Đêm nay bố lại đi chữa cháy

Phạm Thanh Liễu| 02/10/2021 09:08

ĐÊM NAY BỐ LẠI ĐI CHỮA CHÁY

 Tác giả: Phạm Thanh Liễu

  NHÂN VẬT

 1. Ngọc Hải

 2. Minh Thu

 3. Hải An

 4. Lê Ba

40 tuổi – Đội trưởng đội Cảnh sát PCCC và CHCN số 1

 35 tuổi – vợ Ngọc Hải

 10 tuổi – con trai Ngọc Hải

 40 tuổi – Đội phó đội Cảnh sát PCCC và CHCN số 1

 Sân khấu được trang trí có tính ước lệ: Căn nhà hai tầng, tầng hai có cửa sổ nhìn ra các khu nhà cao tầng. Tầng một là phòng khách đơn giản, bộ bàn ghế tiếp khách, trên bàn là lọ hoa hồng rực rỡ.

Màn mở.

 Minh Thu: (đang sửa lại lọ hoa hồng, khẽ nói) Tối nay sinh nhật cu An nhà mình vừa tròn 10 tuổi. Không biết chiều nay anh Hải có về sớm được không? Làm cảnh sát phòng cháy, chữa cháy suốt ngày bận quá, có khi lại đi xuyên đêm không về, làm cho vợ con lúc nào cũng phải lo lắng. Mà dạo này nắng nóng dữ quá, hết cháy rừng, cháy chợ lại cháy đến nhà dân. Khí hậu ngày càng ác liệt, lại còn dịch Covid-19 hoành hành nữa chứ.

 Sân khấu thêm Hải An đeo cặp sách đi học về, nhảy chân sáo.

 Hải An: Con chào mẹ Thu, mẹ mua hoa hồng đẹp quá. Hôm nay sinh nhật con tròn 10 tuổi, không biết bố có được về sớm không mẹ nhỉ?

 Minh Thu: Bố còn hẹn sẽ về sớm để mua bánh ga-tô mừng sinh nhật con trai mà. Mẹ con mình chờ nhé! Mẹ mua hoa hồng ở chợ hoa Quảng Bá và 10 ngọn nến để tối nay con thổi nến, cắt bánh đấy. Con thích không?

Hải An: Con thích lắm, mẹ chu đáo quá, con yêu mẹ!

 Sân khấu thêm Ngọc Hải mặc quân phục cảnh sát, trên tay cầm hộp bánh ga-tô.

Ngọc Hải: Chào hai mẹ con, bố mua bánh ga-tô mừng sinh nhật con trai yêu quý tròn 10 tuổi đây. Bố về hơi muộn, vì đơn vị bắt đầu có kế hoạch cho cán bộ, chiến sĩ về các chợ để tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy; nhắc nhở các bác tiểu thương phải để hàng hoá cho gọn, dành lối đi thoáng rộng, để nếu có xảy ra cháy còn có lối thoát hiểm; không thắp hương, đốt vàng mã gần khu vực để hàng hoá; mỗi gian hàng đều có bình chữa cháy cầm tay…

 Hải An: Thế ạ! Con yêu bố Hải lắm. Bố ơi, trường con hôm nay cũng có hai chú cảnh sát đến hướng dẫn cho giáo viên và học sinh biết cách phòng cháy, chữa cháy đấy. Các chú bảo vệ và cô giáo trường con còn biết sử dụng bình chữa cháy cầm tay, dẹp ngay được đám cháy nhỏ ở sân trường đấy.

 Ngọc Hải: Thế hả, tốt lắm. Toàn dân ai cũng phải có kiến thức về phòng cháy, chữa cháy thì mới không xảy ra hoả hoạn, nhà nhà được bình yên.

 Minh Thu: Làm cảnh sát phòng cháy, chữa cháy vất vả quá anh nhỉ. Anh có được nghỉ chiều và tối nay không? Hôm nay sinh nhật con trai mà. Lâu lắm nhà mình mới có bữa cơm đủ cả ba người. Em mừng lắm.

 Ngọc Hải: Anh cũng báo cáo với chỉ huy đơn vị rồi, hôm nay anh ở nhà trọn vẹn với hai mẹ con em.

 Minh Thu: Thế ạ! Em vui lắm.

 Ngọc Hải: Hải An, con ra đây cho bố hỏi kiến thức về phòng cháy, chữa cháy mà con đã được học ở trường nào, xem có hiểu bài không?

 Hải An: Vâng ạ. Con có cả một cuốn “Cẩm nang phòng cháy, chữa cháy trong gia đình” mà các chú cảnh sát cho chúng con. Con đã thuộc được cả 10 điều ghi nhớ rồi nhé.

 Ngọc Hải: Tốt, con đọc cho cả nhà nghe xem nào.

Hải An: Dạ.

 Điều 1) Không sử dụng nhiều thiết bị điện có công suất lớn vào cùng một ổ cắm.

 Điều 2) Không nên sạc điện thoại, máy tính, xe đạp – xe máy điện qua đêm.

 Điều 3) Trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà, kiểm tra nơi đun nấu, nơi thắp hương thờ cúng.

 Điều 4) Tắt các thiết bị điện không cần thiết.

 Điều 5) Khi đun nấu, đốt vàng mã phải có người trông.

 Điều 6) Nếu phải băng qua lửa, khói, dùng khăn ướt bảo vệ cơ quan hô hấp.

 Điều 7) Nếu lửa bén lên quần áo, nằm xuống lăn qua lăn lại cho đến khi lửa tắt.

 Điều 8) Khi cháy tìm lối thoát ra phía cửa, ra ban công kêu cứu.

 Điều 9) Không trú ẩn dưới gầm giường, trong tủ quần áo hay nhà vệ sinh.

 Điều 10) Gọi điện ngay báo cháy cho 114.

 Minh Thu: (vỗ tay) Con trai mẹ giỏi quá, xứng đáng là con bố Hải cảnh sát phòng cháy, chữa cháy rồi.

 Ngọc Hải: Con nhớ kiến thức về phòng cháy, chữa cháy lắm. Bố cho 10 điểm. Ở nhà hai mẹ con cũng phải thực hiện đúng nhé.

 Hải An: Vâng ạ! Từ ngày được học về phòng cháy, chữa cháy, con toàn nhắc mẹ không sạc điện thoại qua đêm đấy.

 Minh Thu: Con trai mẹ giỏi lắm. Sắp đến 7 giờ tối rồi, cả nhà ta chuẩn bị bánh ga-tô và cắm nến xung quanh đi. Hải An chuẩn bị thổi nến và nói điều mình ước muốn nhé.

Hải An: Vâng ạ.

 Minh Thu: Anh Hải chuẩn bị máy ảnh nhé.

 Ngọc Hải: Xin tuân lệnh!

 Bỗng chuông điện thoại của Ngọc Hải vang lên.

 Ngọc Hải: A lô! A lô! Tôi nghe.

 Thế à! Cháy ở nhà số 4, cửa hàng chăn ga gối đệm ở phố Thịnh Vượng à? Tôi đến ngay đây. Đồng chí Lê Ba điều ngay 3 xe cứu hoả và 10 chiến sĩ đến ngay hiện trường dập lửa nhé. Tôi đi xe máy đến ngay phố Thịnh Vượng đây. 5 phút sau sẽ có mặt. (quay sang Minh Thu) Anh phải đi ngay đây em ạ. Tiếc quá, có nhà bị cháy, anh là đội trưởng không thể vắng mặt được. Phải đi cứu người, cứu hoả ngay, phải đến hiện trường để dập lửa. Em và con cứ tổ chức sinh nhật vui vẻ đi. Hải An, bố không ở nhà với con được, chúc con luôn luôn khoẻ mạnh, chăm chỉ học hành nhé. Bố yêu con!

 Hải An: Đêm nay bố lại đi chữa cháy ạ? Bố đi nhanh, xong việc rồi về với con nhé. Con sẽ chờ bố về cắt bánh sinh nhật.

 Minh Thu: (đưa mũ cho Ngọc Hải) Anh đi chú ý an toàn nhé. Em và con sẽ chờ anh.

 Ngọc Hải: (ôm hôn vợ) Anh đi.

 Sân khấu bớt Ngọc Hải.

 Hải An: Mẹ ơi! Đưa cho con cái ống nhòm, con xem nhà số 4 phố Thịnh Vượng cháy thế nào. Phố này gần nhà mình mà.

 Minh Thu: Con lên tầng hai xem cho rõ, cháy thế nào cho mẹ biết nhé. Bố cũng đang chữa cháy ở đấy đấy.

 Hải An: Vâng ạ!

  Lúc này khói ở sau sân khấu từ từ bốc lên.

 Hải An: Mẹ ơi! Khói và lửa bốc cao lên rồi, con thấy các chú cảnh sát đang dùng vòi rồng phun nước vào lửa, các chú còn bắc thang lên tầng 5 kia kìa.

 Minh Thu: Con có nhìn thấy bố con không?

 Hải An: Con chưa thấy. Khói và lửa vẫn bốc lên to lắm, con thấy các chiến sĩ đeo mặt nạ chống độc lao vào dập lửa.

 A! Con thấy một chú cảnh sát phá được cửa vào tầng 5, bế được một em nhỏ ra rồi kìa.

 Ối trời! Một cánh cửa đổ vào người chú cảnh sát rồi mẹ ơi!

 A! Em bé được cứu rồi! Có hai người lớn chạy kịp ra ban công kêu cứu. Họ ra được thang cứu hộ rồi, may quá. Ồ! Lửa bị dập tắt rồi mẹ ơi!

 Minh Thu: Vậy à, may quá! Con xuống tầng một đi, có khi bố cũng sắp về đấy.

 Hải An: Mẹ ơi, gần mười giờ đêm rồi, sao bố chưa về hả mẹ?

 Minh Thu: Chờ tí nữa bố về, con sẽ thổi nến, cắt bánh sinh nhật muộn cũng được. Bố còn chụp ảnh cho con nữa chứ!

 Hải An: Vâng ạ!

 Chợt có tiếng chuông cửa reo.

 Hải An: (mừng rỡ) Bố Hải về, bố Hải về! Để con ra mở cửa!

 Sân khấu thêm Lê Ba mặc quân phục cảnh sát vào.

  Lê Ba: Chào cháu Hải An. Chú là Lê Ba, cùng đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy với bố cháu đây.

 Minh Thu: Chào anh Lê Ba, anh Hải nhà tôi chưa về hả anh? Nhà số 4 đã dập được lửa rồi mà?

 Lê Ba: (ngập ngừng) Dạ! Báo cáo chị, nhà số 4 khoá cửa cuốn kỹ quá, lại còn làm “chuồng cọp” trên ban công các tầng, các chiến sĩ phải phá mãi mới vào giải cứu được hai người lớn và một em bé. Sau ba tiếng vật lộn với giặc lửa, đám cháy đã bị dập tắt hoàn toàn, nhà bị cháy rụi, nhưng không thiệt hại về người.

 Minh Thu: (sốt ruột) Cứu được người là may rồi, thế các chiến sĩ cảnh sát có ai bị thương không? Anh Ba, anh nói mau đi!

 Lê Ba: Chị ạ! Có ba chiến sĩ bị thương và bị bỏng, trong đó có anh Hải bị cánh cửa đổ vào lúc băng qua lửa để cứu một cháu bé. Hiện đang được cấp cứu ở bệnh viện thành phố. Anh ấy rất tỉnh táo giục em về báo cho chị và cháu Hải An biết, kẻo hai mẹ con lại chờ mong. Anh ấy bị thương ở cánh tay, chắc hai tuần là khỏi thôi. Tiếc quá, hôm nay lại là ngày sinh nhật của cháu An.

 Minh Thu: Trời ơi! Anh Hải nhà tôi bị thương lần thứ ba rồi đấy. Làm cảnh sát phòng cháy, chữa cháy nguy hiểm quá! Lúc nào cũng phải xông vào lửa khói để cứu nạn, cứu hộ.

 Lê Ba: Em biết chị ạ. Những người lính cảnh sát cứu hoả như chúng em lúc nào cũng gặp nguy hiểm. Thời chiến thì ra mặt trận đánh kẻ thù, thời bình thì đi cứu nạn, cứu hộ. Nhưng chúng em không quản ngại hy sinh, vì nhân dân thì không tiếc thân mình. Có thế thì cuộc sống của dân ta mới được bình yên chị ạ. Anh Ngọc Hải chồng chị – đội trưởng của chúng em – là người cảnh sát tuyệt vời. Lúc nào anh ấy cũng gương mẫu, xung phong vào tuyến đầu chống giặc lửa. Chị và cháu nên tự hào về anh ấy.

Minh Thu: Tôi hiểu mà. Tôi hiểu anh ấy, không bao giờ bỏ bê nhiệm vụ vì bất cứ một lý do nào.

 Hải An: Cháu rất tự hào về bố, mai kia lớn lên, cháu cũng sẽ làm cảnh sát phòng cháy, chữa cháy như bố!

 Lê Ba: (xoa đầu bé Hải An) Ngoan lắm, cháu phải học thật giỏi để mai kia lớn lên thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân nhé.

Hải An: Vâng ạ!

 Lê Ba: Giờ chị và cháu vào bệnh viện thăm anh Hải đi. Xe đơn vị đang chờ ngoài cổng đấy.

 Minh Thu: (với bé Hải An) Mẹ con mình đi thôi.

 Hết

 Tác phẩm tham gia cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 

(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đa dạng các hoạt động "Giữ nghề xưa trên phố"
    Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
    Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
  • VCCA Giới thiệu triển lãm định dạng Digital các kiệt tác của trường phái lập thể
    Từ ngày 20/04/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) mở cửa triển lãm định dạng kỹ thuật số mang tên “Tái Hình Lập Ảnh”, giới thiệu kho tàng hơn 130 tác phẩm kinh điển thuộc trường phái Lập thể của 6 nghệ sĩ nổi tiếng thế giới: Pablo Picasso, George Braque, Jean Metzinger, Fernand Leger, Marie Laurencin và Marcel Duchamp.
Đừng bỏ lỡ
Đêm nay bố lại đi chữa cháy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO