Đi Nhật về nước: Người lao động không biết đòi tiền cọc ở đâu?

Nhân Thịnh| 28/08/2019 08:15

Báo Người Hà Nội nhận được đơn của công dân Phạm Thị Hường, sinh ngày 21/04/1993, quê quán: xã Trường Thành, huyện An Lão, TP.Hải Phòng, số hộ chiếu: C0780272 do Công an Hải Phòng cấp ngày 16/07/2015.

Đi Nhật về nước: Người lao động không biết đòi tiền cọc ở đâu?Đi Nhật về nước: Người lao động không biết đòi tiền cọc ở đâu?
Đơn của người lao động gửi báo Người Hà Nội
Báo Người Hà Nội nhận được đơn của công dân Phạm Thị Hường, sinh ngày 21/04/1993, quê quán: xã Trường Thành, huyện An Lão, TP.Hải Phòng, số hộ chiếu: C0780272 do Công an Hải Phòng cấp ngày 16/07/2015. Theo đơn thư phản ánh, từ ngày 25/01/2015 chị Hường xuất cảnh sang Nhật Bản làm đơn hàng nông nghiệp do Công ty cổ phần cung ứng Nhân lực và Thương mại Vietcom (Công ty Vietcom) đưa đi. Tổng chi phí chị phải đóng là 9.500 USD trong đó, phí đi là 6000 USD, tiền cọc chống trốn là 2000 USD, phí môi giới là 1.500 USD. Trước khi đi Nhật làm việc, chị được công ty cho học 6 tháng tại ngõ 111 Phan Trọng Tuệ - Văn Điển – Hà Nội.

Sang Nhật Bản, chị Hường được bố trí làm công việc chăn nuôi bò sữa ở Công ty TODA FARM tại NAGOYA SHI – AICHIKEN. Hết thời hạn lao động 3 năm, chị về nước ngày 24/01/2019. Từ khi về nước đến nay chị có tìm Công ty Vietcom để đòi lại số tiền đặt cọc 2000 USD (hai nghìn đô la Mỹ) nhưng gặp rất nhiều khó khăn vì phía doanh nghiệp cho rằng không trực tiếp nhận tiền, không có hóa đơn chữ kí của công ty nên không chịu trách nhiệm. 

Sở dĩ sự việc phức tạp như trên là do trước khi đi Nhật làm việc, chị Hường đến một doanh nghiệp khác có tên Vinacom đăng ký thi đơn hàng nhưng vì ở đây mãi không có đơn hàng nên họ giới thiệu chị sang Công ty Vietcom thi đơn hàng Nông nghiệp. Từ khi trúng tuyển, mọi vấn đề về thủ tục bay, giấy tờ, hay nộp bất cứ khoản tiền gì, ngày nào,… là do ông Nguyễn Ngọc Sơn và bà Nguyễn Thị Minh (cán bộ Công ty Vietcom) quyết định. Nhưng bây giờ chị không biết tìm đâu để lấy lại tiền cho nên chị đã làm đơn gửi đến báo Người Hà Nội nhờ giúp đỡ. Sau khi tiếp nhận đơn thư, phóng viên đã đến Công ty Vietcom tìm hiểu sự việc để thông tin hai chiều. 

Chúng tôi xin chuyển nội dung đơn thư trên đến các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ và trả lời để báo Người Hà Nội có căn cứ trả lời bạn đọc.
Đi Nhật về nước: Người lao động không biết đòi tiền cọc ở đâu?
Đi Nhật về nước: Người lao động không biết đòi tiền cọc ở đâu?
Người lao động kêu cứu khắp nơi để đòi lại tiền cọc
Đi Nhật về nước: Người lao động không biết đòi tiền cọc ở đâu?
Cán bộ của Công ty XKLĐ Vietcom tiếp nhận đơn thư của phóng viên 

Bạn đọc có thắc mắc gì về lĩnh vực xuất khẩu lao động xin gọi số điện thoại đường dây nóng 0988 200 599 để được hỗ trợ.

Bài 2: Có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
  • MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng trong năm 2024
    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng (04/11/1994 – 04/11/2024) cùng nhiều nội dung nổi bật khác.
Đừng bỏ lỡ
Đi Nhật về nước: Người lao động không biết đòi tiền cọc ở đâu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO