Đại biểu Quốc hội: Cơ chế tài chính, chính sách hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của Hà Nội

kinhtedothi| 12/06/2020 14:13

Sáng 12/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Thủ đô Hà Nội.

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội dù hiện nay, Hà Nội là địa phương duy nhất của cả nước có luật của riêng mình (Luật Thủ đô).

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Đoàn Ninh Thuận) chỉ rõ, năm 2017, Chính phủ có Nghị định 63 quy định chi tiết thi hành Luật Ngân sách nhà nước và Luật Thủ đô quy định một số cơ chế chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội. Qua 3 năm thực hiện Nghị định 63 đã đạt một số kết quả bước đầu trong việc huy động nguồn lực để phát triển Thủ đô.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhận thấy, các quy định về cơ chế tài chính, chính sách hiện hành chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của Hà Nội. Hiện nay, Hà Nội đang đứng trước nhiều thách thức ở nhiều lĩnh vực như: tăng trưởng kinh tế chưa thực sự ổn định bền vững, tình trạng quá tải của hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng đô thị do gia tăng dân số cơ học.
Đại biểu Quốc hội: Cơ chế tài chính, chính sách hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của Hà Nội
Cùng với đó là, quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; ô nhiễm môi trường, ngập úng, ùn tắc giao thông chưa được giải quyết căn cơ... Trong khi đó, quyền hạn và nguồn lực được giao chưa tương đồng với vai trò, trách nhiệm của Thủ đô đối với cả nước và các vùng lân cận.
Từ thực tế này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, việc xem xét, bổ sung cơ chế chính sách về tài chính, ngân sách sẽ cho phép Hà Nội huy động nguồn tài chính đầu tư phát triển theo hướng tăng tính chủ động về ngân sách, đáp ứng đòi hỏi của thực tế phát triển. Các cơ chế, chính sách này cũng sẽ giúp thực hiện mục tiêu từ nay đến năm 2025 xây dựng và phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, xứng đáng là Thủ đô, là động lực phát triển của vùng và của cả nước; đưa TP Hà Nội tiếp tục phát triển nhanh bền vững theo hướng đô thị thông minh, thành phố đổi mới sáng tạo, duy trì tăng trưởng kinh tế cao hơn so với trung bình cả nước và cao hơn hơn giai đoạn 2020-2025; trở thành đô thị phát triển năng động, hiệu quả và có sức cạnh tranh trong nước cũng như khu vực, quốc tế.
“Có đại biểu cho rằng có địa phương được hưởng nhiều cơ chế đặc thù cho nên chỉ dành cơ chế đặc thù cho tỉnh nghèo, có điều kiện còn nhiều khó khăn để giúp cho các tỉnh đó vươn lên. Nhưng tôi có ý kiến khác, đúng là địa phương nào cũng có đặc thù nhưng mỗi địa phương có điều kiện khác nhau thì cơ chế cũng có quy định riêng cho các địa phương ấy. Trong thời gian qua có quá nhiều đặc thù mà ít nhiều cũng gây ra sự hiểu lầm như kiểu đặc quyền đặc lợi. Do đó không nên dùng từ đặc thù trong văn bản này và cân nhắc bỏ từ đặc thù trong dự thảo nghị quyết” – đại biểu Nguyễn Sỹ Cương góp ý.
Đại biểu Quốc hội: Cơ chế tài chính, chính sách hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của Hà Nội
Phân tích các nội dung cụ thể được đề xuất trong dự thảo Nghị quyết, một số ĐBQH cho rằng, trong số 9 cơ chế đặc thù thì có 7 cơ chế có tính tương đồng với cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù của TP Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội. Còn lại hai cơ chế khác thì cơ bản theo các ĐBQH cũng phù hợp. Ví dụ, cơ chế được sử dụng kinh phí chi thường xuyên còn dôi dư đầu tư cho các công trình cấp bách thực chất cũng phù hợp với chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên hiện nay. Trong khi đó, cơ chế được sử dụng ngân sách của TP để hỗ trợ cho địa phương khác trong điều kiện gặp khó khăn lại thể hiện rõ tinh thần Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội. Chính vì vậy, các ĐBQH cho rằng, không có gì phải băn khoăn khi thông qua cơ chế này với Hà Nội.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, trong thời gian qua có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù được ban hành, ít nhiều dẫn đến cách hiểu như đặc quyền đặc lợi. Do vậy, các đại biểu này cho rằng, không nên dùng từ “đặc thù” nữa và nên bỏ hai từ này trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội. Đây không phải né tránh mà là cơ chế chính sách cho địa phương nào riêng cho địa phương ấy. Để tên dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế chính sách tài chính, ngân sách đối với TP Hà Nội là đủ. Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, Chính phủ cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, để đáp ứng điều kiện phát triển của thành phố trong thời gian tới.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cũng bày tỏ đồng tình với đề xuất như Nghị quyết, bởi trong đó có 7 cơ chế Quốc hội đã thông qua cho TP Hồ Chí Minh trước đây, chỉ 2 cơ chế khác biệt.

“Hà Nội xin sử dụng kinh phí chi thường xuyên còn dư để đầu tư cho công trình cấp bách, nghĩa là dùng tiền tiết kiệm chi thường xuyên cho chi đầu tư. Đây là chính sách đang khuyến khích thì không lý do gì chúng ta không đồng tình. Hai là cơ chế sử dụng ngân sách TP hỗ trợ địa phương khác trong điều kiện khó khăn - đây là tinh thần “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”, nên cũng không có gì khó khăn” – đại biểu Hoàng Văn Cường phân tích.

Các 7 cơ chế còn lại Quốc hội cũng đã thông qua cho TP Hồ Chí Minh và TP Hồ Chí Minh đang áp dụng tốt như xin được tự quyết điều chỉnh phí, lệ phí hoặc thêm phí mới chưa có trong Luật phí, lệ phí thì có thể tạo ra dịch vụ tốt hơn ở một số khu vực.

Hay cơ chế Hà Nội xin được hưởng 50% tiền sử dụng đất với việc chuyển tài sản trên đất, thực chất tiền này dành 70% trang trải cho di dời đầu tư xây dựng, thực hiện chuyển đổi, nên phần còn lại 30%. Việc này thúc đẩy chuyển dịch tài sản đất đai ở nơi không hiệu quả, các đơn vị sử dụng vị trí đặc địa họ sẽ tích cực hơn chuyển đổi, di dời.

Còn cơ chế cho phép Hà Nội được hưởng tiền thực hiện cổ phần hoá, thoái vốn thuộc các DN mà TP Hà Nội quản lý, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, thực chất tại Luật Ngân sách cũng quy định nguồn thu về vốn từ các DN mà địa phương quản lý thì thuộc ngân sách địa phương. Nghị quyết thông qua là phù hợp và góp phần thúc đẩy cổ phần hoá DNNN do địa phương quản lý, khuyến khích để cổ phần hoá được giá trị nhiều hơn.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn Bến Tre) ví một số TP lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là “nhà mặt tiền” của quốc gia, có vị thế, vị trí hơn hẳn các địa phương khác. Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá xã hội và là trái tim cả nước.

Điều đại biểu Lưu Bình Nhưỡng băn khoăn là cơ chế nào để phát huy tiềm lực của Hà Nội, của "nhà mặt tiền" mà Hà Nội có.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Infographic] Chuỗi sự kiện "Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai"
    Chuỗi sự kiện “Ươm mầm tri thức – Kiến tạo tương lai” là chương trình ý nghĩa được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp các nhà xuất bản, nhà sách, các đơn vị, cá nhận hoạt động trong cùng lĩnh vực tổ chức thường niên, nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, chào mừng kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024).
  • Hà Nội tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024
    Tại Hà Nội, mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024 là sự kiện Hội Sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”, kỷ niệm 7 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024) được tổ chức vào 09h30 ngày 17/4/2024 tại Phố Sách Hà Nội.
  • Giới thiệu 70 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Đường lên Điện Biên”
    Nhân kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), vào ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm “Đường lên Điện Biên”.
  • Ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
    Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, đó là thắng lợi của sức mạnh “toàn dân đánh giặc”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. 70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay...
  • Hà Nội: Sôi nổi Liên hoan cán bộ thư viện Toàn quốc tuyên truyền văn hóa đọc
    Chiều ngày 16/4, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Đống Đa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Lễ tổng duyệt Liên hoan cán bộ thư viện Toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) với chủ đề “Điện Biên – Vang mãi bản hùng ca”.
Đừng bỏ lỡ
Đại biểu Quốc hội: Cơ chế tài chính, chính sách hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO