Đền thờ Vũ Sứ Thần ở làng Triều Khúc

Nguyễn Tiến Đức| 29/05/2019 14:18

Làng Triều Khúc xưa thuộc tổng Thượng Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng sau thuộc tỉnh Hà Đông, nay thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

Đền thờ Vũ Sứ Thần ở làng Triều Khúc
Một góc làng Triều Khúc
Làng Triều Khúc xưa thuộc tổng Thượng Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng sau thuộc tỉnh Hà Đông, nay thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.

Đền thờ Vũ Sứ Thần ở Triều Khúc hay còn gọi là đền Đức Thánh Tổ, tọa lạc trong khu quần thể di tích lịch sử, bên trái liền kề sát chùa Hương Vân và đền Tam Thánh, bên phải cạnh ao sen nhỏ, chếch Đông khoảng 50m là đình thờ sắc thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, phía sau đền khoảng 40m là tòa bảo tháp 9 tầng to cao sừng sững. Đền 3 gian có hậu cung, gồm có 4 hàng cột kiểu chữ đinh bằng gỗ lim, các vì nối với nhau đều được làm theo kiểu bào trơn đóng bén. Đầu hồi xây bít đốc nối liền với cánh gà, giữa cánh gà có để xiên hoa to kiểu chữ thọ vuông, làm bằng xi măng có gắn những mảnh bát sứ cũ màu xanh. Nối liền với cánh gà tới hết hiên là cột đồng trụ, trên đỉnh cột trụ 2 bên được đắp 2 chú nghê đang cười ngạo nghễ. Đỉnh chóp của 2 đầu hồi nối liền với bờ nóc được đắp 2 con sấu chầu mặt nguyệt ở giữa bờ nóc càng làm cho ngôi đền thêm uy nghiêm. Trước cửa đền có sân rộng lát gạch bát, rất thuận tiện trong những ngày hội với những trò chơi dân gian và liên hoan văn nghệ .

Trong đền thờ tượng Ngài và 2 bức hoành phi ghi: Lê Triều Sứ và Vũ Sứ Thần.
Đôi câu đối ghi: 

Lục nghề tinh thông tứ dân hoài đức
Song tinh nội chiếu ngũ phúc kiêm toàn.
Dịch: Sáu nghề tinh thông muôn dân nhớ đức
Hai sao chiếu sáng năm phúc vẹn toàn.

Thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786), có một gia đình nông dân họ Vũ ở thôn Triều Khúc, thuộc tổng thượng Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng sinh được cậu con trai đặt tên là Vũ Đức Úy. Cậu bé mới lên 6 tuổi đã thông minh lạ thường và có tính hiếu học. Đến lớp học thầy dạy cũng phải ngạc nhiên với nhiều câu hỏi nhờ thầy giải thích, thầy bí quá bảo phần này chưa học, khi nào học đến thầy giảng kỹ thêm. Mới ở độ tuổi thiếu niên mà mọi phép tắc sinh hoạt trong gia đình và xung quanh đối với mọi người rất chu đáo và lễ phép. Đến độ trưởng thành hễ ai trong làng gặp chuyện gì khúc mắc cũng nhờ cậu phân trần lý giải hộ, cậu hay giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn. Bằng tài trí thông minh của mình cậu đã làm cho kẻ mạnh phải kính nể. Tiếng lành đồn xa, chàng được triều đình triệu vào yết kiến. Nhà vua và các quan trong triều thấy chàng thông minh, ứng đối trôi chảy, biết chàng là nhân tài của đất nước liền bổ nhiệm làm quan trong triều đình, rồi cử làm phó sứ đi sang Trung Quốc làm sứ thần. Trong chuyến đi ấy Ngài thấy nhiều nghề ở bên này họ có mà bên mình thì chưa có, Ngài quyết chí học hỏi bằng được các nghề để mang về đất nước mình. Ngày đi thăm thú học hỏi, tối về ghi chép. Khi hoàn thành chuyến đi sứ trở về nước, Ngài đã đem được 6 nghề thủ công về cho đất nước và truyền dạy cho dân. Đầu tiên là làng Triều Khúc, rồi lan tỏa ra nhiều địa phương trong nước. Ngài được triều đình bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục thao chuyên phụ trách các công việc về thao cho triều đình.

Nhớ công ơn của Ngài, khi Ngài mất dân làng Triều Khúc đã lập ban thờ phối hưởng tại đại đình. Năm 1925 được vua Khải Định sắc phong: Vũ Sứ Thần Lê Triều Sứ. Năm ấy dân làng xây ngôi đền nhỏ cạnh đình thờ sắc để thờ riêng Ngài. Năm 1931, đền được di chuyển xây cạnh chùa Hương Vân từ đó tới nay vẫn được bảo quản và giữ nguyên vị trí ấy.
6 nghề thủ công Ngài mang về gồm: tơ tằm làm quai thao, chân chỉ y môn, nón ba tầm, độn tóc (gỡ tóc rối), chổi phất trần làm bằng lông gà, lông vịt. Từ những nghề kể trên dân làng Triều Khúc mở rộng giao thương buôn bán với nhiều địa phương, nghề nọ có liên quan tới nghề kia theo nhu cầu phát triển của xã hội, chính vì thế càng mở mang thêm nhiều nghề mới. Làng Triều Khúc được mệnh danh là đất bách nghệ.

Sau khi được Vũ Sứ Thần dạy nghề thao, hầu hết dân làng Triều Khúc chuyển sang làm nghề quai thao nón ba tầm. Chiếc nón quai thao đã được các quý bà, quý cô tầng lớp trung lưu ưa chuộng, chiếm vị trí quan trọng trong trang phục lễ hội mà thời Nguyễn được sử dụng phổ biến nhiều nhất. Chất lượng hàng thao làng Triều Khúc rất đẹp, đứng hàng đầu. Bởi vậy Làng Triều Khúc mới có tên nôm là làng “Đơ Thao” để phân biệt hàng thao của làng Triều Khúc với các địa phương khác và cũng là phân biệt giữa các làng Đơ khác ở gần khu vực như: Đơ Bùi, Cầu Đơ. Thời Pháp được Nhà nước bảo hộ đặt làng Triều Khúc làm phù hiệu, quân hàm ngù vai, dây thao chiến thắng, cờ luân lưu…

Những di vật của Ngài để lại gồm kim bài Vũ Sứ Thần đạo sắc phong, đặc biệt là đạo sắc phong năm 1925 của vua Khải Định vẫn còn nguyên vẹn. Mộ Ngài an táng tại cánh đồng Miễu thôn Triều Khúc, bia tạc đời Cảnh Hưng thứ 6 (1745).
Để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và tri ân công đức của Ngài, dân làng Triều Khúc đã vinh danh Ngài là “Đức Thánh Tổ Nghề” lấy ngày giỗ Ngài 20/5 hàng năm là ngày hội truyền thống làng nghề. Tại đền thờ có tế lễ Ngài, ao trước sân đền có tổ chức các trò chơi dân gian: thả bưởi xuống ao và bắt vịt dưới ao, trên sân đền có múa bồng, múa rồng, múa sư tử và liên hoan văn nghệ.

Phát huy nghề thủ công tinh hoa của ông cha, ngày nay HTX dệt thủ công làng Triều Khúc vẫn làm những mặt hàng về thao như: cờ luân lưu, huân huy chương, ngù vai, quân hàm, phù hiệu, dây súng, quai ba lô  và một số các mặt hàng cho các lực lượng vũ trang. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Độc đáo kiến trúc, tên gọi các cửa ra vào Kinh thành Huế
    Kinh thành Huế có 11 cửa thành đường bộ và 2 cửa đường thủy có kiến trúc, tên gọi độc đáo nhưng mỗi cửa mang một chức năng cùng những câu chuyện lịch sử khác nhau sau khi được xây dựng, phục hồi lại.
  • Hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024
    Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố.
  • Hà Nội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền hiệu quả về triển khai Đề án 06/Chính phủ năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Đền thờ Vũ Sứ Thần ở làng Triều Khúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO