đề xuất hỗ trợ hơn 1.003 tỷ đồng (khoảng 43.509.000 USD).
Chiều 19/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo tình hình và xử lý hỗ trợ khắc phục mưa lũ tại miền Trung. Lưu ý bão lũ đang gây đe dọa trực tiếp tại các tỉnh miền Trung, Thủ tướng yêu cầu sẵn sàng hơn nữa để cứu dân, trên tinh thần không để dân đói rét, không để dân màn trời chiếu đất, tích cực chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn nhưng phải an toàn. Thủ tướng đồng ý với các bộ, ngành về việc xuất hỗ trợ cho mỗi tỉnh 1.000 tấn gạo, kịp thời phân phối trực tiếp cho người dân, đúng đối tượng; xuất cấp phương tiện, trang bị cứu hộ, cứu nạn, đặc biệt phương tiện nhỏ cứu dân mắc kẹt ở vùng bị chia cắt.
Bảo đảm an toàn khi hồ chứa xả lũ
Mưa lũ kéo dài khiến nhiều hồ chứa thủy điện phải xả lũ suốt nhiều ngày qua để bảo đảm an toàn. Việc xả lũ được cho là có thể khiến nhiều vùng dân cư các tỉnh miền Trung rơi vào tình trạng ngập lụt nghiêm trọng hơn. Đáng chú ý nhất là tại hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh). Từ 9 giờ ngày 19/10, hồ Kẻ Gỗ đã phải xả lũ ở mức tối đa (khoảng 1.000m3/s). Trước diễn biến mưa lũ và nguy cơ phải xả tràn sự cố hồ Kẻ Gỗ, ngày 19/10, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng có công điện yêu cầu chính quyền TP Hà Tĩnh và 2 huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện để sơ tán khoảng 45.000 dân vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ đến nơi an toàn.
Bên cạnh hồ Kẻ Gỗ, từ 10 giờ ngày 19/10, hồ thuỷ điện Thác Bà cũng đã xả lũ qua đập tràn công trình. Tổng lưu lượng nước xả xuống hạ lưu khoảng 510m3/s. Ngoài hai hồ Kẻ Gỗ, Thác Bà, hàng chục hồ chứa thủy điện đang tiếp tục phải xả lũ để bảo đảm an toàn. Đơn cử như A Lưới, Khe Bố, Sông Ba Hạ, A Vương, Sông Tranh 2, Sông Bung 2, Buôn Kuop, An Khê...
Để chủ động ứng phó nguy cơ ngập lụt vùng hạ du, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hồ chứa thủy điện xả lũ, ngày 19/10, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai đã có nhiều văn bản đề nghị các tỉnh vùng hạ du hồ chứa tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho vùng dân cư cũng như các hoạt động kinh tế ven sông.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Cứu trợ khẩn cấp cho người dân vùng lũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO