Đậm đà hương vối tình quê

Xanh Nguyên| 18/08/2019 11:29

Quê hương hai tiếng thân thương tự bao giờ đã thấm sâu trong trí nghĩ ta những niềm thương nỗi nhớ. Nhớ dòng sông quê cỏ mướt đôi bờ, mùa nối mùa chậm trôi. Nhớ cánh diều háo hức chao nghiêng giữa trời xanh mây trắng. Và nhớ sao những thức quà đồng quê bình dị, thơm thảo. Là hương ổi chín sau vườn. Là trái bòng, trái bưởi bồng bế, đung đưa. Và đôi khi chỉ là chén nước vối thôi nhưng đậm đà, ấm áp tình nghĩa biết nhường nào!

Đậm đà hương vối tình quê

Quê hương hai tiếng thân thương tự bao giờ đã thấm sâu trong trí nghĩ ta những niềm thương nỗi nhớ. Nhớ dòng sông quê cỏ mướt đôi bờ, mùa nối mùa chậm trôi. Nhớ cánh diều háo hức chao nghiêng giữa trời xanh mây trắng. Và nhớ sao những thức quà đồng quê bình dị, thơm thảo. Là hương ổi chín sau vườn. Là trái bòng, trái bưởi bồng bế, đung đưa. Và đôi khi chỉ là chén nước vối thôi nhưng đậm đà, ấm áp tình nghĩa biết nhường nào! 

Bên mái ngói ba gian nơi quê nhà, tự bao giờ cây vối đã vững vàng đứng soi mình trên mặt giếng khơi, cạnh cái chum nước và cả cái gáo dừa nằm vắt ngang miệng chum mặc thời gian trôi chảy. Bố tôi bảo, cây được nội xin của một người đồng đội về trồng từ khi ông bà về ở với nhau. Chẳng thế mà từ nhỏ,  tôi đã thấy gốc cây sần sùi, to tròn như thân người lớn, tỏa bóng mát rượi cả khu bờ giếng. Mỗi khi xuân về, nhất là lúc đón nắng hạ tràn trề, cây lại như chiếc ô xanh được đan kết bởi vô vàn những chiếc lá thuôn dài óng ả. Rồi từng chùm từng chùm nụ từ những cành khẳng khiu lại đơm hoa trắng rộ với những cánh hoa nhỏ xíu, kết trái chín đỏ như trái bồ quân. 

Tuổi thơ tôi là những tháng ngày rong ruổi trên đồng chiều cuống rạ, thả trôi những ước mơ trên dòng nước mát sông quê và có cả cái cảm giác thích thú bên kỷ niệm trèo vối hái lá hái nụ. Những ngày hè oi ả, khi cây vối lá chẳng còn non tơ nhưng cũng chưa kịp già úa và xuất hiện vô số những chùm nụ li ti chưa kịp bung nở, tôi lại như chú sóc con leo tít lên tận cây cao. Từng chùm lá, chùm nụ được tôi bẻ gọn gàng thả xuống cho nội. Và bao giờ nội cũng bảo tôi lấy phơi khô đủ uống cho mùa sau để cây còn sinh sôi, phát triển. Mỗi lần trèo vối như thế, tôi lại không thể quên hương thơm dễ chịu của nó vương vấn, theo tôi suốt cả ngày. 

Đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in bên tráp đựng cau trầu là tách trà nước vối được ủ ấm trong cái giỏ mây của nội. Lúc còn sống, nội quý chúng lắm! Khi nào nội cũng có một cái chum sành đựng nước mưa. Mới sáng sớm nội đã ra chum nước, dùng gáo dừa múc đầy ấm mang vào bếp đun sôi trên cái bếp củi rồi pha một tách trà vối đầy ủ ấm trong cái giỏ mây dành uống cả ngày. Nội bảo nhờ uống trà lá vối mà nội thấy nhẹ bụng, lại ăn được, ngủ được. Những khi tôi bị lở ngứa chân tay, nội còn sắc chén nước vối thật đặc bôi lên, thế mà khỏi liền. Tôi yêu nội, yêu cây vối bên giếng nhà từ những ngày xa xưa ấy.

Những trưa hè nắng như đổ lửa, sau bữa cơm, bố mẹ tôi vẫn thường ngồi trên chiếc ghế băng dài, bên chiếc bàn gỗ đặt giữa nhà. Tay phe phẩy chiếc quạt mo cau, tay nâng ly trà lá vối lên uống từng ngụm. Bên ly trà vối nước sóng sánh vàng, thỉnh thoảng bố lại chép miệng như thể để thưởng trọn cái vị đăng đắng, ngòn ngọt của thức quà quê thơm thảo này. Và đã bao mùa thứ nước uống giải khát, thanh nhiệt này đã gắn bó với gia đình tôi như một hương vị đặc biệt của quê nhà. 

Những đêm trăng thanh, dưới hiên nhà ngày ấy, mẹ tôi thường trải một chiếc chiếu cói thật rộng, chuẩn bị một ấm nước vối thật đầy. Bữa cơm tối vừa xong là các cô bác xóm giềng lại kéo nhau đến chuyện trò bên cốc nước vối. Bao chuyện mùa màng, làng nước tháng tháng năm năm vẫn thế vậy mà cứ nhâm nhi ngụm nước vối lại trở nên hồ hởi, tưởng chừng như vẫn mới tinh. Nhìn các cô bác chuyện trò, ngắm ánh trăng quê rót những ánh vàng xuống từng cốc nước vối sóng ánh, trong hơi đêm dìu dịu mới thấy cuộc sống thôn quê tuy nghèo khó mà yên ả biết nhường nào.    

Vào Nam lập nghiệp, tôi mang theo cả một cây vối trồng ở trước nhà. Lá vối vẫn xanh; cây vẫn ra nụ, trổ hoa, kết trái nhưng nội tôi thì đã đi xa tận phương trời nào. Tôi chăm chút cây như để nhắc nhở về những tháng ngày bên nội. Và như để giữ lấy… một hương vị thân thuộc của quê nhà.
(0) Bình luận
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Độc đáo kiến trúc, tên gọi các cửa ra vào Kinh thành Huế
    Kinh thành Huế có 11 cửa thành đường bộ và 2 cửa đường thủy có kiến trúc, tên gọi độc đáo nhưng mỗi cửa mang một chức năng cùng những câu chuyện lịch sử khác nhau sau khi được xây dựng, phục hồi lại.
  • Hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024
    Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố.
  • Hà Nội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền hiệu quả về triển khai Đề án 06/Chính phủ năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Đậm đà hương vối tình quê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO