Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng dân

Bùi Việt Thắng| 16/12/2019 17:01

“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên/ Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp/ Sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp!/ Vinh quang Tổ quốc chúng ta/ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa/ Vinh quang Hồ Chí Minh, cha của chúng ta ngàn năm sống mãi” (Tố Hữu: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, 5/1954)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng dân

Hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp  trong văn học nghệ thuật
Trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, nhà thơ Tố Hữu mới chỉ viết có một câu thơ trực tiếp ca ngợi Võ Đại tướng: “Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp”. Cũng thật là hiếm hoi vào thời điểm ấy, cách nay 65 năm. Năm nay (2019) cả nước tưng bừng kỷ niệm 75 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm “chấn động địa cầu”: “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). NXB Hà Nội vừa ấn hành sách ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng dân (bằng 3 thứ tiếng Việt - Anh - Hàn Quốc) của tác giả Trần Tuấn (TTX Việt Nam) - một ấn phẩm đẹp cả nội dung và hình thức. Nhưng trong bài báo nhỏ này tôi muốn nói đến hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong văn học (nghệ thuật ngôn từ).

Có thể nói, nhà văn Hữu Mai là người đầu tiên tái hiện chân dung Võ Đại tướng trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Không phải huyền thoại (NXB QĐND, 2007; NXB Trẻ tái bản 2010). Nhưng đặc biệt hơn, trong năm 2019, cùng lúc hai nhà văn Vũ Xuân Tửu (với Võ Nguyên Giáp, bản thảo) và Nguyễn Thế Quang (với Đường về Thăng Long, sách in) đều “trình làng” những tác phẩm tâm huyết của đời cầm bút. Cả hai tác phẩm này tác giả đều tự tin tham dự Cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 5 (2016-2019) do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Theo tôi, đây chưa phải là những tác phẩm cuối cùng về một nhân vật lịch sử thời hiện đại. Nếu có thể nói thì, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nguồn cảm hứng viết mãi không cùng với văn nghệ sĩ Việt Nam.

Hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tiểu thuyết “Đường về Thăng Long” 
Mới đây (11/2019) đoàn nhà văn Việt Nam (gồm nhà thơ Bằng Việt và nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng) được Hội Nhà văn Việt Nam cử đi tham dự Hội nghị Quốc tế văn học tổ chức tại ISLAMABAD (Thủ đô PAKISTAN) với chủ đề “Điểm gặp thẩm mỹ giữa truyền thống và hiện đại”. Khi giao lưu bên lề hội nghị, nhiều đại biểu làm quen với đoàn bằng tiếng Việt: “Việt Nam - Hồ Chí Minh”, lại có người nói rõ hơn “Việt Nam - Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp”. Có một nhà văn già cho biết, ông đã từng sang Việt Nam và trực tiếp phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông hết sức khâm phục Việt Nam - Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp. Đúng là mở mày mở mặt với bạn bè quốc tế. Riêng tôi nghĩ, “Võ Nguyên Giáp một danh từ Việt Nam” (thế giới đã từng nói đến “Điện Biên Phủ một danh từ Việt Nam”).

Sẽ rất khó khăn cho nhà văn khi tái hiện nhân vật lịch sử tầm cỡ như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vì cái “khoảng cách sử thi”, như các nhà lý luận đã chỉ ra. Nhưng tác giả đã khéo léo vượt qua cái ranh giới tưởng như nhất thành bất biến này. Bằng cách như là người trong cuộc, ướm mình vào nhân vật mà viết (cùng chịu đựng thử thách, cùng ứng biến vượt qua, cùng chung lưng đấu cật, chia sẻ ngọt bùi đắng cay,…). Ngay chương I, nhân vật chính Võ Nguyên Giáp đã xuất hiện, từ đó cho đến dòng cuối, trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm. Như vậy, lồng lộng hình tượng Đại tướng là con người của tinh thần “dĩ công vi thượng”, cao như Thái sơn, dài như Hồng Hà giang. Con người của hành động với trí tuệ mẫn tiệp tuyệt với, tình cảm sâu thẳm vì nước, vì nhân dân: “Vì điều Chính phủ đang làm cũng là nguyện vọng, là ý chí của toàn dân. Chính phủ chỉ thất bại khi làm mất lòng dân, làm trái với nguyện vọng của nhân dân.

Vì dân sẽ có dân, có dân là có tất cả” (trang 566). Theo tôi, đây là tư tưởng căn cốt của tác phẩm - tư tưởng về NHÂN DÂN. Nếu nói tinh thần đối thoại lịch sử cũng chính là đối thoại về NHÂN DÂN. Hơn 500 trang sách chỉ tập trung khai thác thể hiện cuộc dấn thân vĩ đại của một thế hệ vàng, suốt đời vì nước vì dân. Tiểu thuyết tiếp cận trang trọng nhiều nhân vật lịch sử tầm cỡ thời đại: Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, và tiếp đến là các học trò xuất sắc của Người như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh,… những nhân sĩ trí thức, những bậc túc nho của đất nước như Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên,…Nhưng cần chú ý là, trong Đường về Thăng Long, có thể nói tác giả đã vượt qua được những rào cản về tư tưởng, tình cảm để công bằng khi “chạm” đến các nhân vật lâu nay bị lãng quên một cách vô tình (hay cố ý), vì rất nhiều lý do như Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Vĩnh Thụy, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh,… Nhân vật Võ Nguyên Giáp theo tôi, trở nên “lẻ loi” nếu thiếu mối liên hệ giường cột với các nhân vật lịch sử khác như đã nói. Họ là những thỏi nam châm cực mạnh có sức hút nhau khó cưỡng.

Đọc Đường về Thăng Long, riêng tôi thấy, nhân vật chính Võ Nguyên Giáp có “hào quang”, một hiện tượng hiếm thấy trong các tiểu thuyết lịch sử từ trước tới nay. Nhưng nhân vật này không khiến độc giả “kính nhi viễn chi”, trái lại gần gũi, ruột thịt, thậm chí như có thể tri âm tri kỷ. Tôi cũng đã đọc bản thảo tiểu thuyết lịch sử Võ Nguyên Giáp của Vũ Xuân Tửu, để đối chiếu, so sánh với Đường về Thăng Long của Nguyễn Thế Quang. Như ai đó nói “mọi sự so sánh đều khập khiễng”. Nhưng nếu không hiểu A làm sao ta biết B (!?). Mỗi người một vẻ, còn vẹn toàn đến mấy phần lại là chuyện khác. Tác giả cũng mạnh dạn đi sâu tái hiện chuyện tình cảm riêng tư của nhân vật Đại tướng Võ Nguyên Giáp (với “vong linh” của người vợ trẻ đã quá cố Nguyễn Thị Quang Thái, cũng như quan hệ với người phụ nữ khác sau đó). Nhưng không khêu gợi tò mò bằng các “chiêu” câu khách. Nếu có viết về sự “phân thân” của nhân vật cũng chỉ nhằm làm cho nó đầy đặn, sinh sắc, linh hoạt, “mềm hơn”, gần gũi và đời hơn. Nói cách khác là tác giả đã khá thành công khi đi tìm cái gọi là “con người trong con người” (theo quan điểm của nhà bác học Nga M.Bakhtin, tác giả của công trình Lý luận và thi pháp tiểu thuyết đã dịch và giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam).

Thiết nghĩ, phê bình tác phẩm không có nhiệm vụ kể lại nội dung câu chuyện mà chính nhà văn đã kể rất hay bằng ngôn ngữ kể chuyện của mình. Tôi sẽ làm cái việc đẩy cánh cửa đã mở sẵn nếu cứ kể lại trong hơn 500 trang sách nhân vật chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã làm những gì.

Vĩ thanh
Tôi đồng tình với ý kiến của nhà văn Nguyễn Khắc Phê trong Lời giới thiệu in đầu sách: “Tác giả đã mạnh dạn tái hiện những điều “có thể có thật” - đó là những “khoảng mờ” trong lịch sử hay những riêng tư, thao thức mà chính sử không thể có”. Theo lý thuyết văn học thì cách viết của tác giả trong Đường về Thăng Long, là nương theo phép của “cái khả nhiên” (cái có thể có thực). Toán học còn có “Lý thuyết tập mờ”, huống hồ nghệ thuật/ văn chương (!?).
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO