Đi chữa răng

Bích Nguyễn (dịch)| 27/09/2020 18:15

Truyện ngắn của Anton Trekhov (Nga)

Đi chữa răng

Ông Sergey Alecxeits Dưbkin, một người yêu thích nghệ thuật sân khấu đang bị đau răng.

Theo ý kiến của những người đàn bà có kinh nghiệm và các viên nha sĩ ở Moscow thì đau răng có ba cấp độ: khớp, thần kinh và mục xương, nhưng các vị hãy nhìn sang bộ dạng của ông Dưbkin khốn khổ xem và các vị sẽ rõ rằng sự đau đớn của ông không thuộc một dạng nào trong số đó cả. Có cảm giác như thể chính con quỷ hắc ám đã ngự trị trong những chiếc răng của ông và ở đó nó quấy đảo bằng những chiếc móng, chiếc răng và đôi sừng của mình vậy. Con người khốn khổ này cứ như đang bị vỡ đầu ra, như bị khoan nhói trong tai, vàng mắt ra và trong mũi thì như đang bị cào cấu. Ông ta dùng hai bàn tay đỡ lấy má phải, chạy từ góc nọ sang góc khác và la hét, gào thét...

- Nào, hãy giúp tôi đi chứ! - ông vừa hét lên vừa dậm chân. - Tôi sẽ tự bắn vào đầu, quỷ tha ma bắt các người đi! Tôi sẽ treo cổ tự tử đây!    

Cô đầu bếp khuyên ông lấy rượu vodka rửa răng, người mẹ thì lấy cải răng ngựa với dầu hỏa đắp vào má, chị gái khuyên dùng nước hoa hòa với mực đen, bà cô thì lấy i-ốt bôi vào lợi của ông… Nhưng mà với tất cả những cách đó ông không coi là thuốc và bắt đầu la hét to hơn…Chỉ còn có mỗi một kế hạ sách - đó bắn một viên đạn vào trán mình hoặc là tu cạn ba chai rượu cô-nhắc cho mụ người đi rồi lăn ra mà ngủ thôi… Nhưng rồi cuối cùng thì có một người đàn ông sáng suốt đã khuyên Dưbkin nên đến khu nhà Zagvozdkin ở phố Tverskaya, ở đó có ông nha sĩ Karcman nhổ răng, chỉ làm trong chốc lát mà không đau và lại lấy giá rẻ. Dưbkin chớp lấy ý tưởng đó giống như một lái buôn say rượu tỉnh hẳn, mặc áo khoác và lao vào một chiếc xe ngựa đi tới địa chỉ đó. Đây là Sadovaya, rồi đến Tverskaya… Đây rồi, có tấm biển đề: “Nha sĩ A.Karkman”. “Dừng lại”! Dưbkin nhảy ra khỏi xe và chạy lên chiếc cầu thang bằng đá. Ông điên cuồng nhấn nút chuông đến mức làm gẫy cả chiếc móng tay thanh tú của mình.

- Ông ấy có nhà không? Có nhận tiếp không? - Ông hỏi cô giúp việc.

- Xin mời, họ đang tiếp khách…

- Chao ôi! Cởi hộ áo khoác ra! Mau lên!

Có cảm giác như chỉ còn một phút nữa là cái đầu sẽ nổ  tung vì đau đớn. Như thể một người điên, hoặc đúng hơn là như một ông chồng đang bị người vợ hiền xối nước sôi vào vậy, ông chạy vào phòng chờ và…khiếp hãi. Phòng chờ đang chật kín người. Dưbkin chạy đến cửa phòng làm việc nhưng người ta nắm lấy đuôi áo của ông và nói với ông rằng ông phải chờ đến lượt…

- Nhưng tôi đang đau đây! - ông gắt. - Quỷ tha ông đi, tôi đang bị đau đớn khủng khiếp từng phút đây này!

- Có đáng gì! Người ta thờ ơ nói với ông. - Chúng tôi cũng không vui vẻ gì đâu.

Nhân vật của chúng ta kiệt sức, ngồi phịch xuống chiếc ghế bành, đỡ lấy cả hai má và bắt đầu chờ đợi. Khuôn mặt ông đúng như đang bị nhúng vào giấm vậy, trên mắt là những giọt nước mắt tứa ra…

- Thật là khủng khiếp! - Ông rên rỉ. - Ôi, tôi đang chết đây!

- Anh chàng tội nghiệp! - Người phụ nữ ngồi đằng sau ông thở dài. - Tôi cũng đau đớn không kém ông đâu:

những đứa con rứt ruột của tôi đã đuổi tôi ra khỏi ngôi nhà của mình đấy!

Không một vở kịch nào với mục đích từ thiện lại có thể nhàm chán một cách bất công như sự chờ đợi tại phòng chờ. Một giờ trôi qua, một giờ nữa, một giờ thứ ba và Dưbkin khốn khổ vẫn còn phải ngồi trong chiếc ghế bành mà rên rỉ. Ở nhà mọi người đã ăn xong bữa trưa từ lâu và sắp sửa uống trà buổi tối, còn ông thì vẫn ngồi đây. Chiếc răng thì mỗi phút lại càng đau nhức nhối và dữ dội hơn…

Thế rồi quãng đời đau khổ qua đi và đến lượt Dưbkin. Ông bật dậy khỏi ghế và bay vào trong phòng.

- Vì Chúa! - Ông than thở khi ngồi phịch xuống chiếc ghế trong phòng và há miệng. - Tôi cầu xin ông đấy!

- Gì vậy? Ông muốn gì? - người chủ căn phòng đeo kính có mái tóc dài màu vàng hỏi.

- Nhổ đi! Dứt ra đi! - Dưbkin ngạt thở.

 - Dứt ai cơ?

- A, lạy Chúa! Răng!

- Lạ thật! - Người đàn ông tóc vàng nhún vai. - Ông hẳn là đang đùa với tôi đấy,  tôi yêu cầu ông nói xem:

ông muốn gì?

Dưbkin há miệng như một con cá mập và rên rỉ:

- Hãy nhổ đi, nhổ đi! Có ai đang sắp chết mà lại còn đùa chứ! Nhổ đi, vì Chúa! 

- Hừm… Nếu ông bị đau răng thì hãy tới chỗ bác sỹ chữa răng đi.

Dưbkin đứng lên, mở miệng, thất thần nhìn người đàn ông tóc vàng.

- Đúng vậy, tôi là luật sư! - người đàn ông tóc vàng nói. - Nếu ông cần bác sỹ chữa răng thì hãy đến chỗ ông Karcman. Ông ấy sống ở tầng dưới ấy…

- Ở… tầ… ng… dư… ới? - Dưbkin kinh ngạc. - Trời đất quỷ thần ơi! A, tôi đúng là con vật! A, tôi là kẻ hèn hạ!

Các vị hãy đồng ý rằng sau khi than vãn  như vậy thì ông ta chỉ còn một cách: bắn một viên đạn vào trán mình… nếu như trong tay ông ta không có một khẩu súng thì sẽ tu cạn ba chai rượu cô-nhắc và vv…
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024
    Sáng 19/4, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024 và phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc thành phố Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
Đừng bỏ lỡ
Đi chữa răng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO