Đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, Kon Tum khởi sắc

PV| 22/08/2019 09:31

Với mục tiêu đưa thành phố Kon Tum đạt tiêu chuẩn đô thị loại II vào năm 2020, chính quyền địa phương đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng vào việc xây dựng cầu đường, phát triển hạ tầng giao thông.

Đầu tư cơ sở hạ tầng bền vững

Giữ vị trí quan trọng trong tam giác phát triển của 3 nước Đông Dương, Kon Tum là mảnh đất có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhằm mở rộng và phát triển thành phố Kon Tum, UBND tỉnh đã phê duyệt Quyết định đầu tư xây dựng 3 cây cầu bắc qua sông Đắk Bla với tổng số vốn đầu tư xây dựng gần 300 tỉ đồng.

Theo đó, dự án thứ nhất là cầu số 1 qua sông Đăk Bla từ phường Thắng lợi đi xã Đăk Rơ Wa. Phạm vi đầu tư từ điểm đầu giao đường bao khu dân cư phía Bắc thành phố thuộc địa giới phường Lê Lợi, điểm cuối giao tỉnh lộ 671 tại km 44+620 thuộc địa giới xã Đăk Rơ Wa.

Thứ hai là cầu qua sông Đăk Bla bắt đầu từ xã Vinh Quang đi xã Đoàn Kết, phạm vi đầu tư từ điểm đầu giao đường tỉnh lộ 675 tại km 1+900m thuộc địa giới phường Ngô Mây, điểm giao cuối tỉnh lộ 671 tại km 57+50 thuộc địa giới xã Đoàn Kết.

Thứ ba là cầu qua sông Đăk Bla, từ phường Trường Chinh thành phố Kon Tum đi khu dân cư Thôn Kon Di, Đăk Rơ Wa. Phạm vi đầu tư từ điểm đầu giao đường Đào Duy Từ thuộc địa giới phường Trường Chinh, điểm giao cuối tại khu dân dư thôn Kon Di, Đăk Rơ Wa.

Tất cả dự án đều có mức đầu tư lớn với ngân sách từ nguồn vốn đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác. Các dự án được thực hiện nhằm từng bước hoàn chỉnh hạ tầng đô thị và mở rộng không gian thành phố Kon Tum theo quy hoạch, khai thác tiềm năng quỹ đất để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển các khu đô thị và kinh - tế xã hội của thành phố.

Công trình sau khi hoàn thiện sẽ góp phần cải thiện cảnh quan môi trường, giúp hoạt động thông thương diễn ra thuận lợi, đồng thời, gắn kết các khu dân cư, mở rộng cửa ngõ ra vào thành phố. Sau khi được đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông, không gian đô thị hứa hẹn sẽ được mở rộng, cải thiện diện mạo thành phố.

Bên cạnh đó, hệ thống kết cầu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ với hai tuyến đường giao thông huyết mạch được Trung ương đầu tư nâng cấp, mở rộng (đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 24); 260 tuyến đường nội bộ với tổng chiều dài gần 200 km, hầu hết các tuyến đường hẻm được bê tông hóa… cũng góp phần thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Ảnh 1

Diện mạo thành phố Kon Tum sẽ ngày càng khởi sắc sau khi được chính quyền địa phương đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.

Hướng đến mục tiêu trở thành đô thị loại II

Dù mới được thành lập từ năm 2009 nhưng qua 10 năm phát triển, thành phố Kon Tum ngày càng cho thấy sức tăng trưởng nhanh, vững bước phát triển của một thành phố trẻ. Kon Tum luôn vươn mình để tương xứng với vị trí trung tâm, động lực phát triển của tỉnh và khu vực Tây Nguyên, đồng thời không ngừng nỗ lực để trở thành đô thị loại II.

Trong số 5 tiêu chuẩn đô thị loại II, đến nay, thành phố Kon Tum đạt tiêu chuẩn về chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đạt 39/59 tiêu chuẩn thuộc 5 tiêu chí quy định; 4 tiêu chí với 20 tiêu chuẩn cần hoàn thành, gồm: tiêu chí quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và trình độ phát triển hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Kon Tum luôn duy trì mức tăng trưởng kinh tế đều đặn theo từng giai đoạn. Năm 2016 - 2018, mức tăng trưởng đạt 18,96%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Thương mại – dịch vụ phát triển mạnh, tăng trưởng công nghiệp - xây dựng phát triển cả về quy mô và chất lượng khá cao, bình quân giai đoạn 2009 - 2018 đạt 18,6%/năm.

Nhằm hướng đến mục tiêu trở thành đô thị loại II, Kon Tum tiếp tục tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, các khu đô thị mới, đẩy mạnh đầu tư phát triển các cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ song song với nông nghiệp; đồng thời phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Với nguồn lực và thế mạnh của mình, Kon Tum hứa hẹn sẽ là thị trường bất động sản đầy tiềm năng trong thời gian tới, mở ra hàng loạt cơ hội đầu tư và kinh doanh mới cho các nhà đầu tư.

Đầu tư cơ sở hạ tầng bền vững

Giữ vị trí quan trọng trong tam giác phát triển của 3 nước Đông Dương, Kon Tum là mảnh đất có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhằm mở rộng và phát triển thành phố Kon Tum, UBND tỉnh đã phê duyệt Quyết định đầu tư xây dựng 3 cây cầu bắc qua sông Đắk Bla với tổng số vốn đầu tư xây dựng gần 300 tỉ đồng.

Theo đó, dự án thứ nhất là cầu số 1 qua sông Đăk Bla từ phường Thắng lợi đi xã Đăk Rơ Wa. Phạm vi đầu tư từ điểm đầu giao đường bao khu dân cư phía Bắc thành phố thuộc địa giới phường Lê Lợi, điểm cuối giao tỉnh lộ 671 tại km 44+620 thuộc địa giới xã Đăk Rơ Wa.

Thứ hai là cầu qua sông Đăk Bla bắt đầu từ xã Vinh Quang đi xã Đoàn Kết, phạm vi đầu tư từ điểm đầu giao đường tỉnh lộ 675 tại km 1+900m thuộc địa giới phường Ngô Mây, điểm giao cuối tỉnh lộ 671 tại km 57+50 thuộc địa giới xã Đoàn Kết.

Thứ ba là cầu qua sông Đăk Bla, từ phường Trường Chinh thành phố Kon Tum đi khu dân cư Thôn Kon Di, Đăk Rơ Wa. Phạm vi đầu tư từ điểm đầu giao đường Đào Duy Từ thuộc địa giới phường Trường Chinh, điểm giao cuối tại khu dân dư thôn Kon Di, Đăk Rơ Wa.

Tất cả dự án đều có mức đầu tư lớn với ngân sách từ nguồn vốn đầu tư và các nguồn vốn hợp pháp khác. Các dự án được thực hiện nhằm từng bước hoàn chỉnh hạ tầng đô thị và mở rộng không gian thành phố Kon Tum theo quy hoạch, khai thác tiềm năng quỹ đất để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển các khu đô thị và kinh - tế xã hội của thành phố.

Công trình sau khi hoàn thiện sẽ góp phần cải thiện cảnh quan môi trường, giúp hoạt động thông thương diễn ra thuận lợi, đồng thời, gắn kết các khu dân cư, mở rộng cửa ngõ ra vào thành phố. Sau khi được đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông, không gian đô thị hứa hẹn sẽ được mở rộng, cải thiện diện mạo thành phố.

Bên cạnh đó, hệ thống kết cầu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ với hai tuyến đường giao thông huyết mạch được Trung ương đầu tư nâng cấp, mở rộng (đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 24); 260 tuyến đường nội bộ với tổng chiều dài gần 200 km, hầu hết các tuyến đường hẻm được bê tông hóa… cũng góp phần thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, Kon Tum khởi sắc

Diện mạo thành phố Kon Tum sẽ ngày càng khởi sắc sau khi được chính quyền địa phương đầu tư phát triển hạ tầng giao thông.

Hướng đến mục tiêu trở thành đô thị loại II

Dù mới được thành lập từ năm 2009 nhưng qua 10 năm phát triển, thành phố Kon Tum ngày càng cho thấy sức tăng trưởng nhanh, vững bước phát triển của một thành phố trẻ. Kon Tum luôn vươn mình để tương xứng với vị trí trung tâm, động lực phát triển của tỉnh và khu vực Tây Nguyên, đồng thời không ngừng nỗ lực để trở thành đô thị loại II.

Trong số 5 tiêu chuẩn đô thị loại II, đến nay, thành phố Kon Tum đạt tiêu chuẩn về chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đạt 39/59 tiêu chuẩn thuộc 5 tiêu chí quy định; 4 tiêu chí với 20 tiêu chuẩn cần hoàn thành, gồm: tiêu chí quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và trình độ phát triển hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Kon Tum luôn duy trì mức tăng trưởng kinh tế đều đặn theo từng giai đoạn. Năm 2016 - 2018, mức tăng trưởng đạt 18,96%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Thương mại – dịch vụ phát triển mạnh, tăng trưởng công nghiệp - xây dựng phát triển cả về quy mô và chất lượng khá cao, bình quân giai đoạn 2009 - 2018 đạt 18,6%/năm.

Nhằm hướng đến mục tiêu trở thành đô thị loại II, Kon Tum tiếp tục tập trung đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, các khu đô thị mới, đẩy mạnh đầu tư phát triển các cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ song song với nông nghiệp; đồng thời phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

Với nguồn lực và thế mạnh của mình, Kon Tum hứa hẹn sẽ là thị trường bất động sản đầy tiềm năng trong thời gian tới, mở ra hàng loạt cơ hội đầu tư và kinh doanh mới cho các nhà đầu tư.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng thức văn hóa Kinh Kỳ qua tranh truyện Hàng Trống
    Tranh truyện Hàng Trống chính là giá trị thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu, mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo của đất và người Kinh kỳ xưa.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • “Một thời mạ Huế” - đậm sâu cảm xúc, suy tư về xứ Huế
    Tháng 3 này, Tủ sách văn học Việt Nam của Chibooks có thêm ấn phẩm mới là tập tản văn “Một thời mạ Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà. Sách do Chibooks liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
  • Đảm bảo việc cung ứng điện an toàn, ổn định trên địa bàn Thủ đô trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 677/UBND-KTN, chỉ đạo các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; Các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội của Thành phố; Tổng Công ty Điện lực Thành phố về việc đảm bảo cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.
  • Hà Nội có 8 học sinh tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia
    Chiều 18/3, Sở GD&ĐT tổ chức gặp mặt 8 học sinh, tác giả của 4 dự án tham dự Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2023 – 2024.
Đừng bỏ lỡ
Đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, Kon Tum khởi sắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO