Đi ăn cỗ, họ hàng hùa vào nói xấu thông gia nghèo, mẹ chồng chỉ nói đúng 1 câu khiến ai nấy nể sợ

Helino| 25/04/2019 09:49

Bữa cỗ hôm ấy, mấy bà cô, chị gái trong họ cố tình nói oang oang để cho Chi nghe thấy, rằng cô nhà nghèo lại đòi trèo cao, bố mẹ tham tiền, tham của… Nhưng bất ngờ, mẹ chồng lại xuất hiện và nói 1 câu bênh vực.

Nói Chi lấy Mạnh là chuột sa chĩnh gạo thì cũng không sai. Bởi lẽ, cô chỉ là con gái tỉnh lẻ, gia cảnh bình thường, may mắn được chút nhan sắc xinh đẹp và tư chất thông minh khiến Mạnh mê mẩn và xin cưới. Ngược lại, Mạnh là con trai duy nhất trong gia đình buôn bán ở Hà Nội kinh tế giàu có. Đã thế, anh cũng giỏi giang và sự nghiệp có triển vọng lắm.

Nhưng không như nhiều câu chuyện lấy chồng Hà Nội bị khinh khi, coi thường, Chi về làm dâu một cách danh chính ngôn thuận, được bố mẹ chồng niềm nở chào đón. Về sống chung, dù cô còn nhiều điều bỡ ngỡ nhưng mẹ chồng cô cũng rất tốt, bà chẳng bao giờ cố tình bắt bẻ con dâu điều gì. Nếu Chi làm chưa tốt, bà có mắng đấy, có trách đấy nhưng sau đó là quên luôn, không bao giờ để bụng.

Thậm chí, bà còn rất tốt bụng. Biết công việc của cô phải thức khuya, sáng bà không bao giờ bắt cô dậy chuẩn bị bữa sáng. Thậm chí, lúc nào mẹ chồng cũng ân cần hỏi:

- Nào, con dâu thích ăn món gì để mai mẹ nấu.

Nhưng vì ngại, lâu lâu Chi mới dám lên tiếng chọn thực đơn sáng 1 lần, còn hầu hết cô để cho bố chồng chọn.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Thi thoảng cô có nói vui với mẹ chồng rằng thèm thứ này, thứ kia là y như rằng bà sẽ nấu tới 4 – 5 bữa liền, khiến cô và cả nhà phát ngán mới thôi. Có lẽ, đó là điều duy nhất khiến Chi hơi "sợ" mẹ chồng, mỗi lần thèm gì cô đành cắn răng ra ngoài ăn cho nhanh.

Tuy nhiên, mẹ chồng thì thế nhưng họ hàng bên nhà chồng thì không. Họ giàu có nên luôn tìm những người môn đăng hộ đối để kết thông gia, tỏ vẻ khinh thường ra mặt những người nghèo khó như Chi. Thế nên, họ từng thuyết phục mẹ chồng Chi phản đối hôn sự này nhưng không được. Mà họ còn nể sợ mẹ chồng cô không hết đâu dám ý kiến, cuối cùng họ lại đổ hết lên đầu Chi.

Hôm ấy nhà có đám giỗ, lại trúng và cuối tuần nên cô, dì, chú, bác và cả các anh, chị, em đều tụ họp đông đủ. Chi cũng hơi e ngại nhưng vẫn ăn mặc lịch sự, kín đáo tới nhà bác cả từ sáng sớm chuẩn bị cơm nước.

Còn mấy người chị họ, mãi trưa trật trưa trờ mới mò tới, chẳng động tay vào việc gì thì thôi lại còn soi mói Chi. Đặc biệt, sau bữa ăn, khi cô đang cật lực rửa bát cùng 2 người chị dâu thì mấy người họ hàng kia ở ngoài, cố tình nói oang oang cho Chi nghe thấy:

- Bọn nhà quê tính tình tọc mạch lắm chị ơi. Lớp em mấy lần mất quỹ lớp nhưng không tra ra là ai, nhưng bọn em lại chả biết thừa ấy.

- Đúng đấy, đã nghèo lại thích ăn chơi, đua đòi. Chị ghét nhất cái bọn đó.

- Kể như nó nghèo mà biết an phận thì mình còn thương, chứ toàn tìm mấy anh nhà giàu mà quyến rũ, eo ôi, mấy bà này thủ đoạn cực ý.

- Tốt nhất là dựng vợ gả chồng thì môn đăng hộ đối. Mấy đứa đấy về kiểu gì cũng nát nhà nát cửa.

- Nghĩ mà em thương cho anh Mạnh nhà mình đấy, đẹp trai, tài giỏi là thế lấy hoa khôi, hoa hậu còn được ý chứ.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Lúc này, mẹ chồng của Chi mới bước xuống, nhẹ nhàng nói với đàn cháu đang xúm xít bàn chuyện:

- Nhà bác giàu rồi, không cần phải lấy thêm 1 cô con dâu giàu làm gì. Bác chỉ cần 1 người Mạnh nó yêu, 2 đứa chúng nó hiểu nhau, sống biết điều, lễ phép với bố mẹ là được. Từ ngày Chi nó về, bác chưa phải suy nghĩ gì, gia đình vẫn rất vui vẻ.

Các con nhìn đi, chị Chi đi ăn giỗ dậy từ sớm, sáng giờ luôn chân luôn tay, không để người lớn phàn nàn câu nào. Còn mấy đứa mà sống không biết điều, không chịu động tay động chân sau này mới khó sống với mẹ chồng đấy.

Thấy mẹ chồng Chi nói vậy, mọi người ai nấy im re. Đám đông lập tức tản dần đi, 1 - 2 người thì vờ đi xuống bếp rửa bát cùng Chi. Còn Chi, những người họ hàng đó có nói gì cũng được, vì cô vốn không mấy bận tâm. Nhưng mẹ chồng ra mặt bênh vực và thẳng thắn chê trách các cháu như thế Chi rất biết ơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua tiếp thu, chỉnh lý đủ điều kiện trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
    Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, cho biết, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua những lần xin ý kiến gần đây, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung, được lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
Đi ăn cỗ, họ hàng hùa vào nói xấu thông gia nghèo, mẹ chồng chỉ nói đúng 1 câu khiến ai nấy nể sợ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO