Đám cưới đầy vàng và kim cương của con gái thương gia giàu có Hà Nội xưa

Vũ Lụa - Diệu Bình/VNN| 26/03/2018 10:39

Đám cưới được tổ chức linh đình, quan khách ăn cỗ suốt 3 ngày. Cô dâu thay liên tục các mẫu áo dài và đeo trên người nhiều vàng, kim cương…

Sau khi xây dựng cơ nghiệp, trở thành một thương gia giàu có trong lĩnh vực xây dựng, thầu khoán, buôn bán… những năm đầu thế kỷ 20, cụ ông Trương Vọng Trọng và cụ bà Nguyễn Thị Sửu đã cho xây dựng căn biệt thự Pháp cổ có diện tích hơn 800 mét vuông tại số 44 phố Hàng Bè (Hà Nội).

Sau những năm 50, hai vợ chồng thương gia chuyển vào miền Nam sinh sống. Trong căn biệt thự số 44 Hàng Bè chỉ còn lại một mình bà Trương Thị Mô (SN 1924) - con gái thứ 2 của thương gia Trương Vọng Trọng.

Đám cưới,Hà Nội xưa,đại gia
Căn biệt thự lớn ở phố hàng Bè những năm đầu thế kỷ 20 của gia đình thương gia Trương Vọng Trọng. 

Ở tuổi 94, bà Mô vẫn nhớ từng kỷ niệm về tuổi trẻ, về những ngày sống trong nhung lụa cùng với bố mẹ. Bên cạnh đó, bà Mô cũng nhớ rất nhiều về ngày bà lên xe hoa cùng chồng...

"Bố mẹ tôi là những người sống rất văn minh. Khi gả con gái đi lấy chồng, các cụ không hề thách cưới như nhiều gia đình khác” - bà Mô xúc động khi nhắc đến đám cưới của mình.

Đám cưới của bà Mô được tổ chức khi bà vừa bước qua tuổi 20. Chú rể là nhân viên của Sở Hỏa xa (nay là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam).

Đám cưới,Hà Nội xưa,đại gia
Bà Trương Thị Mô, con gái thứ 2 của thương gia Trương Vọng Trọng.

“Chúng tôi gặp nhau qua mai mối bạn bè. Lúc đó, tôi đang bán tơ lụa ở phố Hàng Đào. Cả hai chỉ tìm hiểu nhau một thời gian ngắn. Sau đó thấy phù hợp thì quyết định đám cưới”, bà Mô kể lại.

“Tôi vẫn nhớ, ngày ăn hỏi, tôi mặc áo dài nhung màu tiết dê, tóc để kiểu phi dê và đeo trên người các loại trang sức như kiềng, dây chuyền, bông tai, nhẫn, lắc tay và cả nhẫn kim cương.

Bố mẹ tôi có nhiều bạn bè nên chỉ riêng ngày ăn hỏi, mọi người đã đứng gần kín phần diện tích 800m của căn biệt thự.

Khi nhà trai xuất hiện, số lượng khách bên nhà trai cũng không kém cạnh. Ai cũng ăn mặc lịch sự, sang trọng. Đi đầu là đoàn nam thanh với 7 tráp lễ được trang trí rất đẹp và cầu kỳ. Tiếp theo là các bô lão, các thành viên trong gia đình chú rể và các anh em bạn bè”, con gái vị thương gia giàu có phố Hàng Bè nói tiếp.

Đám cưới,Hà Nội xưa,đại gia
Bà Mô cho biết, trong đám cưới của mình, bà và gia đình đã chụp rất nhiều ảnh nhưng những bức ảnh này đã bị thất lạc (Ảnh tư liệu chụp tại 1 đám cưới năm 1931).


"Ngày tổ chức đám cưới, mặc dù đã đơn giản hóa rất nhiều thủ tục nhưng khi thấy một đoàn 7 xe ô tô của nhà trai đến đón dâu, nhiều người dân trong khu vực vẫn tò mò kéo đến nhà thương gia Trương Vọng Trọng để xem. Trước khi nhà trai đến, gia đình tôi cũng đã khiến hàng xóm chú ý vì lượng khách đến ăn cưới rất đông"- bà Mô nói.

"Căn biệt thự của bố mẹ tôi có khoảng sân rộng nên đám cưới của tôi không cần phải tổ chức ở nhà hàng. Vì lượng khách quá đông nên bố mẹ tôi phải phân bổ thời gian mời khách khác nhau. Khách của bố, bố tôi mời riêng một ngày, khách của mẹ, mẹ tôi mời riêng một ngày. Khách của tôi, tôi mời riêng một ngày. Tổng cộng, gia đình chúng tôi mời khách ăn uống trong 3 ngày”- bà Mô kể tiếp.

Bà Mô không còn nhớ, bố mẹ bà đã làm bao nhiêu mâm cỗ để tiếp đón các quan khách. Bà chỉ nhớ rằng trong 3 ngày đó, căn biệt thự lúc nào cũng nườm nượp người ra kẻ vào và những người phục vụ cỗ luôn phải làm việc trong tình trạng quá tải.

Song song với việc tổ chức tiệc cỗ linh đình, bố mẹ bà Mô cũng không quên phần quà hồi môn cho con gái đi lấy chồng.

Đám cưới,Hà Nội xưa,đại gia
Bà Trương Thị Mô và chồng chụp ảnh kỷ niệm sau 10 năm kết hôn.

Bà Mô cho biết, bên cạnh số trang sức bà đã đeo trên người như trong lễ ăn hỏi… bố mẹ bà còn tặng cho con gái một hộp chứa đầy trang sức vàng. Khi nhà trai đến, gia đình nhà trai lại đeo lên người bà một lượng vòng, kiềng, nhẫn vàng khiến những người chứng kiến phải xuýt xoa.

“Một vài người cho rằng, việc đeo vòng vàng nhiều như vậy là thể hiện sự khoe khoang nhưng thực tế đó chỉ là một lượng trang sức nhỏ. Bình thường, ngoài bông tai, vòng tay, vòng cổ, trên ngón tay tôi dù đi chơi hay ở nhà cũng luôn đeo nhẫn kim cương. Ngày cưới, tôi đeo nhiều hơn vì có thêm phần trang sức do nhà chồng trao tặng” - bà Mô giải thích.

Về trang phục cưới, bà Mô cho biết, mỗi ngày đãi tiệc, bà mặc một mẫu áo dài khác nhau. Ngày cưới chính, bà mặc chiếc áo dài gấm, chân đi giày cao gót. Việc trang điểm cũng vô cùng cầu kỳ và họ cũng đã chụp rất nhiều ảnh để ghi lại các khoảnh khắc đẹp. Chỉ có điều, do thời gian quá lâu, album ảnh cưới của bà đã bị thất lạc...

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Âm vang Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Âm vang Điện Biên của tác giả Vũ Nhang.
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Đám cưới đầy vàng và kim cương của con gái thương gia giàu có Hà Nội xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO