Đâu là "Bí mật của ông già Noel"?

Nguyễn Ngọc Trâm/ANTĐ| 25/12/2017 12:18

Nhân dịp Giáng sinh, NXB Kim Đồng ra mắt độc giả tập truyện ngắn “Bí mật của ông già Noel” - tác giả Nguyễn Ngọc Hoài Nam. Tập truyện gồm 8 câu chuyện dễ thương, được kể bằng giọng văn trong trẻo và hóm hỉnh.

ảnh 1

Bìa cuốn sách "Bí mật của ông già Noel"

Nguyễn Ngọc Hoài Nam thường chọn nhân vật trung tâm là trẻ em, nhờ đó, đọc giả nhỏ tuổi có thể cảm nhận được bao điều thú vị, ấm áp cùng những thông điệp về tình yêu thương thông qua mỗi câu chuyện. Ví như, cậu bé Phúc trong “Chuyến xe đêm Giáng sinh” phải theo bố mẹ chuyển nhà liên tục để mưu sinh. Vào đêm Noel, gia đình Phúc lại phải đến thành phố khác. Khi cậu bé đang tủi thân khóc, ông già Noel xuất hiện và tặng cậu một món quà. Quá bất ngờ, hạnh phúc với phép màu kỳ diệu, Phúc không biết rằng ông già Noel là do thầy giáo mình đóng giả. Truyện “Lá thư đêm Noel” khắc họa nỗi buồn của cô bé Hướng Dương phải chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Trong thư gửi ông già Noel, Hướng Dương chỉ xin ông cho thêm mình một chút thời gian để sống...

Đêm Giáng sinh vốn muôn vàn những điều kỳ lạ. Trẻ em thường không hiểu vì sao mỗi khi ông già Noel xuất hiện, bố bỗng đi đâu mất, sau đó dù trẻ em hờn trách, bố chỉ cười khà khà và ôm âu yếm; lá thư viết gửi ông già Noel, dù trẻ em có cố ý giấu kín tới mức nào, ông cũng tìm ra và tặng đúng y món quà mong muốn. Điều xúc động nhất, cho dù các em nhỏ đang trong hoàn cảnh nào: vui vẻ quây quần bên gia đình, buồn bã vì phải ở nhà một mình, hay không may phải nằm viện... thì ông già đều biết và đem đến tình yêu thương. Tất cả những "Bí mật của ông già Noel” sẽ được “bật mí” dưới ngòi bút của tác giả Nguyễn Ngọc Hoài Nam nhẹ nhàng và đầy cuốn hút.

(0) Bình luận
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
  • Tết xưa - và nay: Những biến tấu từ cái nhìn đương đại
    Nhiều năm qua, dù đã có những thay đổi theo thời đại, nhưng Tết Nguyên Đán vẫn luôn là một dịp quan trọng đối với người Việt. Từ những ngày tất bật chuẩn bị đến những ngày thong dong đón Tết, đều là một “thú chơi”...
  • Văn Cao mùa chữ, mùa người
    Nhân dịp Kỷ niệm 100 năm năm sinh nhạc sĩ - thi sĩ - họa sĩ Văn Cao (1923-2023) nhiều sự kiện văn hóa, văn học nghệ thuật được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, Ban Văn học nghệ thuật VOV6 (Đài Tiếng nói Việt Nam) đã tổ chức hội thảo và ra mắt sách “Văn Cao mùa chữ, mùa người” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) - một cuốn sách đẹp cả về hình thức, nội dung và có tính chất “cập thời vũ”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đâu là "Bí mật của ông già Noel"?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO