Di tích Bạch Đằng Giang điểm sáng trong du lịch trải nghiệm

Vũ Văn - Lê Thụ| 27/10/2017 11:23

Di tích Bạch Đằng Giang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Thành phố Hải Phòng, đang “gây sự bất ngờ” đối với du khách thập phương.

Di tích Bạch Đằng Giang điểm sáng trong du lịch tâm linh và học tập trải nghiệm
Cổng vào khu di tích Bạch Đằng Giang

Du lịch tâm linh đặc sắc

Khu Di tích Bạch Đằng Giang nằm cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20km về phía Đông Bắc, thuộc địa bàn Thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên. Khu di tích được khởi công xây dựng từ năm 2008 đến nay đã hoàn thành. Quần thể khu di tích bào gồm: Linh Từ Tràng Kênh, Đền thờ Vua Lê Đại Hành, Đền thờ Đức vương Ngô Quyền, Đền thờ Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Đền thờ Mẫu, Đền thờ Bác Hồ, Trúc Lâm tự Tràng Kênh, Quảng Trường chiến thắng Bạch Đằng, nhà trưng bày và mô hình Bãi cọc trên sông Bạch Đằng.
Di tích Bạch Đằng Giang điểm sáng trong du lịch tâm linh và học tập trải nghiệm

Di tích Bạch Đằng Giang điểm sáng trong du lịch tâm linh và học tập trải nghiệm
Quảng trường Khu di tích Bạch Đằng Giang, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Kể từ khi hoàn thành đến nay, Di tích Bạch Đằng Giang trở thành khu du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc, điểm đến hấp dẫn đối với du khách thập phương cũng như các hoạt động dạy – học trải nghiệm của thầy và trò các trường trên địa bàn thành phố và các tỉnh trong cả nước.

Nét đặc sắc, hấp dẫn của di tích Bạch Đằng Giang không chỉ ở chỗ nơi đây từng diễn ra các trận đánh trong lịch sử, lưu giữ những hiện vật có thật - những chiếc cọc gỗ đầu bịt sắt, nơi thờ 3 vị anh hùng dân tộc gắn với 3 trận chiến thắng oai hùng trên sông Bạch Đằng (Đức vương Ngô Quyền với Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938; Hoàng đế Lê Đại Hành với Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai năm 981 và Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn với Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba năm 1288).

Sức hấp dẫn đối với du khách còn ở chỗ: Trái ngược với những hình ảnh phản cảm của một số di tích, lễ hội mà báo chí đã nêu (tình trạng cờ bạc trá hình, cảnh lộn xộn trong kinh doanh các dịch vụ...), thì tại nơi đây khách thăm quan và các em học sinh đến học tập trải nghiệm thực sự yên tâm bởi những quy định và việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Ban tổ chức Khu Di tích chứ không đơn thuần chỉ là những bảng, biểu ghi nội quy, quy định.
Di tích Bạch Đằng Giang điểm sáng trong du lịch tâm linh và học tập trải nghiệm
Mô hình bãi cọc trên sông Bạch Đằng

Theo quan sát của phóng viên, từ ngoài vào du khách đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ngay cổng vào, đội ngũ trông xe – bảo vệ với cung cách, thái độ phục vụ nhẹ nhàng, lịch sự, hướng dẫn tỉ mỉ chỗ để xe cho du khách. Cạnh khu gửi xe là Nhà đón tiếp rộng rãi, thoáng mát, có 2 màn máy chiếu cho du khách quan sát, có nước chè xanh, nước lọc miễn phí, hệ thống bàn ghế sang trọng, đầy đủ, khu vệ sinh sạch sẽ thơm tho.

Từ cổng vào đến hết khu di tích khoảng hơn 2km, nhưng tuyệt nhiên không có bất kỳ một hàng quán, trò chơi, các hình thức cờ bạc, mê tín nào, hai bên đường sạch sẽ không hề có rác bẩn, một không khí trang nghiêm đúng nghĩa của một lễ hội.

Di tích Bạch Đằng Giang điểm sáng trong du lịch tâm linh và học tập trải nghiệm


Di tích Bạch Đằng Giang điểm sáng trong du lịch tâm linh và học tập trải nghiệm
Buổi học ngoại khóa cho học sinh tại khu di tích
Chị Hằng (người Kiến An) cho biết: “Hàng năm gia đình tôi thường xuyên đi lễ, du xuân, nhưng chưa có nơi nào tôi thực sự thấy yên tâm, thanh tịnh đúng nghĩa như ở khu di tích Bạch Đằng Giang”

Anh Nam, một du khách ở Hà Nội cho biết: “Tôi đi rất nhiều lễ hội, nhưng tôi chưa thấy một nơi nào lại như nơi đây, tuyệt nhiên không thu phí gửi xe, phí thăm quan, không có hiện tượng bán hàng chèo kéo khách, không cờ bạc mê tín dị đoan”

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Mạnh Hà – Ban Quản lý khu di tích cho biết: “Chúng tôi có tôn chỉ là phục vụ bà con, du khách thập phương đến dâng hương tại đây với tôn chỉ ba không: Thứ nhất là không thương mại, không buôn bán hàng quán tại khu di tích; thứ hai là chúng tôi không thu bất kỳ một loại phí nào khi du khách vào thăm quan cũng như phí gửi xe; thứ ba là không rác thải, khu di tích luôn luôn được vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ”.

Du lịch học tập trải nghiệm
Di tích Bạch Đằng Giang điểm sáng trong du lịch tâm linh và học tập trải nghiệm
Không gian nhà khách tại khu di tích
Khu di tích Bạch Đằng Giang còn được biết đến là nơi học tập trải nghiệm lý tưởng đối với các em học sinh sinh viên các trường trên địa bàn Thành phố cũng như các tỉnh, thành trong cả nước. Tại đây các em được tái hiện lại các trận đánh trên sông Bạch Đằng, chiêm ngưỡng những chiếc cọc thật trong nhà trưng bày, mô hình bãi cọc trên sông Bạch Đằng, tượng đài 3 vị anh hùng dân tộc gắn với 3 chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Qua đó thấy được công lao to lớn của ông cha trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.

“Chúng em rất vui khi được nhà trường tổ chức cho đi học tập trải nghiệm tại Khu Di tích Bạch Đằng Giang. Tại đây chúng em được trực tiếp mô tả các trận đánh của các vị anh hùng dân tộc, được thắp hương tưởng nhớ họ, được quan sát bãi cọc, trên sông Bạch Đằng. Với em đây là một chuyến đi thực sự ý nghĩa” – em Vũ Thị Phương Oanh trường THCS Liên Am, Vĩnh Bảo cho biết.
Di tích Bạch Đằng Giang điểm sáng trong du lịch tâm linh và học tập trải nghiệm
Nhà đón tiếp khu di tích Bạch Đằng Giang
Chia sẻ với phóng viên, cô giáo Vũ Thị Miên cho biết: "Đây là lần thứ 2 tôi đưa học sinh đi trải nghiệm tại khu di tích. Khác với các địa danh, di tích khác, nơi đây thực sự là một khu du lịch tâm linh - lịch sử. Tuyệt nhiên không có các dịch vụ thu phí gửi xe, hàng quán và không có rác thải. Tại đây, các em học sinh thực sự được tái hiện lại các trận đánh hào hùng của cha ông mà các em đã được học trên sách vở. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho các em học sinh."

Trong bối cảnh không ít lễ hội, di tích hiện nay có hiện tượng biến thái, kinh doanh trục lợi, cờ bạc trá hình, “buôn thần bán thánh”, thì hình ảnh về một điểm du lịch tâm linh – học tập trải nghiệm ở Di tích Bạch Đằng Giang (Thủy Nguyên, Hải Phòng) đã, đang gây tiếng vang đáng được trân trọng và cần được nhân rộng, qua đó góp phần tô thắm thêm nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Độc đáo kiến trúc, tên gọi các cửa ra vào Kinh thành Huế
    Kinh thành Huế có 11 cửa thành đường bộ và 2 cửa đường thủy có kiến trúc, tên gọi độc đáo nhưng mỗi cửa mang một chức năng cùng những câu chuyện lịch sử khác nhau sau khi được xây dựng, phục hồi lại.
  • Hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024
    Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố.
  • Hà Nội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền hiệu quả về triển khai Đề án 06/Chính phủ năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Di tích Bạch Đằng Giang điểm sáng trong du lịch trải nghiệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO