Để có lớp tác giả trẻ

Giang Phong| 11/04/2019 09:45

Trong một thời gian dài, có một chức sắc trong giới văn học nghệ thuật tuyên bố: Sân khấu của thời kỳ này là sân khấu của đạo diễn. Một số tác giả trẻ cũng hùa theo, nói rằng vở diễn là của đạo diễn. Nhưng chân lý vẫn là chân lý. Trên các pano của vở diễn vẫn luôn thể hiện đầy đủ: tên tác giả, đứng đầu, rồi mới đến tên đạo diễn và ê kip sáng tạo. Bởi vậy theo tôi, trong bất kỳ giai đoạn nào, tác giả luôn là thành phần sáng tạo quan trọng số một để tạo ra vở diễn. Phải bắt đầu từ một kịch bản văn học thì đạo

Để có lớp tác giả trẻ
Sao tác giả trẻ hôm nay không nghĩ được những miếng trò hay? 
(Miếng trò hay trong vở chèo cổ “Quan Âm Thị Kính”)

Có thể thấy, hơn 20 năm qua, sân khấu nước nhà vẫn trong tình trạng khủng hoảng, xuống cấp. Đã có rất nhiều cuộc hội thảo khác nhau lý giải về thực trạng này ở nhiều góc độ. Nhưng, theo tôi, lý do đầu tiên, lý do quan trọng nhất thuộc về tác giả. Các tác giả không có kịch bản hay đáp ứng dược sự đòi hỏi của thời đại, thì dù đạo diễn có tài hoa mấy đi chăng nữa, và ê kíp sáng tạo diễn viên, họa sĩ, âm nhạc... có tài tình mấy cũng khó có đất để khoe tài. Và cuối cùng, công đoạn thẩm định là khán giả. Họ bỏ tiền ra mua vé vào rạp xem để thưởng thức nghệ thuật, để học cách ứng xử, để giải trí… Vở diễn không đáp ứng được những nhu cầu ấy của khán giả sẽ khiến họ quay lưng lại với sân khấu.

Theo tôi, đây là trách nhiệm lớn lao nhưng rất nặng nề mà các tác giả phải nhận lấy. Trong khi, lực lượng sáng tác sân khấu ngày càng mỏng. Các cây bút biên kịch đa phần đều ở tuổi “Lục thập bất nhập đình chung” (60 tuổi thì không ra nhận việc nữa) trở lên. Đa phần các tác giả đều đã cầm sổ hưu, thì lấy sức đâu mà gánh vác. Nhiều khi nhìn sân khấu xuống mã, các tác giả đều gồng mình lên phán “gừng càng già càng cay”. Cũng là tự an ủi vậy thôi chứ khi sức tàn, lực kiệt, tinh thần sảng khoái sao được!

Vậy cho nên, điều cấp thiết đối với sân khấu nước nhà là phải có đội ngũ viết trẻ kế cận để đảm nhiệm vai trò số một trong quá trình sáng tạo của mỗi vở diễn.

Vậy, thế nào là trẻ? 

Hẳn rằng nhiều người đều biết về những thần đồng, ví dụ như: Thần đồng về lý tưởng: Kim Đồng, Võ Thị Sáu…; thần đồng về thơ: Trần Đăng Khoa...; Năm 13 tuổi Nguyễn Hiền đi thi Đình với bài luận văn “Mẹ gà con vịt” được nhà vua chấm đỗ Trạng Nguyên. Nhạc sĩ Mozart 5 tuổi đã nổi tiếng về âm nhạc…

Thế nhưng, dường như chúng ta chưa bao giờ được nghe thấy hay chứng kiến  thần đồng của lĩnh vực sáng tác kịch bản. Bởi vì, đây là công việc đầy khó khăn, không chỉ đòi hỏi tài năng mà còn đòi hỏi cả kinh nghiệm sống cùng óc quan sát và tư duy tổng hợp. Để viết kịch bản, tác giả phải dựng được một cốt truyện hấp dẫn, đầy đặn. 

Mikhain Bulgakov (15/5/1891-10/3/1940) nhà văn, nhà viết kịch Liên Xô từng nói: “Lịch sử sân khấu là lịch sử của các cốt truyện”. Quả vậy, từ cốt truyện ấy phải lý giải vui buồn đau đớn giận dữ, ác độc, hạnh phúc, bất hạnh… Những ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với hoàn cảnh. Tác giả phải ở độ chín về cuộc sống, từng trải, hiểu biết và có năng khiếu thì mới viết được kịch. Bởi thế nên khó có thể xuất hiện thần đồng sáng tác kịch. Nhà viết chèo Đào Nguyên (tác giả vở chèo “Lấn biển”, tham gia hội diễn sân khấu năm 1970, được huy chương Bạc), đã một thời làm trưởng phòng văn nghệ của Sở Văn hóa Nam Hà. Khi một cộng tác viên đến gửi kịch bản, ông hỏi ngay, năm nay anh bao nhiêu tuổi. Nhà viết kịch trẻ tương lai kia trả lời là 25 tuổi. Ông Đào Nguyên trả lại bản thảo bảo: “Khi nào anh trên 30 tuổi, anh mang kịch bản đến thì tôi đọc”. Đây là câu chuyện tôi được chứng kiến, nghe ra có vẻ rất cực đoan, nhưng cũng để thấy rằng, ở một tuổi chín chắn, từng trải nào đó thì mỗi người mới có thể viết nổi kịch. Viết kịch rất khó. Chẳng thế mà nhà văn vĩ đại M. Gorky đã phải thốt lên: “Trong văn học, kịch bản là khó nhất.”

Rất nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, dày công tìm tòi, bồi dưỡng các tác giả trẻ viết kịch. Gọi là trẻ, nhưng các tác giả cũng phải từ hơn bốn, năm mươi tuổi. Còn nhớ, trại sáng tác do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam mở vào tháng 11/2018 có 6 tác giả trẻ. Người trẻ nhất đã 50 tuổi, còn lại 5 tác giả trẻ khác thì đã ở cái tuổi hưởng lương hưu.

Tôi cho cách thức làm việc để bồi dưỡng các tác giả của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam là hiệu quả. Các tác giả phải đọc trình làng trước 14 thành viên trại, rồi nghe góp ý kiến. Các tác giả có lắng nghe, tiếp thu hay không thì tùy, tránh kiểu đẽo cày giữa đường. Sự chân thành của đồng nghiệp, đã giúp cho các tác giả, nhất là các tác giả trẻ rút ra được những cái còn yếu tác phẩm của mình, như cốt truyện kịch, bố cục, cách khắc họa tính cách nhân vật, ngôn ngữ… Công việc này được thực hiện rất căng thẳng, ngày 3 buổi: sáng, chiều, tối, mỗi buổi “xử lý” một vở. Chúng tôi đọc cho nhau nghe mất 5 ngày. Nhưng tác giả nào cũng thấy cần thiết, hữu hiệu. 

Theo PGS.TS Trần Trí Trắc,  triết học phương Tây cho rằng thế giới là khách quan, vô tận, không sinh ra, không mất đi. Còn phương Đông lại quan niệm mọi vật không có gì trường tồn, đứng yên, mà luôn luôn vận động, biến hóa. Đã vận động biến hóa thì không thể đứng yên cố định, để ta nhìn thấy rõ, để nắm bắt được nó. Vì vậy, theo họ vạn vật đều sinh sinh – hóa hóa, sắc sắc - không không nên con người chỉ có thể lấy cái tình, cái duy tình làm cơ sở để sống, để tồn tại. Đó là hướng nội, là “bản thể duy tình”, “một trăm cái lý, không bằng một tí cái tình” và là đối tượng để nghệ sĩ sáng tạo. Như vậy, sáng tạo theo hướng ngoại cái nhà lý luận gọi là tư duy hiện thực còn hướng nội là tư duy lãng mạn. Các tác giả trẻ viết chèo đều biết về nguyên lý cơ bản này. Nhưng sao tác phẩm của họ lại thành kịch chèo? Ấy là chưa thấu, chưa nhuần nhuyễn, tư duy không thường trực về hướng nội, về tư duy lãng mạn, mà cha ông chúng ta đã làm.
Anh Nô và Thị Mầu đang sàm sỡ với nhau, thì Phú ông về. Thế là Mầu lấy thúng úp lên đầu Nô, bảo rằng trống làng gửi. Ý tưởng đoạn trò này là dối trá, lừa Phú ông, nên bày ra trò diễn này. Nếu tư duy hiện thực, thì sẽ bắt Nô chui gầm giường, nấp sau cánh cửa, đấy là hướng ngoại. Nghĩ ra miếng ra trò để tả ý khó lắm, tài lắm. Phải thuần thục cả lý luận và thực hành thì mới trở thành nhà viết chèo được. Đừng coi thường lý luận. Nhiều tác giả bảo rằng, cứ viết ra cái loại hình gì thì ra. Thế cũng được, nhưng không có hướng, được thua hú họa.

Lớp tác giả đi trước, đã để lại cho lớp trẻ một gia sản quý báu về vở diễn, về kinh nghiệm. Lớp tác giả trẻ ngày hôm nay có kiến thức, có trình độ, hiểu biết sâu rộng, thiết tha với sân khấu, chắc chắn có được lớp tác giả trẻ tài hoa, kế tục lớp đàn anh đi trước. Nhất định là thế, chúng ta hãy cùng tin tưởng… 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Để có lớp tác giả trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO